Kinh nghiệm của Việt Nam về xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam về xây dựng NTM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam đã xây dựng đƣợc nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lƣợng ngày càng cao, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục đƣợc nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Thu nhập của đại bộ phận cƣ dân nông thôn tiếp tục đƣợc cải thiện, kể cả hộ dân ở vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, an sinh xã hội đƣợc bảo đảm góp phần quan trọng giữ vững ổn định xã hội; Thu nhập bình quân của ngƣời dân nông thôn năm 2013 ƣớc đạt khoảng 19,97 triệu đồng/năm, gấp 2,18 lần năm 2008. Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn đã có những chuyển biến tích cực với sự hình thành và phát triển của những mô hình liên kết đa dạng, hiệu quả; Kinh tế hộ tiếp tục phát triển, hình thành nhiều trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn. Đến năm 2012 cả nƣớc có 20.028 trang trại, 6.302 HTX, 17.765 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ kết quả thực hiện Chƣơng trình thí điểm xây dựng NTM ở 11 xã do Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng trực tiếp chỉ đạo, ngày 04/6/2010 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ- TTg về việc triển khai Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về NTM với 19 tiêu chí. Ban chỉ đạo đã đƣợc thành lập ở Trung ƣơng, các tỉnh, huyện và xã. Đồng thời để điều hành công việc, đã thành lập Văn phòng điều phối ở Trung ƣơng và các tỉnh; cấp huyện thành lập tổ giúp việc; cấp xã có Ban Quản lý xây dựng NTM; ở các thôn, bản thành lập Ban Phát triển thôn. Các bộ, ngành đã ban hành nhiều thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình. Thủ tƣớng Chính phủ đã phát động phong trào “cả nƣớc chung sức xây dựng NTM”, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ, gắn với xây dựng NTM”. Chƣơng trình xây dựng NTM với 5 nội dung cơ bản là:

(1) Phát triển kinh tế hàng hóa với cơ chế phù hợp để khai thác đƣợc lợi

thế của các địa phƣơng và có thị trƣờng tiêu thụ;

(2) Phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp hàng hóa đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa;

(3) Xây dựng khu dân cƣ văn minh, tăng cƣờng công tác văn hóa, y tế,

giáo dục ở nông thôn;

(4) Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,

tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng;

(5) Phát huy vai trò các tổ chức quần chúng thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Việc thực hiện chƣơng trình đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của các xã điểm đã có sự thay đổi đáng kể, nhiều hệ thống nƣớc sạch cũng nhƣ việc xử lý chất thải đã hoạt động có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp và ngành nghề đã đạt đƣợc hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên chƣơng trình xây dựng NTM tại nhiều địa phƣơng chƣa phát huy hiệu quả do các xã đã quá chú trọng đến đầu tƣ xây dựng hạ tầng mà chƣa quan tâm đúng mức tới sản xuất. Quy hoạch phát triển các xã điểm chƣa phù hợp do quá chú trọng vào vấn đề đầu tƣ đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, do đó nhiều bản quy hoạch thiếu tính khả thi, không thực tế, không phản ánh đúng nhu cầu thiết thực của ngƣời dân. Chƣơng trình xây dựng NTM đƣợc Chính phủ quyết định là chƣơng trình mục tiêu quốc gia song từ khi xây dựng đến khi thông qua đã không xác định đƣợc rõ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nƣớc và không ghi đƣợc vốn riêng, các dự án, mô hình đều phụ thuộc vào việc lồng ghép các chƣơng trình dự án khác. Mô hình sản xuất còn quá thiên về nông nghiệp, chƣa đầu tƣ thỏa đáng vào phát triển ngành nghề, công nghiệp nông thôn, dịch vụ và các vấn đề văn hóa. Đa số các xã đều mong muốn thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều vấn đề mà chƣa xác định rõ những nội dung trọng tâm để triển khai thực hiện.

* Kinh nghiệm của xã Hoằng Thắng, Hoằng Hoá, Thanh Hoá

Với phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, kết hợp với chƣơng trình lồng ghép, kêu gọi các nhà đầu tƣ, đến nay sau hơn 2 năm toàn xã đã huy động đƣợc gần 135 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh trên 4,6 tỷ đồng, ngân sách huyện 3 tỷ đồng, ngân sách xã 5,6 tỷ đồng, lồng ghép các dự án trên 7,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp đầu tƣ gần 114 tỷ đồng. Gồm xây dựng chỉnh trang 350 ngôi nhà dân cƣ, sửa chữa công trình nƣớc sạch, công trình vệ sinh, công trình văn hóa, chỉnh trang nghĩa trang, làm đƣờng giao thông, thủy lợi v.v…

Kinh nghiệm của xã Hoằng Thắng đó là Thực hiện trƣớc chủ trƣơng xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cƣ, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệm có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn, khai thác các nguồn thu tại địa phƣơng “Lấy sức dân để lo cho dân” tạo nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà nƣớc. Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng về vai trò của ngƣời dân trong xây dựng NTM?

- Các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của ngƣời dân trong xây dựng NTM? - Một số giải pháp để nâng cao vai trò của ngƣời dân trong xây dựng NTM tại huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Sơn Dƣơng có 32 xã và 01 thị trấn trung tâm huyện. Để nghiên cứu vai trò của ngƣời dân tác giả nghiên cứu số liệu tổng hợp 32 xã qua số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Sơn Dƣơng, các báo cáo của huyện về xây dựng NTM, những vấn đề gì chƣa rõ tác giả chọn 02 xã đại diện của huyện Sơn Dƣơng để điều tra trực tiếp gồm:

- Xã Đại Phú là xã điểm xây dựng NTM duy nhất của Huyện. Xã Đại Phú có điều kiện kinh tế - xã hội thuộc diện khá so với mặt bằng chung của huyện.

- Xã Ninh Lai là xã không thuộc xã điểm xây dựng NTM và thực hiện NTM ở mức trung bình.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ thống các phƣơng pháp thống kê để tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập số liệu bao gồm:

- Thu thập thông tin thứ cấp (dựa vào sách, báo, tạp chí chuyên ngành,

các báo cáo chuyên đề cũng như báo cáo tổng hợp từ các cơ quan thống kê, cũng như các Sở, ban ngành): Thu thập các số liệu đã công bố đảm bảo tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các tài liệu, báo cáo đã đƣợc công bố trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo của các cấp chính quyền.

- Sau khi tổng hợp phân tích số liệu, những vấn đề gì chƣa rõ tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp (điều tra trực tiếp) để có số liệu mới thông qua một số phƣơng pháp:

+ Phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA- Rapid Rural Appraisai): Mô tả các nhóm tiếp cận và các phƣơng pháp nhằm giúp ngƣời dân có thể chia sẻ và phát huy các kinh nghiệp sống cũng nhƣ giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập và thực hiện kế hoạch.

+ Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Sử dụng công cụ giám sát, phỏng vấn các tác nhân liên quan vào đời sống của ngƣời dân. Bao gồm phỏng vấn theo phiếu điều tra và phỏng vấn câu hỏi mở.

Quá trình điều tra, tác giả đã tổ chức cuộc họp tại xã với các trƣởng thôn để hƣớng dẫn cách sử dụng phiếu điều tra cho chính xác, mỗi thôn chọn lấy từ 4 đến 5 ngƣời để hỏi gồm những ngƣời tích cực và chƣa tích cực tham gia, những ngƣời có điều kiện kinh tế khá và những ngƣời có điều kiện khó khăn.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông qua các bảng, đồ thị phân tổ thống kê, thống kê mô tả, … đƣợc phân tích, xử lý, tổng hợp bằng bảng tính EXCEL

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Thống kê mô tả: Hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu thu thập

đƣợc trong điều tra và thu thập. Tiến hành phân tích mặt tích cực đã đƣợc giải quyết cũng nhƣ những vấn đề bất cập còn tồn tại để làm cơ sở xây dựng các giải pháp.

Thống kê so sánh:

- So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trƣờng để đánh giá, so sách trƣớc và sau khu thực hiện đề án xây dựng mô hình NTM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên địa bàn, từ đó thấy đƣợc sự khác biệt trƣớc và sau khi thực hiện đề án xây dựng NTM.

- So sánh định lƣợng: Tình hình đầu tƣ, sử dụng các công trình trƣớc và sau khi thực hiện đề án xây dựng NTM; các chỉ tiêu kinh tế của hộ nhƣ: Giá trị sản xuất, thu nhập, … trƣớc và sau khi thực hiện đề án xây dựng NTM.

Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu trên, có đánh giá về sự khác biệt trƣớc và sau khi thực hiện đề án xây dựng NTM trên địa bàn nghiên cứu.

Phân tổ thống kê: Trên cơ sở phân tổ thống kê để phân chia các chỉ tiêu

theo các tiêu thức khác nhau: Ví dụ theo từng tiêu chí xây dựng NTM.

Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng (PRA – Participatory Rulral Appraisai): Đây là phƣơng pháp

giúp cho ngƣời dân nông thôn có thể chia sẻ, trao đổi và phân tích các hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống để họ tiếp thu kinh nghiệm, lập kế hoạch thực hiện theo phƣơng châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hƣởng lợi.

Phƣơng pháp đánh giá giám sát có sự tham gia (PME): Phƣơng pháp

này đƣợc thực hiện từ một số chỉ tiêu thể hiện mức độ tham gia của cộng đồng, bằng cách dự vào một trong bốn khả năng: đặc trƣng công việc; giai đoạn của quá trình tham gia; bố trí nguồn tài chính; khu vực ảnh hƣởng. So sánh mức độ tham gia của ngƣời dân trƣớc và sau khi thực hiện đề án xây dựng NTM.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc thể hiện chi tiết trong phụ lục 2 (Phiếu

điều tra đối với người dân) và phụ lục 3 (Phiếu điều tra đối với cán bộ)

* Hệ thống chỉ tiêu - Ngƣời tham gia - Kinh phí đóng góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Vật liệu, vật tƣ, hiện vật đóng góp - Ngày công tham gia

* Phản ánh vai trò của ngƣời dân

- Tỷ lệ ngƣời tham gia ý kiến lập kế hoạch, quy hoạch NTM.

- Tỷ lệ ngƣời tham gia quyết định phƣơng án triển khai các hạng mục trong xây dựng NTM: phân công thực hiện quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng; tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất, tham gia tổ chức sản xuất (HTX, tổ hợp tác, …); tham gia nghiệm thu, thanh quyết toán, …

- Tỷ lệ ngƣời tham gia đóng góp nguồn lực (tiền, đất, hiện vật, công lao động, …) trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

- Tỷ lệ đóng góp kinh phí trên tổng số kinh phí

- Số ngày công lao động, giám sát xây dựng công trình NTM.

2.4. Thời gian nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu các số liệu thống kê, các báo cáo của tỉnh, của huyện, của xã và các sách, báo, tạp chí trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2014. Tiến hành điều tra trực tiếp đối với cán bộ xã, thôn và ngƣời dân để bổ sung số liệu trong tháng 10 năm 2014 tại xã Đại Phú và xã Ninh Lai, huyện Sơn Dƣơng.

2.5. Dữ liệu nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA NGƢỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Sơn Dƣơng là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang tiếp giáp với 3 tỉnh (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ) với tổng diệt tích đất tự

nhiên là 78.813 ha, trong đó: đất nông nghiệp 67.607,48ha, đất phi nông nghiệp 8.138,79ha, đất chƣa sử dụng 3.066,73 ha; toàn huyện có 32 xã; 01 thị trấn, gồm 424 thôn, tổ nhân dân; có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh,

Tày, Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Nùng, Mông, Hoa, Mường…); dân số

trên 180.000 ngƣời.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Sơn Dƣơng có khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là Thủ đô Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, nơi Trung ƣơng Đảng, Bác Hồ đã ở và làm việc, nơi đã diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại quyết định vận mệnh của dân tộc. Với các địa danh mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc nhƣ: Mái đình Hồng Thái; Cây đa Tân Trào; Lán Nà Lừa, Đình Tân Trào, Hang Bòng; Hầm Bác Tôn... và trên 100 điểm di tích lịch sử cách mạng văn hoá khác.

Những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ, tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thông qua các dự án, chƣơng trình mục tiêu Quốc gia với phƣơng châm “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm, chợ… nông thôn đƣợc xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện cả về chiều rộng và chiều sâu, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển làm thay đổi diện mạo nông thôn, mở rộng giao lƣu kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Mạng lƣới điện nông thôn: Với 100% số thôn có điện với tỷ lệ hộ có điện đạt 99,61%.

- Giao thông nông thôn đƣợc ƣu tiên phát triển với nhiều con đƣờng mới đƣợc xây dựng, mở rộng và nâng cấp cả về số lƣợng và chất lƣợng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ phát triển, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Cùng với việc nhà nƣớc đầu tƣ đƣờng giao thông đến trung tâm xã, với phƣơng châm “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, hệ thống đƣờng giao thôn nội bộ xã, liên thôn đƣợc bê tông hóa đáp ứng cho việc đi lại cũng nhƣ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của ngƣời dân.

- Hệ thống trƣờng học: 100% xã có trƣờng tiểu học và trung học cơ sở, 12,5% xã có trƣờng trung học cơ sở. Các trƣờng học đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Số trƣờng tiểu học kiên cố đạt 18/36 trƣờng và bán kiên cố đạt 15/36 trƣờng. Trƣờng THCS kiên cố đạt 21/34 trƣờng và bán kiên cố đạt 11/34 trƣờng.

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)