5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế với hình thức sản xuất
phù hợp với điều kiện và trình độ của người dân nông thôn. Đưa khoa học công nghệ áp dụng vào nông thôn
Tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, HTX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Chú trọng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của dân cƣ nông thôn, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn.
Đẩy mạnh chỉ đạo sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản
Cần có chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp tìm đến với nông dân chứ không để nông dân đi tìm doanh nghiệp nhƣ hiện nay nhƣ vậy mới thực hiện đƣợc các chính sách tín dụng, nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời dân sống ở nông thôn. Và nhƣ vậy mới thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ cho nông thôn.
4.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Các cơ sở đào tạo nghề cho nông dân cần tìm hiểu xem nông dân cần học nghề gì và nghề đó có phù hợp và đƣợc sử dụng lâu dài không để đào tạo đúng nhu cầu của thị trƣờng lao động. Cần dừng ngay việc ngành lao động và thƣơng binh xã hội cứ tiêu tiền đào tạo và báo cáo là đào tạo đƣợc bao nhiêu lao động xong lại không quan tâm đến lao động đó có đƣợc sử dụng không, có phát huy đƣợc nghề sau đào tạo không. Đào tạo nhƣ vậy vừa lãng phí ngân sách nhà nƣớc trong điều kiện rất khó khăn, vừa lãng phí thời gian của ngƣời dân vì đi học đồng nghĩa với phải nghỉ lao động dẫn đến mất thu nhập trƣớc mắt.
Cần có lớp đào tạo cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Bài học của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian vừa qua trong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng đƣợc triển khai toàn tỉnh với khối lƣợng lớn nhƣng lại đƣợc ngƣời dân triển khai rất tốt, rất hiệu quả, tiết kiệm đƣợc rất nhiều tiền đó là tỉnh chỉ đạo các ngành thiết kế mẫu (đƣờng giao thông nông thôn, đƣờng nội đồng, công trình thủy lợi, nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
văn hóa xã, nhà văn hóa thôn bản, trƣờng học, … thậm chí cả quyết toán mẫu ở mức tối giản nhất mà vẫn đảm bảo nội dung và giao cho UBND xã phê duyệt các thủ tục) nhờ đó mà tiết kiệm đƣợc toàn bộ chi phí lẽ ra phải thuê đơn vị tƣ vấn, vừa đảm bảo đƣợc thời gian, nhân dân giám sát không thể gây thất thoát lãng phí. Và một cái đƣợc rất lớn đó là đào tạo từ thực tiễn một đội ngũ cán bộ đông đảo, đội ngũ này nhanh chóng trƣởng thành và tiếp tục sáng tạo và triển khai có hiệu quả nhiều chƣơng trình xây dựng NTM tiếp theo.
4.2.6. Sơ kết và tổng kết để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách
Hàng năm cần để chính ngƣời dân và cán bộ các cấp đánh giá thật cụ thể (tránh làm hình thức theo kiểu báo cáo thành tích) những việc làm đƣợc, việc làm chƣa đƣợc, nhận định đúng các tồn tại, xác định rõ nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra đúng giải pháp và xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo và các kế hoạch năm sát với thực tế.
Thực tế trong quá trình thực hiện 19 tiêu chí của chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM có nhiều tiêu chí chƣa phù hợp, khó thực hiện và bất cập. Cụ thể nhƣ:
- Tiêu chí thu nhập trƣớc đây quy định xã đạt tiêu chí thu nhập phải có thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm lớn hơn hoặc bằng 1,2 lần so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh là không thể thực hiện đƣợc và rất khó xác định. Hiện nay Bộ Lao động, thƣơng binh và xã hội đã sửa đổi thành thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm đạt cụ thể bao nhiêu triệu đồng theo lộ trình từng năm.
- Tiêu chí nhà ở dân cƣ hiện nay đƣợc Bộ Xây dựng quy định phải đảm bảo “3 cứng” gồm nền cứng, tƣờng cứng và mái cứng. Nhƣng áp dụng vào nông thôn miền núi ngƣời dân ở nhà lợp bằng lá cọ vừa mát, vừa có tuổi thọ có thể lên đến 20 năm nhƣng lại không đƣợc công nhận đạt tiêu chí nhà ở là chƣa phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.3. Kiến nghị
Qua nghiên cứu vai trò của ngƣời dân trong xây dựng NTM tại huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang tôi kiến nghị với các cấp một số vấn đề sau:
4.3.1. Đối với Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Trung ương
Cần nghiên cứu lại toàn bộ các tiêu chí xây dựng NTM để phù hợp với thực tiễn từng vùng, miền. Bỏ bớt một số quy định trong một số tiêu chí nếu thực hiện sẽ vừa tốn kém tiền của nhà nƣớc và nhân dân mà không giải quyết đƣợc hoặc không giải quyết rõ mục tiêu của việc xây dựng NTM. Cụ thể nhƣ: Mái cứng đối với nhà ở dân cƣ; Quy định của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch về nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn và khu thể thao thôn nếu thực hiện sẽ rất tốn kém và không thật sự cần thiết.
Cần dừng hoặc không tiếp tục thực hiện một số chƣơng trình mục tiêu quốc gia để tập trung nguồn lực cho nông thôn (thực chất những chương trình
này cũng đầu tư cho chính nông thôn nhưng thực hiện riêng nên dàn trải và khó phát huy hiệu quả). Cần tăng mức đầu tƣ cho nông thôn, đặc biệt là
những xã khó khăn cần đƣợc đầu tƣ nhiều hơn.
Qua số liệu báo cáo của huyện Sơn Dƣơng qua 3 năm triển khai chƣơng trình, bình quân mỗi xã một năm đƣợc ngân sách trung ƣơng đầu tƣ trực tiếp cho chƣơng trình là 197 triệu đồng. Vốn lồng ghép các dự án khác của Trung ƣơng đầu tƣ cho xã , bình quân mỗi xã một năm đƣợc ngân sách trung ƣơng đầu tƣ 1.113 triệu đồng. Tổng cả hai nguồn này mới đạt 1,31 tỷ đồng là quá ít. Có chính sách thật sự thu hút doanh nghiệp đầu tƣ cho nông thôn qua đó sẽ khai thông đƣợc nguồn vốn tín dụng rất nhàn rỗi hiện nay đầu tƣ cho nông thôn và nhƣ vậy mới sử dụng đƣợc hiệu quả nguồn vốn này. Theo số liệu báo cáo bình quân mỗi năm mỗi xã chỉ huy động đƣợc 2,43 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cần tích cực rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch NTM đảm bảo thật sự có chất lƣợng. Triển khai cắm mốc quy hoạch để nhận dân biết và tuân thủ thực hiện.
Tích cực bám sát cơ sở, kiểm tra và hƣớng dẫn cơ sở và nhân dân triển khai kịp thời, hiệu quả chƣơng trình; Đồng thời nắm bắt vƣớng mắc, để kịp thời tháo gỡ cho cơ sở.
Tiếp tục bố trí nguồn vốn cho chƣơng trình. Mặc dù Tuyên Quang là tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 20% chi tiêu của tỉnh, song qua số liệu báo cáo của huyện Sơn Dƣơng qua 3 năm triển khai chƣơng trình, bình quân mỗi xã một năm đã đƣợc ngân sách tỉnh đầu tƣ 677 triệu đồng.
4.3.3. Đối với UBND huyện
Cần tiếp tục tăng cƣờng công tác tuyên truyền, chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiên cứu, mạnh dạn đƣa tiến bộ khoa học vào ứng dụng để nhân dân có phƣơng thức sản xuất phù hợp với địa phƣơng và trình độ quản lý.
Cần lựa chọn các xã triển khai tốt, có khả năng đáp ứng các tiêu chí và phát huy hiệu quả ngay các công trình đƣợc đầu tƣ để xác định thứ tự ƣu tiên đầu tƣ hợp lý trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp.
Qua số liệu báo cáo của huyện Sơn Dƣơng qua 3 năm triển khai chƣơng trình, bình quân mỗi xã một năm đƣợc ngân sách huyện đầu tƣ 366 triệu đồng
4.3.4. Đối với xã và cộng đồng dân cư
Cần tiếp tục công tác tuyên truyền vận động nhân dân. Tham mƣu cho huyện lựa chọn danh mục thứ tự ƣu tiên các công trình để sử dụng nguồn vốn phát huy ngay đƣợc hiệu quả. Tiếp tục phát huy nội lực của ngƣời dân để triển khai thực hiện chƣơng trình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua số liệu báo cáo của huyện Sơn Dƣơng qua 3 năm triển khai chƣơng trình, bình quân mỗi xã một năm đƣợc ngƣời dân đóng góp đạt 1,299 triệu đồng. Đây thực sự là nguồn lực đáng trân trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Phát triển nông thôn toàn diện là cơ sở vững chắc để phát triển đất nƣớc, trong đó ngƣời dân nông thôn vừa là chủ thể, vừa là đối tƣợng chính trong các chính sách đầu tƣ cho nông thôn. Điều này không chỉ đúng ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam mà còn hoàn toàn đúng đối với các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc. Vai trò của ngƣời dân trong việc giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn là một trong những yếu tố quyết định quan trọng trong sự thành công của các chƣơng trình, dự án.
Đề tài “Vai trò của người dân trong xây dựng NTM tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” đã hoàn thành những mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu và có một số đóng góp chủ yếu sau:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nông thôn, xây dựng NTM với nội dung: Khái niệm, những đặc trƣng, tiêu chí, yêu cầu của chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Luận văn cũng phân tích những yếu tố, nội dung về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay; nêu những kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm của Việt Nam trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đó luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay để áp dụng vào thực tiễn tại địa phƣơng.
Thứ hai, qua phân tích thực trạng xây dựng NTM tại huyện Sơn Dƣơng
thấy đƣợc qua 3 năm triển khai chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, hệ thống chính trị huyện, xã đã tích cực cùng với nhân dân phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Kết quả đạt đƣợc nhiều thành tựu, kinh tế tiếp tục tăng trƣởng, đời sống và thu nhập của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên, đặc biệt vai trò của ngƣời dân trong xây dựng NTM đƣợc phát huy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên việc xây dựng NTM tại huyện Sơn Dƣơng vẫn còn nhiều khó khăn; Chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, triển khai thực hiện quy hoạch còn chậm, nhất là công tác cắm mốc quy hoạch; Việc triển khai làm đƣờng giao thông nông thôn đƣợc quan tâm và đƣợc nhân dân hƣởng ứng tích cực tại toàn bộ các thôn bản và đã thực hiện đƣợc một khối lƣợng công việc rất lớn; Việc xây dựng cơ sở vật chất văn hóa đã đƣợc quan tâm tuy kết quả thực hiện chƣa rõ nét.
Điều kiện kinh tế của ngƣời dân còn khó khăn nên việc chỉnh trang nhà ở dân cƣ đối với hộ nghèo, hộ khó khăn mới ở bƣớc đầu do cần đầu tƣ nhiều kinh phí trong khi bản thân các hộ gia đình này đang rất khó khăn.
Việc phát triển kinh tế đã có chuyển biến tích cực song chƣa bền vững, thể hiện ở chỗ chƣa có nhiều hộ áp dụng hình thức sản xuất tiên tiến.
Mặc dù còn nhiều khó khăn song việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tại huyện Sơn Dƣơng đã có những tác động tích cực, khẳng định việc xây dựng NTM là hoàn toàn đúng và phù hợp chủ trƣơng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Đảng bộ các xã và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Năm 2011 khi tiến hành rà soát cả huyện chỉ có 3 xã đạt 7 tiêu chí và có tới 12 xã chỉ đạt 2 tiêu chí, đến hết năm 2013 đã có 1 xã đạt 11 tiêu chí và chỉ còn 2 xã đạt 4 tiêu chí là thấp nhất. Dự kiến hết năm 2014 xã Tân Trào sẽ đạt 19/19 tiêu chí và là xã đầu tiên hoàn thành chƣơng trình xây dựng NTM của tỉnh. Các tiêu chí còn lại chƣa đạt nhƣng đều đƣợc nâng lên, nhiều tiêu chí đã gần đạt nên cần có giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Thứ ba, trên cơ sở tập trung nghiên cứu 5 tiêu chí liên quan trực tiếp và
nhiều nhất đến vai trò của ngƣời dân, luận văn đã đƣa ra quan điểm, định hƣớng, mục tiêu và đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, đẩy mạnh thực hiện xây dựng NTM tại huyện Sơn Dƣơng trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Để thực hiện các giải pháp luận văn đã đƣa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Trung ƣơng, với tỉnh, với huyện, với xã và cộng đồng dân cƣ để đẩy nhanh việc xây dựng NTM một cách hiệu quả nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Tuyên Quang (2012), Nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tuyên Quang qua kết quả tổng điều tra năm 2011, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Báo cáo số 143-BC/TU ngày 26/7/2013 của Tỉnh ủy Tuyên Quang Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
3. Báo cáo số 21/BC-UBND ngày 22/01/2013 của UBND huyện Sơn Dƣơng Báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2012; Kế hoạch năm 2013.
4. Báo cáo số 486/BC-UBND ngày 29/12/2013 của UBND huyện Sơn Dƣơng Báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2013; Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2014.
5. Báo cáo số 209/BC-UBND ngày 25/6/2014 của UBND huyện Sơn Dƣơng Báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM 6 tháng đầu năm 2014; Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2014. 6. Hồ Xuân Hùng, Thứ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sổ
tay Hƣớng dẫn xây dựng NTM (cấp xã), NXB Lao động, Hà Nội – 2010 7. Hƣớng dẫn số 612/HD-BCĐXDNTM ngày 09/5/2011 của Ban Chỉ đạo
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Tuyên Quang Hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình NTM cấp huyện và xã.
8. Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 về việc phê duyệt Đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
án xây dựng NTM tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020, định hƣớng đến năm 2030.
9. Bành Tính Lƣ, Tiêu Xuân Dƣơng (2000), Thị trường và ngành nghề hóa
nông nghiệp, NXB Quản lý kinh tế, Bắc Kinh.
10. Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 11. Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh (khóa XV) về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020.
12. Vũ Văn Phúc (2013), Xây dựng NTM – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới