1.2.9.1/ Nghiên cứu trong nước.
Nhƣ đã nói, vì măng tây không phải là loại rau truyền thống nên ít đƣợc quan tâm hay khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, măng tây đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến các giá trị dinh dƣỡng và sinh học của nó, đặc biệt là hoạt tính chống oxy hóa, trong đó có
chuỗi đề tài nghiên cứu về măng tây của tiến sĩ Vũ Ngọc Bội tại trƣờng Đại học Nha Trang và sự ra đời sản phẩm trà túi lọc măng tây, và hiện nay vẫn đang tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu.
1.2.9.2/ Nghiên cứu ngoài nước.
Vì măng tây có nguồn gốc ở nƣớc ngoài và là loại rau phổ biến nên từ lâu măng tây đã đƣợc nghiên cứu nhiều và rõ ràng.
Về măng tây
Theo Arash Khorasani và cộng sự đã nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn của dịch chiết ethanolic từ măng tây và phát hiện ra rằng dịch chiết ethanolic có khả năng hoạt tính kháng lại Bacillus cereus [8]. Hoạt tính chống oxy hóa của methanol, acetone và chiết xuất nƣớc măng tây đã đƣợc xác định bởi Sun và cộng sự đã cho thấy chiết xuất acetone cho thấy khả năng chống oxy hóa cao nhất, trong khi chiết xuất nƣớc măng tây có hoạt tính thấp nhất [8].
Nghiên cứu kết quả so sánh hoạt tính chống oxy hóa măng tây và súp lơ xanh thì hoạt tính chống oxy hóa của măng tây cao hơn nhiều so với súp lơ xanh [29]. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết acetone và ethanol của măng tây cao hơn nhiều so với dịch chiết nƣớc măng tây. Nghiên cứu còn cho thấy không có sự
Hình 1.6:Thực phẩm chức năng
chiết xuất từ măng tây,
khác nhau đáng kể giữa hàm lƣợng phenolic tổng giữa hai loại rau này, tuy nhiên về hàm lƣợng flavonoid thì măng tây lại cao hơn súp lơ xanh.
Gốc măng tây
Theo Long Chen và cộng sự, dịch chiết từ thân già măng tây có tác dụng hiệu quả nhƣ một loại thuốc an thần đƣợc thí nghiệm trên chuột. Theo kết quả nghiên cứu dịch chiết phần thân già của măng tây giàu saponin (17,8%), axit aspatic (chiếm 1/3 tổng số axit amin, và axit butyric gamma-amino (1,0%). Aspartic acid là một acid amin tham gia vào sản xuất hormone và hệ thần kinh chức năng. Cụ thể, acid aspartic góp phần chống mệt mỏi và các triệu chứng liên quan đến tình trạng thiếu khả năng chịu đựng. Bộ não chuyển đổi glutamine thành axit glutamic và làm tăng lƣợng acid gamma-aminobutyric (GABA), điều này cần thiết để duy trì chức năng của bộ não và hoạt động tinh thần. Kết quả này cho thấy thành phần GABA tự nhiên có trong dịch chiết phần thân măng tây cũng tham gia quan trọng trong việc làm giảm căng thẳng và làm giảm sự lo âu [10].
Nelson Loyola và cộng sự đã ứng dụng phần thân còn lại của măng tây sau khi đã thu lấy ngọn để sản xuất ra nghiên cứu sản phẩm măng tây muối chua [20].