Phƣơng pháp đánh giá cảm quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nước uống tăng cường sức khỏe, chống oxi hóa và lão hóa từ măng tây (Trang 33)

Phƣơng pháp cho điểm theo TCVN 3215 - 79 đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng sản phẩm. Tiêu chuẩn sử dụng hệ 20 điểm xây dựng trên một thang điểm thống nhất có 6 bậc từ 0÷5 và điểm 5 là cao nhất cho một sản phẩm.

Bảng 2.2: Sáu bậc đánh giá và nội dung mô tả tƣơng ứng. Bậc đánh giá Điểm chƣa có trọng lƣợng Cơ sở đánh giá 1 5

Trong chỉ tiêu đang xét, sản phẩm có tính tốt đặc trƣng và rõ rệt cho chỉ tiêu đó, sản phẩm không có sai lỗi và khuyết tật nào.

2 4 Sản phẩm có khuyết tật nhỏ hoặc sai lỗi nhỏ hoặc cả hai nhƣng không làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm đó

3 3

Sản phẩm có khuyết tật hoặc sai lỗi hoặc cả hai. Số lƣợng và mức độ của khuyết tật, sai lỗi đó làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm, nhƣng sản phẩm vẫn đạt theo tiêu chuẩn.

4 2

Sản phẩm có khuyết tật hoặc sai lỗi hoặc cả hai. Số lƣợng và mức độ của khuyết tật, sai lỗi làm cho sản phẩm không đạt mức chất lƣợng quy định trong tiêu chuẩn, nhƣng còn khả năng bán đƣợc.

5 1

Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ trầm trọng không đạt mục đích sử dụng chính của sản phẩm đó. Song sản phẩm vẫn chƣa bị coi là hỏng. Sản phẩm đó không thể bán đƣợc, nhƣng sau khi tái chế thích hợp vẫn có thể sử dụng đƣợc.

6 0

Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ rất trầm trọng, sản phẩm bị coi là «hỏng» và không sử dụng đƣợc nữa.

 Cách xác định hệ số quan trọng cho sản phẩm:

Qua phân tích thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, ta thấy rằng đối với các loại đồ uống giải khát đóng chai thủy tinh thì vị là yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng. Vị hấp dẫn để lại một cảm giác thú vị, mát sau khi uống. Tiếp theo đó là màu sắc ƣa nhìn lại đƣợc đựng trong chai thủy tinh trong suốt, trạng thái trong suốt cũng hấp dẫn khách hàng hơn cả. Cuối cùng là mùi thơm dễ chịu, lôi cuốn sẽ là các chỉ tiêu đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá và chấp nhận. Từ đó ta có thể đƣa ra hệ số quan trọng cho các chỉ tiêu mùi, vị, màu sắc, trạng thái cho sản phẩm nhƣ sau:

Bảng 2.3: Bảng hệ số quan trọng của các chỉ tiêu.

Chỉ tiêu Hệ số quan trọng

Vị 1,2

Màu sắc 0,8

Trạng thái 1

Mùi 1

 Cách tiến hành đánh giá cảm quan cho sản phẩm.

Màu sắc: đổ ra cốc thủy tinh đặt đối diện với nguồn sáng, quan sát dƣới ánh sáng. Ghi nhận và cho điểm.

Mùi: mẫu sau khi rót từ 5÷10 phút mới xác định mùi, đƣợc tiến hành ở nơi thoáng mát, đảm bảo không có mùi lạ. Ghi nhận và cho điểm.

Vị: yêu cầu trƣớc khi dùng 2 giờ không đƣợc dùng chất kích thích, uống từng ngụm nhỏ để cảm nhận vị của sản phẩm. Ghi nhận và cho điểm.

Trạng thái: đặt cốc mẫu giữa nguồn sáng và mắt quan sát độ trong, độ đồng nhất, độ đục, cặn lơ lững của sản phẩm. Ghi nhận và cho điểm.

Theo TCVN 3215-79, tùy theo từng sản phẩm cho phép dùng các danh hiệu chất lƣợng sau để phân loại chất lƣợng.

Bảng 2.4: Bảng phân cấp chất lƣợng sản phẩm.

Danh hiệu chất lƣợng Điểm chung Yêu cầu về điểm trung bình chƣa trọng lƣợng đối với các chỉ tiêu Loại tốt 18,6 – 20,0 Các chỉ tiêu quan trọng nhất lớn

hơn hoặc bằng 4,8

Loại khá 15,2 – 18,5 Các chỉ tiêu quan trọng nhất lớn hơn hoặc bằng 3,8

Loại trung bình 11,2 – 15,1 Mỗi chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 2,8 Loại kém – (không đạt mức chất

lƣợng quy định trong tiêu chuẩn nhƣng còn khả năng bán đƣợc)

7,2 – 11,1 Mỗi chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 1,8

Loại rất kém – (không có khả năng bán đƣợc nhƣng sau khi tái chế thích hợp còn sử dụng đƣợc)

4,0 – 7,1 Mỗi chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 1,0

Loại hỏng – (không còn sử dụng

đƣợc) 0 – 3,9 -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nước uống tăng cường sức khỏe, chống oxi hóa và lão hóa từ măng tây (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)