Phân loại nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 40)

2. Thực trạng rủi ro tắn dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thanh Xuân

2.2.1. Phân loại nợ

Việc định lượng rủi ro tắn dụng trong các khoản cho vay và tạm ứng cho khách hàng và các tổ chức tắn dụng khác được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 8/207/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân Hàng nhà nước Việt Nam. Các quyết định này được áp dụng phi hồi tố vì các quyết định này được hiểu là các hướng dẫn nhằm giúp ngân hàng ước tắnh tốt hơn về rủi ro tắn dụng của mình. Cụ thể như sau

+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tắn dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại .

+ Nhóm 2 : Nợ cần chú ý - bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu

+ Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn - bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm 2.

- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tắn dụng

+Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ - bao gồm

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tắn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại lần hai.

+ Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn - bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại lần hai mà quá hạn tắnh theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại lần thứ 3 trở lên - Các khoản nợ khoanh chờ Chắnh phủ xử lý.

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với Ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Khi ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn không phải với vai trò là ngân hàng đầu mối, Ngân hàng thực hiện phân loại cá khoản nợ ( bao gồm cả khoản vay hợp vốn ) của khách hàng đo vào nhóm rủi ro cao hơn giữa đánh giá của ngân hàng đầu mối và đánh giá của ngân hàng

Ngân hàng có thể tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra các trường hợp sau :

+ Khi có những diễn biến bất lợi từ các tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh

+ Các chỉ tiêu tài chắnh của khách hàng không được đảm bảo

+ Khách hàng không cung cấp cho ngân hàng các thông tin tài chắnh kịp thời, đầy đủ và chắnh xác để ngân hàng có thể đánh giá khả năng hoàn vốn của khách hàng.

Bảng 6: Dư nợ từng chia theo từng nhóm của Techcombank Thanh Xuân Đơn vị : triệu đồng Năm Nhóm 2009 2010 2011 Nhóm 1 334.982 440.804 483.166 Nhóm 2 56.550 57.838 56.107 Nhóm 3 9.767 8.240 13.060 Nhóm 4 144,6 842 1.359 Nhóm 5 1.906 576 829 Tổng cộng 403.350 508.301 554.522

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trắch lập DPRR 2009-2011)

Nhìn vào bảng số liệu thì ta có thể thấy :

+ Nợ nhóm 1- nhóm đủ tiêu chuẩn tăng đáng kể qua các năm : năm 2009 là 334.982 triệu đồng nhưng đã tăng mạnh và đạt 440.804 năm 2010 ( tăng 105.822 triệu đồng, tương đương tăng 31,5% so với năm 2009). Tuy nhiên sang năm 2011 đã chững lại và đạt 483.166 triệu đồng. Điều này sở dĩ là do cuộc khủng hoảng kinh tế và ngân hàng năm 2011 đã làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng gặp khó khăn.

+ Nợ nhóm 2, nhóm 3 : tương đối ổn định qua 3 năm 2009-2011

+ Nợ nhóm 4 : tăng mạnh, năm 2010 đạt 842 triệu đồng gần bằng 6 lần so với năm 2009 ( 144,6 triệu đồng). Năm 2011 vẫn tiếp tục tăng lên 517 triệu đạt 1.359 triệu đồng. Điều này cho thấy tắn dụng tiềm ẩn rủi ro đang tăng mạnh và cần có những biện pháp để thu hồi.

+ Nợ nhóm 5 : Trong khi nhóm nợ nghi ngờ- nhóm 4 tăng mạnh thì nợ nhóm có nguy cơ mất vốn lại giảm đáng kể. Từ 1.906 triệu đồng năm 2009 giảm xuống 56 triệu năm 2010 và tăng nhẹ lên 829 triệu năm 2011.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w