Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 61)

C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trắch lập dự phòng cụ thể

2. Giải pháp hạn chế rủi ro tắn dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thanh Xuân

2.9. Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing ngân hàng

Hoạt động Marketing là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh, trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường và góp phần tạo vị thế cạnh tranh cho ngân hàng. Hoạt động maketing phát triển tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động huy động vốn, hoạt động tắn dụng và các dịch vụ của ngân hàng phát triển. Để nâng cao chất lượng tắn dụng và hạn chế một cách tốt nhất rủi ro tắn dụng thì phát triển hoạt động Maketing là hành động cần thiết. Do đó, trong thời gian tới chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Marketing:

Chi nhánh cần chú trọng nhiều hơn đến chất lượng hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng, nâng cao uy tắn của ngân hàng trong mắt khách hàng, đảm bảo các khách hàng luôn cảm thấy hài lòng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn vì chất lượng phục vụ. Điều này, phụ thuộc trước hết vào tác phong cách làm việc và văn hóa giao dịch của đội ngũ cán bộ tại chi nhánh. Chi nhánh cần chủ động đề ra những văn hóa riêng cho đội ngũ nhân viên của mình, xây dựng văn hóa kinh doanh như: luôn niềm nở, thân thiện khi tiếp đón khách hàng, tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng phải tận tình, chu đáo...

- Chủ động tìm đến với khách hàng: Trong điều kiện cạnh tranh, không thể chỉ thụ động chờ khách hàng tìm tới ngân hàng mà ngược lại, việc chủ động tìm đến với khách hàng mới được coi là vấn đề trọng tâm. Khi chủ động tìm đến khách hàng để chào mời khách hàng vay vốn thì ngân hàng cần phải có được những thông tin trước, hay nói cách khác, ngân hàng đã chủ động thẩm định trước về khách hàng để lựa chọn. Điều đó sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro của việc chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp, các thông tin này thường được điều chỉnh theo hướng có lợi cho khách hàng. Việc chủ động tìm đến với khách hàng một mặt giúp chi nhánh có thể mở rộng tắn dụng, đồng thời nâng cao được chất lượng các khoản vay.

- Thực hiện chắnh sách giá cả hợp lý: Chi nhánh nên tiến hành phân loại khách hàng, từ đó đưa ra chắnh sách hợp lý cho từng đối tượng. Đối với những khách hàng truyền thống, khách hàng uy tắn chi nhánh nên có chắnh sách lãi suất ưu tiên, nên áp dụng với mức lãi cho vay thấp hơn các nhóm khách hàng khác, điều này hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của ngành nghề kinh doanh (thương mại dịch vụ, vận tải thủy, sản xuất, xây lắp,Ầ) mà chi nhánh có thể áp dụng các mức lãi suất phù hợp.

- Phân tắch đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn: Chi nhánh cần nghiên cứu kĩ lưỡng để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh có hiệu quả cho mình. Hơn nữa, Chi nhánh cần có các biện pháp phát triển hoạt động tài trợ ngoại thương, thanh toán quốc tế nhằm đa dạng hóa hoạt động, hỗ trợ cho khách hàng, giữ chân những khách hàng lớn và tạo uy tắn với các khách hàng truyền thống.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w