5. Bố cục của luận văn
4.2. Các giải pháp để nâng cao vai trò của ngƣời dân trong xây dựng NTM
Xây dựng NTM là quá trình lâu dài, liên tục với mục đích giúp ngƣời nông dân đổi mới tƣ duy, nâng cao năng lực về mọi mặt để họ chủ động phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng nông thôn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nâng cao thu nhập và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần qua đó thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Để góp phần xây dựng thành công NTM cần có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc của cả ngƣời dân sống ở nông thôn cũng nhƣ thành thị. Việc triển khai thực hiện phải có lộ trình phù hợp với từng bƣớc đi hợp lý phù hợp với từng hoàn cảnh, đặc điểm của địa phƣơng và phải sát với thực tế. Do vậy cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và công tác thi đua khen thưởng
Để giúp ngƣời dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình, công tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ hơn mục tiêu của chƣơng trình xây dựng NTM là vì ngƣời dân, hƣớng đến ngƣời dân. Theo đó, công tác tuyên truyền cần tạo cho đƣợc sự đồng thuận trong nhân dân, tạo ra một nhận thức mới cho ngƣời dân tự nguyện tham gia xây dựng NTM, trƣớc hết là vì cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình họ; tất cả mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng và toàn xã hội đƣợc hƣởng thành quả đó. Có thể thấy, chƣơng trình xây dựng NTM là một quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân. Thông qua 19 tiêu chí bao quát hầu hết các lĩnh vực, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trƣờng, an ninh,… sẽ dần hình thành diện mạo NTM có một nền sản xuất phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bƣớc hiện đại, đời sống văn hóa phát triển theo hƣớng tiến bộ, hiện đại, dân chủ đƣợc phát huy tốt hơn, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ,…
Chƣơng trình xây dựng NTM không phải là đô thị hoá nông thôn. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền cần làm rõ hơn việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm sao để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để huy động tổng hợp sức mạnh của toàn xã hội tham gia đóng góp sức ngƣời, sức của để xây dựng NTM, cần công khai, minh bạch các công việc. Ngƣời dân cần phải đƣợc thông tin đầy đủ, đa chiều.
Tiếp tục phát động phong trào thi đua toàn dân đoàn kết xây dựng NTM. Nâng cao hiệu quả công tác thi đua tuyên truyền. Các cơ quan làm công tác thi đua khen thƣởng phải trực tiếp đi xuống cơ sở để tìm hiểu và kịp thời khen thƣởng đột xuất những tập thể và cá nhân điển hình chứ không thể ngồi chờ các cơ quan, đơn vị lập hồ sơ đề nghị khen thƣởng rồi ngồi xem xét.
4.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch
Công tác quy hoạch cần phải đi trƣớc một bƣớc. Quy hoạch là định hƣớng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, các chƣơng trình, dự án.
Quy hoạch NTM là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã trong một khoảng thời gian dài, do đó quy hoạch phải có căn cứ khoa học, phải có tầm nhìn xa. Quy hoạch phải đặt ra những vấn đề bắt buộc phải thực hiện đúng, nhƣng cũng có những vấn đề phải mềm dẻo để giảm thiểu những thay đổi và điều chỉnh lớn.
Hiện nay 100% các xã đã quy hoạch xong, chỉ còn bƣớc cắm mốc quy hoạch. Tuy vậy cần khẩn trƣơng rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với các văn bản hƣớng dẫn mới. Đặc biệt là quy hoạch NTM của xã phải đƣợc đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của huyện và của tỉnh.
Trong giai đoạn vừa qua công tác quy hoạch chất lƣợng chƣa cao vì làm đồng loạt khi chính cán bộ và nhân dân cũng chƣa hiểu rõ vấn đề xây dựng NTM. Đơn vị tƣ vấn cũng chƣa thực hiện loại quy hoạch này lần nào nên còn rất thiếu kinh nghiệm và lúng túng trong quá trình thực hiện. Kinh phí để thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiện quy hoạch rất thấp nên chƣa thu hút đƣợc đơn vị tƣ vấn giỏi và ngƣời làm tƣ vấn giỏi thực hiện, trong khi đây lại là một sản phẩm rất khó thực hiện.
Công tác hƣớng dẫn của các ngành khi quy hoạch cũng chƣa kịp thời và chƣa thống nhất nên địa phƣơng rất lúng túng trong quá trình thực hiện nên triển khai chậm, ảnh hƣởng đến tiến độ chung xây dựng NTM và để cho một số hạ tầng đã đƣợc xây dựng chƣa hợp lý.
4.2.3. Tập trung xây dựng và xây dựng dứt điểm trước những cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là làm cho ngƣời dân nông thôn phát triển sản xuất bền vững, ổn định và nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần đƣợc nâng cao, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Xây dựng NTM không phải là quá trình đô thị hóa nông thôn, không phải là làm dự án đầu tƣ hạ tầng. Do đó hãy để ngƣời dân quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng nào trên cơ sở quy hoạch NTM và gợi ý của cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực phát triển kinh tế.
Nếu hạ tầng đó là quan trọng đối với phát triển kinh tế (ví dụ như đường
giao thông nông thôn đối với huyện Sơn Dương trong thời gian qua) thì phải
tập trung làm dứt điểm, khi ngƣời dân thấy lợi ích của mình gắn chặt vào trong đó thì họ sẽ là ngƣời khởi xƣớng và thực hiện một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
4.2.4. Xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế với hình thức sản xuất phù hợp với điều kiện và trình độ của người dân nông thôn. Đưa khoa học phù hợp với điều kiện và trình độ của người dân nông thôn. Đưa khoa học công nghệ áp dụng vào nông thôn
Tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, HTX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Chú trọng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của dân cƣ nông thôn, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn.
Đẩy mạnh chỉ đạo sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản
Cần có chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp tìm đến với nông dân chứ không để nông dân đi tìm doanh nghiệp nhƣ hiện nay nhƣ vậy mới thực hiện đƣợc các chính sách tín dụng, nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời dân sống ở nông thôn. Và nhƣ vậy mới thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ cho nông thôn.
4.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Các cơ sở đào tạo nghề cho nông dân cần tìm hiểu xem nông dân cần học nghề gì và nghề đó có phù hợp và đƣợc sử dụng lâu dài không để đào tạo đúng nhu cầu của thị trƣờng lao động. Cần dừng ngay việc ngành lao động và thƣơng binh xã hội cứ tiêu tiền đào tạo và báo cáo là đào tạo đƣợc bao nhiêu lao động xong lại không quan tâm đến lao động đó có đƣợc sử dụng không, có phát huy đƣợc nghề sau đào tạo không. Đào tạo nhƣ vậy vừa lãng phí ngân sách nhà nƣớc trong điều kiện rất khó khăn, vừa lãng phí thời gian của ngƣời dân vì đi học đồng nghĩa với phải nghỉ lao động dẫn đến mất thu nhập trƣớc mắt.
Cần có lớp đào tạo cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Bài học của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian vừa qua trong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng đƣợc triển khai toàn tỉnh với khối lƣợng lớn nhƣng lại đƣợc ngƣời dân triển khai rất tốt, rất hiệu quả, tiết kiệm đƣợc rất nhiều tiền đó là tỉnh chỉ đạo các ngành thiết kế mẫu (đƣờng giao thông nông thôn, đƣờng nội đồng, công trình thủy lợi, nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
văn hóa xã, nhà văn hóa thôn bản, trƣờng học, … thậm chí cả quyết toán mẫu ở mức tối giản nhất mà vẫn đảm bảo nội dung và giao cho UBND xã phê duyệt các thủ tục) nhờ đó mà tiết kiệm đƣợc toàn bộ chi phí lẽ ra phải thuê đơn vị tƣ vấn, vừa đảm bảo đƣợc thời gian, nhân dân giám sát không thể gây thất thoát lãng phí. Và một cái đƣợc rất lớn đó là đào tạo từ thực tiễn một đội ngũ cán bộ đông đảo, đội ngũ này nhanh chóng trƣởng thành và tiếp tục sáng tạo và triển khai có hiệu quả nhiều chƣơng trình xây dựng NTM tiếp theo.
4.2.6. Sơ kết và tổng kết để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách
Hàng năm cần để chính ngƣời dân và cán bộ các cấp đánh giá thật cụ thể (tránh làm hình thức theo kiểu báo cáo thành tích) những việc làm đƣợc, việc làm chƣa đƣợc, nhận định đúng các tồn tại, xác định rõ nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra đúng giải pháp và xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo và các kế hoạch năm sát với thực tế.
Thực tế trong quá trình thực hiện 19 tiêu chí của chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM có nhiều tiêu chí chƣa phù hợp, khó thực hiện và bất cập. Cụ thể nhƣ:
- Tiêu chí thu nhập trƣớc đây quy định xã đạt tiêu chí thu nhập phải có thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm lớn hơn hoặc bằng 1,2 lần so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh là không thể thực hiện đƣợc và rất khó xác định. Hiện nay Bộ Lao động, thƣơng binh và xã hội đã sửa đổi thành thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm đạt cụ thể bao nhiêu triệu đồng theo lộ trình từng năm.
- Tiêu chí nhà ở dân cƣ hiện nay đƣợc Bộ Xây dựng quy định phải đảm bảo “3 cứng” gồm nền cứng, tƣờng cứng và mái cứng. Nhƣng áp dụng vào nông thôn miền núi ngƣời dân ở nhà lợp bằng lá cọ vừa mát, vừa có tuổi thọ có thể lên đến 20 năm nhƣng lại không đƣợc công nhận đạt tiêu chí nhà ở là chƣa phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.3. Kiến nghị
Qua nghiên cứu vai trò của ngƣời dân trong xây dựng NTM tại huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang tôi kiến nghị với các cấp một số vấn đề sau:
4.3.1. Đối với Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Trung ương
Cần nghiên cứu lại toàn bộ các tiêu chí xây dựng NTM để phù hợp với thực tiễn từng vùng, miền. Bỏ bớt một số quy định trong một số tiêu chí nếu thực hiện sẽ vừa tốn kém tiền của nhà nƣớc và nhân dân mà không giải quyết đƣợc hoặc không giải quyết rõ mục tiêu của việc xây dựng NTM. Cụ thể nhƣ: Mái cứng đối với nhà ở dân cƣ; Quy định của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch về nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn và khu thể thao thôn nếu thực hiện sẽ rất tốn kém và không thật sự cần thiết.
Cần dừng hoặc không tiếp tục thực hiện một số chƣơng trình mục tiêu quốc gia để tập trung nguồn lực cho nông thôn (thực chất những chương trình
này cũng đầu tư cho chính nông thôn nhưng thực hiện riêng nên dàn trải và khó phát huy hiệu quả). Cần tăng mức đầu tƣ cho nông thôn, đặc biệt là
những xã khó khăn cần đƣợc đầu tƣ nhiều hơn.
Qua số liệu báo cáo của huyện Sơn Dƣơng qua 3 năm triển khai chƣơng trình, bình quân mỗi xã một năm đƣợc ngân sách trung ƣơng đầu tƣ trực tiếp cho chƣơng trình là 197 triệu đồng. Vốn lồng ghép các dự án khác của Trung ƣơng đầu tƣ cho xã , bình quân mỗi xã một năm đƣợc ngân sách trung ƣơng đầu tƣ 1.113 triệu đồng. Tổng cả hai nguồn này mới đạt 1,31 tỷ đồng là quá ít. Có chính sách thật sự thu hút doanh nghiệp đầu tƣ cho nông thôn qua đó sẽ khai thông đƣợc nguồn vốn tín dụng rất nhàn rỗi hiện nay đầu tƣ cho nông thôn và nhƣ vậy mới sử dụng đƣợc hiệu quả nguồn vốn này. Theo số liệu báo cáo bình quân mỗi năm mỗi xã chỉ huy động đƣợc 2,43 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cần tích cực rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch NTM đảm bảo thật sự có chất lƣợng. Triển khai cắm mốc quy hoạch để nhận dân biết và tuân thủ thực hiện.
Tích cực bám sát cơ sở, kiểm tra và hƣớng dẫn cơ sở và nhân dân triển khai kịp thời, hiệu quả chƣơng trình; Đồng thời nắm bắt vƣớng mắc, để kịp thời tháo gỡ cho cơ sở.
Tiếp tục bố trí nguồn vốn cho chƣơng trình. Mặc dù Tuyên Quang là tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 20% chi tiêu của tỉnh, song qua số liệu báo cáo của huyện Sơn Dƣơng qua 3 năm triển khai chƣơng trình, bình quân mỗi xã một năm đã đƣợc ngân sách tỉnh đầu tƣ 677 triệu đồng.
4.3.3. Đối với UBND huyện
Cần tiếp tục tăng cƣờng công tác tuyên truyền, chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiên cứu, mạnh dạn đƣa tiến bộ khoa học vào ứng dụng để nhân dân có phƣơng thức sản xuất phù hợp với địa phƣơng và trình độ quản lý.
Cần lựa chọn các xã triển khai tốt, có khả năng đáp ứng các tiêu chí và phát huy hiệu quả ngay các công trình đƣợc đầu tƣ để xác định thứ tự ƣu tiên đầu tƣ hợp lý trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp.
Qua số liệu báo cáo của huyện Sơn Dƣơng qua 3 năm triển khai chƣơng trình, bình quân mỗi xã một năm đƣợc ngân sách huyện đầu tƣ 366 triệu đồng
4.3.4. Đối với xã và cộng đồng dân cư
Cần tiếp tục công tác tuyên truyền vận động nhân dân. Tham mƣu cho huyện lựa chọn danh mục thứ tự ƣu tiên các công trình để sử dụng nguồn vốn phát huy ngay đƣợc hiệu quả. Tiếp tục phát huy nội lực của ngƣời dân để triển khai thực hiện chƣơng trình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua số liệu báo cáo của huyện Sơn Dƣơng qua 3 năm triển khai chƣơng trình, bình quân mỗi xã một năm đƣợc ngƣời dân đóng góp đạt 1,299 triệu đồng. Đây thực sự là nguồn lực đáng trân trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Phát triển nông thôn toàn diện là cơ sở vững chắc để phát triển đất nƣớc, trong đó ngƣời dân nông thôn vừa là chủ thể, vừa là đối tƣợng chính trong các chính sách đầu tƣ cho nông thôn. Điều này không chỉ đúng ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam mà còn hoàn toàn đúng đối với các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc. Vai trò của ngƣời dân trong việc giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn là một trong những yếu tố quyết định quan trọng trong sự thành công của các chƣơng trình, dự án.
Đề tài “Vai trò của người dân trong xây dựng NTM tại huyện Sơn