Thực hiện chuẩn quy trình tắn dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 56)

C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trắch lập dự phòng cụ thể

2. Giải pháp hạn chế rủi ro tắn dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thanh Xuân

2.2. Thực hiện chuẩn quy trình tắn dụng

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tắn dụng, mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chuẩn quy trình tắn dụng và các cán bộ tắn dụng phải nắm vững và thực hiện theo các chuẩn quy trình tắn dụng này nhằm hạn chế các rủi ro tắn dụng. Sau đây là những điểm cần chú ý khi thực hiện một quy trình tắn dụng :

- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tắn dụng phải thẩm định các yếu tố cần và đủ của khách hàng. Theo Điều 7 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Quy chế cho vay của Tổ chức tắn dụng đối với khách hàng, khách hàng phải đảm bảo đủ 5 điều kiện về tư cách pháp nhân, mục đắch vay vốn, khả năng trả nợ, có dự án khả thi và thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay thì ngân hàng mới được phép cho khách hàng đó vay vốn. Đặc biệt, cán bộ tắn dụng cũng phải hết sức chú ý đến bộ hồ sơ pháp lý của khách hàng để tránh những rủi ro đạo đức xảy ra trong những trường hợp doanh nghiệp ma hay ban quản lý doanh nghiệp cố tình mượn danh nghĩa cổ phần để vay vốn mà chưa có sự biểu quyết của cổ đông vì những mục đắch cá nhân.

- Kiểm tra trong khi cho vay: Điều này nhằm đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng nhu cầu vay của khách hàng. Việc kiểm tra phải tiến hành dựa trên các báo cáo tài chắnh, các hợp đồng kinh tếẦ

- Sau khi giải ngân, cán bộ tắn dụng phải thường xuyên kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đắch đã nêu trong hồ sơ vay vốn không.Có kế hoạch kiểm tra, khảo sát khách hàng vay vốn để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo đó, đối với khách hàng là cá nhân, cán bộ tắn dụng đi thực tế để

kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay sau mỗi 15-20 ngày (nhất là đối với khoản vay mà tài sản đảm bảo nợ vay là hàng hóa). Trường hợp khách hàng doanh nghiệp, tùy theo phương thức và hình thức vay vốn mà ngân hàng có biện pháp kiểm tra cụ thể (căn cứ theo hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế của khách hàng, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo lãnh, cam kết thanh toán,Ầ) nhằm phát hiện kịp thời hành vi gian lận, thiếu minh bạch của khách hàng vay vốn để có biện pháp xử lý nợ hiệu quả, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn.

Chi nhánh có thể giám sát khách hàng vay vốn bằng các hình thức như sau: - Kiểm tra tình hình vay vốn và quá trình trả nợ vay của khách hàng tại các tổ chức tắn dụng khác, thông tin từ bạn hàng cũng như khách hàng của doanh nghiệp...

- Cán bộ tắn dụng tiến hành kiểm tra định kỳ dựa trên các báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo.

- Theo dõi sát sao những biến động xảy ra trong ngành mà doanh nghiệp vay vốn đang hoạt động.

Bên cạnh việc phổ biến và đào tạo cho nhân viên, cán bộ trong chi nhánh về việc thực hiện chuẩn quy trình tắn dụng, chi nhánh cũng cần chú ý đến công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tắn dụng. Trong đó, chú trọng công tác kiểm tra chấp hành quy trình nghiệp vụ, các quy định của Ngân hàng Nhà nước nói chung và của Ngân hàng TMCP Kỹ thương nói riêng. Phát huy vai trò của Tổ hậu kiểm, đảm bảo trong các khâu và mọi nghiệp vụ phát sinh đều được kiểm tra kiểm toán trước, trong và sau khi thực hiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w