Phương pháp lưu giữ tảo ở môi trường bán lỏng nhiệt độ 5÷60C trong tối

Một phần của tài liệu Phân lập, lưu giữ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của tảo Silic Navicula sp (Trang 47)

tới 2 tháng đối với tảo Silic [7], [10]. Tuy nhiên dựa vào hình 3.1 và số liệu ở Bảng 3.3, Bảng 3.4 ta thấy tảo lưu càng lâu thì khi đưa ra môi trường nuôi tảo không phát triển tốt do tảo phải làm quen lại với các yếu tố môi trường thay đổi. Tảo sau 8 tuần lưu thì chất lượng tảo đã không còn được tốt, màu sắc bên ngoài và nguyên sinh chất của tảo không rõ ràng.

3.2.2. Phương pháp lưu giữ tảo ở môi trường bán lỏng, nhiệt độ 5÷60C trong tối. tối.

Số liệu thí nghiệm được trình bày ở Hình 3.2, Bảng 3.5, Bảng 3.6

Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)(Vạn tb/ml). Các chữ

cái khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Khi tảo lưu giữ từ 2÷12 tuần MĐCĐ của tảo khi đưa ra nhân sinh khối không có sự sai khác nhiều và MĐCĐ của tảo đạt vào ngày thứ 7. Khi kiểm định thống kê thì cũng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về MĐCĐ của tảo ở các lô này. Tuy nhiên ở các lô thí nghiệm mà tảo sau khi được lưu trong thời gian 12 tuần đem ra nhân sinh khối thì sau khi đạt MĐCĐ, mật độ tảo giảm mạnh vào ngày hôm sau chỉ còn là 197,3±15,3 vạntb/ml so với mật độ các lô còn lại (lô tảo được lưu giữ từ 2÷10tuần) mật độ > 234,0±9,4 vạntb/ml.

MĐCĐ của tảo lưu giữ trong 14, 16 tuần đạt được chậm hơn 1 ngày so với các lô còn lại tức là đạt cực đại vào ngày thứ 8(các lô thí nghiệm còn lại MĐCĐ đạt được vào ngày thứ 7). Sau 16 tuần lưu giữ MĐCĐ của tảo đạt được là

285,0±17,9vạn tb/ml thấp hơn khá nhiều so với tất cả các lô còn lại MĐCĐ đạt được là > 311,2±9,5vạn tb/ml. Có sự sai khác khi kiểm định thống kê về MĐCĐ giữa hai lô có thời gian lưu giữ tảo dài nhất 14, 16 tuần lưu giữ. Đồng thời MĐCĐ

Thời gian lưu giữ Ngày 2 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần 10 tuần 12 tuần 14 tuần 16 tuần 1 31,3±3,1 35,7±3,3 37,2±2,4 27,3±1,1 30,5±3,8 27,3±2,7 34,1±0,9 22,1±3,1 2 70,2±5,5 64,3±11,1 59,7±11,9 49,6±2,5 55,7±5,7 60,6±9,8 71,2±12,2 50,5±11,2 3 104,2±7,2 111,5±7,3 107,8±19,4 117,1±13,8 95,4±11,4 111,8±11,6 98,5±5,3 98,2±12,1 4 190,7±11,3 178,8±12,2 163,3±15,5 133,3±23,0 145,1±12,5 160,1±12,7 156,9±12,9 143,8±15,3 5 277,5±16,4 280,5±21,2 265,7±33,7 275,4±22,1 267,3±23,6 250,7±23,9 220,7±22,8 170,4±12,6 6 300,5±26,4 293,5±11,7 298,8±11,8 288,5±18,3 289,4±20,1 256,4±24,8 255,1±21,1 179,8±24,6 7 327,8±15,0a 319,5±17,8a 326,7±22,3a 321,8±12,4a 324,8±15,7a 320,7±30,4a 270,9±23,8 238,0±30,0 8 271,2±12,1 262,2±13,4 234,0±9,4 236,8±22,6 236,4±10,2 197,3±15,3 311,2±9,5b 285,1±17,9c 9 187,0±11,3 151,7±11,4 144,2±13,4 134,8±9,5 186,1±12,1 132,2±12,5 121,5±12,1 112,2±12,1 10 105,3±11,2 117,8±24,0 123,0±15,6 113,9±12,4 98,9±11,0 86,9±10,6 78,7±6,3 89,0±7,0

Bảng 3.5: Sự phát triển của tảo Navicula sp. sau khi lưu giữ trong các khoảng thời

của tảo giữa hai lô (lô 14, 16 tuần lưu giữ) cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với tất cả các lô còn lại (lô lưu giữ tảo trong 2, 4, 6, 8, 10, 12 tuần). Thêm vào đó so sánh mật độ lô tảo được lưu giữ trong 16 tuần trong suốt quá trình phát triển cho đến lúc đạt MĐCĐ thì mật độ tảo ở lô này luôn thấp hơn khá nhiều so với các lô còn lại.

Tốc độ tăng trưởng của tảo cao nhất vào ngày đầu tiên dao động từ µ =0,99÷1,25 đối với tất cả các lô thí nghiệm trừ lô tảo được lưu giữ trong 16 tuần tốc độ tăng trưởng cao nhất vào ngày thứ 2 là µ = 0,82 . Vào ngày tảo đạt được mật độ cực đại (ngày thứ 7 đối với các lô 2, 4, 6, 8, 10, 12 tuần lưu giữ, vào ngày thứ 8 của hai lô còn lại).

Hình 3.2: Mật độ tế bào tảo Navicula sp sau các tuần lưu giữ khác nhau Ngày 2 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần 10 tuần 12 tuần 14 tuần 16 tuần 1 1,13 1,25 1,31 0,99 1,10 0,99 1,22 0,79 2 0,81 0,60 0,47 0,60 0,61 0,80 0,74 0,82 3 0,40 0,55 0,60 0,68 0,55 0,62 0,32 0,67 4 0,60 0,47 0,42 0,32 0,42 0,37 0,46 0,38 5 0,38 0,45 0,49 0,61 0,61 0,45 0,34 0,17 6 0,08 0,05 0,12 0,16 0,08 0,02 0,15 0,05 7 0,09 0,09 0,09 0,09 0,11 0,22 0,20 0,28 8 -0,19 -0,20 -0,33 -0,84 -0,32 -0,49 -0,80 0,18 9 -0,37 -0,55 -0,49 -0,09 -0,24 -0,40 -1,38 -0,93 10 -0,58 -0,26 -0,16 -0,19 -0,64 -0,43 0,29 -0,23

Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng của tảo Navicula sp. sau khi lưu giữ trong các khoảng thời gian khác nhau

Đồ thị cho thấy trong quá trình bố trí thí nghiệm thì đường cong sinh trưởng của quần thể tảo không có sự khác biệt nhiều khi tảo được lưu giữ trong thời gian từ 2÷10 tuần. Mật độ tảo lưu giữ trong thời gian 16 tuần vào ngày thứ 5÷10 thấp hơn nhiều so với các lô còn lại. Thời gian đạt cực đại ở hai lô có thời gian lưu giữ tảo dài nhất chậm hơn so với các lô còn lại. Thêm vào đó sau khi tảo đạt MĐCĐ ở lô 14,16,18 tuần lưu giữ tảo thì mật độ tảo lại giảm rất mạnh.

Qua kết quả được trình bày ở hai phương pháp lưu giữ tảo trong môi trường lỏng và môi trường bán lỏng thấy rằng tảo lưu giữ trong môi trường bán lỏng ở nhiệt độ thấp phát triển tốt hơn so với tảo được lưu trong môi trường lỏng. MĐCĐ của tảo giữa các lô tảo được lưu giữ trong môi trường bán lỏng cao hơn MĐCĐ của tảo ở các lô lưu giữ trong môi trường lỏng. Thời gian lưu giữ tảo trong môi trường bán lỏng cũng dài hơn nhiều so với thời gian lưu giữ tảo trong môi trường lỏng. Khi lưu giữ tảo trong môi trường lỏng qua 6÷8 tuần lưu giữ đã thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về MĐCĐ của tảo, nhưng khi lưu giữ tảo trong môi trường bán lỏng thời gian để có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về MĐCĐ của tảo là sau 12÷14 tuần lưu giữ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và mục đích sử dụng mà ta lựa chọn phương pháp lưu giữ tảo cho phù hợp vì khi lưu giữ tảo trong môi trường bán lỏng sẽ tốn kém hơn nhiều so với lưu giữ tảo trong môi trường lỏng.

3.3. Thí nghiệm chọn môi trường dinh dưỡng phù hợp cho tảo Navicula sp.

Bốn môi trường dinh dưỡng được chọn để nuôi thử nghiệm tảo Navicula sp. gồm: môi trường TT3 (đang được sử dụng tại Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III); môi trường F2 (Guillard, 1975); môi trường TMRL Enrichment (Liao & Huang) và môi trường Walne (đang được sử dụng tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III) ngày nay các môi trường này là được nuôi phổ biến nhất ở hầu hết các nước. Thí nghiệm được bố trí trong phòng lạnh nhiệt độ phòng là 250C; cường độ ánh sáng 3500lux; độ mặn 25ppt; mật độ ban đầu 10vạntb/ml.Kết quả thu được được trình bày ở Hình 3.3; Bảng 3.7; Bảng 3.

Ghi chú: số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)(Vạn tb/ml). Các chữ cái viết kèm minh họa bên trên khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Thời gian đạt MĐCĐ của quần thể tảo Navicula sp. ở cả 4 môi trường là như

nhau vào ngày thứ 7 của chu kỳ phát triển (môi trường TT3: 352,8±38,4vạn tb/ml; môi trường F2: 440,5±15,8vạn tb/ml; môi trường Walne: 277,3±15,8vạn tb/ml; môi trường TMRL: 244,5±21,9 vạn tb/ml). MĐCĐ của tảo ở môi trường F2 cao hơn so với môi trường TT3 và đặc biệt là cao vượt trội hơn mật độ tảo ở hai môi trường TMRL và Walne. Mặc dù thời gian đầu của chu kỳ phát triển từ ngày 1÷4 cả bốn môi trường tảo phát triển tương đối giống nhau. Tuy nhiên, ngày thứ 5÷6 môi trường TT3 và môi trường F2 mật độ tảo tương đương nhau và cao hơn khá nhiều hai môi trường còn lại. Ngày thứ 7 thì MĐCĐ của tảo ở môi trường F2 lại cao hơn cả môi trường TT3. Theo kết quả thống kê MĐCĐ của tảo ở lô F2 cao hơn và khác nhau có ý nghĩa so với 3 môi trường còn lại. Môi trường TT3, TMRL, Walne MĐCĐ của tảo Navicula sp. khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Môi trường TT3 và TM không bổ sung thêm vi lượng nhưng MĐCĐ của tảo ở môi trường TT3 lại tốt hơn so với môi trường TM. Mặc dù trong môi trường TT3 có bổ sung thêm ure, và acid citrit nhưng chưa thể đưa ra kết luận gì về tác dụng của hai chất này trong việc làm tăng MĐCĐ của tảo Navicula sp. vì sự khác nhau về

sự phát triển của tảo Navicula sp. Các loại môi trường dinh dưỡng

TT3 F2 W TM Ngày Mật độ±SD Mật độ±SD Mật độ±SD Mật độ±SD 1 70,3±6,6 47,7±1,9 41,5±4,2 30,4±4,0 2 118,5±1,2 120,3±7,1 80,0±0,9 69,1±11,8 3 144,2±11,1 188,2±22,9 114,5±18,9 108,5±3,8 4 162,3±38,2 199,2±36,5 133,2±24,0 123,0±15,8 5 261,0±4,7 218,0±25,0 161,2±24,5 134,7±26,4 6 305,0±15,1 351,2±10,6 223,.8±4,5 195,2±27,6 7 352,8±38,4a 440,5±15,8b 277,3±15,8a 244,5±21,9a 8 232,8±26,6 302,8±22,9 187,4±18,9 171,0±23,3 9 212,5±11,5 200,5±26,2 141,5±18,4 122,7±17,0 10 76,2±19,1 122,7±11,8 72,6±16,5 69,0±4,2

MĐCĐ của tảo ở hai môi trường TM và TT3 là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Trong môi trường F2 và Walne có bổ sung thêm vi lượng, vitamine… nhưng mật độ tảo ở môi trường F2 lại cao hơn nhiều so với môi trường Walne. Như vậy vi lượng trong trong môi trường F2 thích hợp hơn cho sự phát triển của tảo Navicula sp. so với môi trường Walne vì theo kiểm định thống kê về MĐCĐ của tảo thì sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Nghiên cứu này cũng trùng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương (2001) và Tôn Nữ Mỹ Nga (2006) đối với hai loài tảo silic C. calcitrans và C. gracilis: môi

trường TT3 và môi trường F2 là thích hợp với tảo silic.

Quần thể tảo Navicula sp. được nuôi trong cả 4 môi trường đều có tốc độ tăng trưởng theo ngày cao nhất vào ngày đầu tiên. Tốc độ tăng trưởng của tảo ở môi trường TT3, F2 có nhỉnh hơn so với hai môi trường còn lại ở ngày đầu tiên, tốc độ tăng trưởng của tảo vào ngày đầu tiên thấp nhất là môi trường TM µ = 1,13 so với các môi trường còn lại TT3 là µ = 1,95; F2 là µ = 1,56; W là µ = 1,39. Tốc độ tăng trưởng của tảo ở môi trường Walne ở ngày đại MĐCĐ thấp hơn nhiều so với 3 môi trường còn lại. Tốc độ tăng trưởng của môi trường TT3 trong quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng: µ = 0,15÷1,95 và F2: µ = 0,23÷1,56 gần nhau tương đương

Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng của tảo Navicula sp. ở những môi trường dinh dưỡng khác nhau.

Ngày TT3 F2 TM W 1 1,95 1,56 1,13 1,39 2 0,52 0,93 0,93 0,90 3 0,20 0,45 0,55 0,46 4 0,12 0,06 0,05 0,03 5 0,47 0,09 0,51 0,23 6 0,16 0,48 0,03 0,54 7 0,15 0,23 0,28 0,01 8 -0,42 -0,37 -0,59 -0,95 9 -0,09 -0,41 -0,25 -0,45 10 -1,03 -0,49 -1,16 -0,47

nhau và cao hơn so với hai môi trường còn lại là TM: µ = 0,03÷1,13 và Walne: µ = 0,01÷1,39.

Hình vẽ cho thấy tảo Navicula sp. đều phát triển được trong 4 loại môi trường này. Ngày đầu tiên tảo phát triển mạnh ở môi trường TT3, sang ngày thứ hai thì không thấy sự khác biệt nhiều giữa môi trường TT3 và F2. Tuy nhiên từ ngày phát triển thứ 5 cho đến lúc đạt tảo MĐCĐ thì ở môi trường F2 đường cong sinh trưởng tăng mạnh và vượt trội hơn tất cả các môi trường còn lại. Môi trường TM, và Walne tảo phát triển kém hơn so với hai môi trường còn lại, sau khi tảo đạt cực đại thì môi trường Walne tàn lụi nhanh nhất so với các môi trường còn lại.

Từ hình 3.3, Bảng 3.7, Bảng 3.8 thấy được hai môi trường dinh dưỡng thích hợp để nuôi tảo Navicula sp. là F2 và TT3. Nhưng MĐCĐ của tảo ở môi trường F2 lớn hơn so với môi trường TT3 và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) vì vậy ở đây tôi chọn môi trường F2 để bố trí các thí nghiệm tiếp theo. Tuy nhiên, môi trường F2 khá phức tạp và tốn kém hơn so với môi trường TT3 vì vậy tùy từng điều kiện kinh tế và mục đích khác nhau mà ta chọn môi trường nào để nuôi tảo có hiệu quả nhất.

3.4. Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của tảo Navicula sp.

Độ mặn là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tảo, nó cũng là một yếu tố giới hạn phân bố trong tự nhiên

theo vùng nước hoặc theo mùa. Navicula sp. là giống tảo sống trong môi trường nước mặn vì vậy thí nghiệm được tiến hành ở các độ mặn khác nhau: 15ppt, 20ppt, 25ppt, 30ppt, 35ppt. Mật độ ban đầu: 10vạn tb/ml; Môi trường: F2; Cường độ ánh sáng: 3500lux; nhiệt độ: 250C. Kết quả thu được được trình bày ở Hình 3.4, Bảng: 3.9, Bảng: 3.10

Ghi chú: số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)(Vạn tb/ml). Các chữ cái viết kèm minh họa bên trên khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Ngày đầu tiên của quá trình thí nghiệm tảo phát triển khá tốt ở độ mặn 25ppt đạt

66,0±2,8 vạntb/ml và thấp nhất ở độ mặn 15ppt là 24,2±1,6 vạntb/ml. Ở độ mặn 20ppt tảo đạt cực đại vào ngày thứ 7 sớm hơn các độ mặn khác đạt cực đại vào ngày thứ 8. MĐCĐ của tảo ở 4 lô: 20ppt (401,3±29,7vạn tb/ml); 25ppt (426,5±7,8vạn tb/ml); 30ppt (410,0±15,1vạn tb/ml); 35ppt (397,2±2,6vạn tb/ml); cao hơn nhiều sao với MĐCĐ của tảo ở lô 15ppt là 358,0±44,8vạn tb/ml. Sự tàn lụi của tảo ở các lô từ 20ppt, 25ppt, 30ppt chậm hơn so với hai lô 35ppt và 15ppt.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến sự phát triển của tảo Navicula sp. Các độ mặn khác nhau 15ppt 20ppt 25ppt 30ppt 35ppt Ngày Mật độ±SD Mật độ±SD Mật độ±SD Mật độ±SD Mật độ±SD 1 24,2±1,6 36,7±0,5 66,0±2,8 35,2±3,1 27,8±0,2 2 70,3±8,0 101,8±14,8 98,8±3,5 53,5±7,3 89,2±9,7 3 94,0±25,0 119,3±16,0 119,8±41,7 119,3±13,7 115,5±12,5 4 117,0±46,2 126,3±3,8 123,2±0,7 255,3±15,6 127,2±6,8 5 264,7±7,1 272,8±49,3 236,0±10,4 263,2±25,2 143,2±17,7 6 292,8±24,3 305,8±17,7 319,0±16,0 356,8±15,3 229,8±18,1 7 301,5±16,7 401,3±29,7ab 386,5±3,1 390,8±22,9 386,3±14,1 8 358,0±44,8a 394,0±51,9 426,5±7,8b 410,0±15,1b 397,2±2,6b 9 322,2±18,1 356,8±52,6 389,8±17,7 337,8±21,0 264,2±47,4 10 203,3±8,0 313,3±39,6 302,7±44,3 272,0±39,6 194,3±41,0 11 184,7±3,8 267,5±29,5 291,2±36,1 210,7±33,5 145,3±33,5

Hình 3.4: Sự phát triển của tảo Navicula sp. ở các độ mặn khác nhau

Theo phân tích thông kê thì không có sự khác nhau về MĐCĐ của tảo ở 3 lô 25ppt; 30ppt; 35ppt (P > 0,05). Tuy nhiên, phân tích thống kê về MĐCĐ của tảo ở lô 20ppt khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với lô 15ppt và 25ppt, nhưng giữa hai lô 15ppt và 25ppt thì MĐCĐ của tảo có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Theo như kết quả trên cho thấy tảo Navicula sp. ưa độ mặn từ 20÷35ppt, nhưng cực thuận ở độ mặn 25ppt÷30ppt.

Tốc độ tăng trưởng theo ngày của tảo ở các lô thí nghiệm cũng khác nhau. Tương tự như mật độ thì tốc độ tăng trưởng theo ngày của tảo ở lô 25ppt dao động trong khoảng: µ = 0,1÷1,89 cao hơn nhiều so với lô 15ppt là: µ = 0,03÷1,07. Tốc độ tăng trưởng của các lô còn lại tương đương nhau. Vì ở lô 20ppt MĐCĐ của tảo đạt sớm nhất (hơn 1 ngày so với các lô còn lại) ứng với tốc độ tăng trưởng theo ngày âm vào ngày thứ 8 so với các lô còn lại là ngày thứ 9. Sau khi tảo đạt cực đại thì tốc độ tăng trưởng của lô 35ppt giảm mạnh hơn nhiều so với các lô còn lại.

Bảng 3.10: Tốc độ tăng trưởng của tảo Navicula sp. ở các độ mặn khác nhau

Ngày 15ppt 20ppt 25ppt 30ppt 35ppt 1 0,88 1,30 1,89 1,26 1,02 2 1,07 1,02 0,40 0,42 1,16 3 0,29 0,16 0,19 0,80 0,26 4 0,22 0,06 0,03 0,76 0,10 5 0,82 0,77 0,65 0,03 0,12 6 0,10 0,11 0,30 0,30 0,47 7 0,03 0,27 0,19 0,09 0,52 8 0,17 -0,02 0,10 0,05 0,03 9 -0,11 -0,10 -0,09 -0,19 -0,41 10 -0,46 -0,13 -0,25 -0,22 -0,31 11 -0,10 -0,16 -0,04 -0,26 -0,29

Tảo Navicula sp. phát triển được ở độ mặn dao động từ 15÷35ppt. Chứng tỏ rằng loài tảo này có khả năng chịu đựng được dao động của độ mặn khá cao. Tuy

Một phần của tài liệu Phân lập, lưu giữ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của tảo Silic Navicula sp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)