3. Giới thiệu về sản phẩm bánhCracker AFC Kinh Đô
2.1.3. Xác định chương trình hành động
Tùy thuộc vào độ tuổi khác nhau của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất sẽ đưa ra các chiến lược khác nhau cho từng lo ại sản phẩm. Mục đích cuối cùng vẫn là hướng tới khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
26
1. Nhóm khách hàng từ 15 – 24 tuổi:
Đặc điểm: Hầu hết, họ tự mua sắm đồ dùng cho mình, thích màu sắc tươi sáng, thích các hàng hóa có liên quan đến các ban nhạc, các đội thể thao, vận động viên nổi tiếng, thích giao lưu gặp gỡ bạn bè. Lức tuổi này tiên dùng bánh kẹo ít hơn, thường dùng trong các bữa tiệc, buổi giao lưu gặp gỡ bạn bè. Họ ưu tiên lựa chọn bánh kẹo có chất lượng với mức giá phù hợp.
- Tăng cường các hoạt động tổ chức sự kiện ngoài trời, kết nối cộng đồng, các chương trình tài trợ để tăng mức độ nhận biết của sản phẩm.
- Đẩy mạnh sản phẩm ra các kênh như cửa hàng tiện lợi và siêu thị để tăng độ phủ sóng sản phẩm, thích nghi với đặc tích thích sự tiện lợi của đối tượng.
2. Nhóm khách hàng từ 25 – 40 tuổi
Đặc điểm: là những người trưởng thành, phần đông trong số họ đã có gia đình. Việc mua hàng hóa của họ thường là mua có lý trí. Độ tuổi này mua bánh kẹo có thể cho con cái, tiêu dùng gia đình và biếu tặng. Bản thân họ ít tiêu dùng bánh kẹo.
- Áp dụng các quảng cáo trên truyền hình vào những sự kiện lớn trong năm như lễ tết, áp dụng các gói sản phẩm dùng để cho biếu dịp lễ tết.
- Áp dụng thiết kế bao bì đặc biệt giành riêng cho dịp lễ tết.
3. Nhóm khách hàng từ 40 – 65 tuổi:
Đặc điểm: Thường ít mua bánh kẹo hơn, họ mua bánh kẹo chủ yêu chỉ để làm quà cho con cháu, còn tiêu dùng cho bản thân ít hơn chủ yếu là bánh tươi, bánh mềm, các sản phẩm bổ sung chất sơ và vitamin tốt cho sức khỏe.
- Phát triển các dòng s ản phẩm mới như AFC vị rau c ải và AFC vị rong biển, tshay đổi khẩu vị cho phù hợp với khách hàng.
2.2. Phân tích SWOT 2.2.1. Điểm mạnh
o Ban lãnh đạo của Kinh Đô đều là những người nổi tiếng trong giới kinh doanh, có tầm nhìn chiến lược tốt, giàu kinh nghiệm, có khả năng hoạch định chiến lược, quản lý rủi ro và điều hành hoạt động hiệu quả để đảm bảo sự phát triển bền vững.
o Lòng tin và tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên, cấp quản lý và Ban lãnh đạo Kinh Đô.
o Dây chuyền sản xuất hiện đ ại, được đầu tư mới. Công nghệ sản xuất được nhận định là vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Lực lượng nhân sự đông đảo, do đặc thù c ủa sản phẩm nên lực lượng bán hàng chiếm số lượng lớn, được đào tạo chuyên nghiệp. Thực hiện nhiều chính sách mới để duy trì nguồn nhân lực và thu hút nhân tài.
27
- Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. - Hoạt động marketing được quan tâm nhiều. - Thương hiệu mạnh và thị phần lớn.
- Chuỗi cung ứng tốt, giúp công ty phát triển ổn định và giá thành cạnh tranh. - Nguồn lực tài chính dồi dào.
- Sản phẩm đa dạng, đạt chuẩn chất lượng quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.2. Điểm yếu
- Do mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh như đầu tư tài chính, địa ốc – là những ngành có rủi ro cao nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mảng kinh doanh thực phẩm, bánh kẹo.
- Sự phát triển mạnh trong xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp.
- Bộ máy nhân sự rườm rà, máy móc, nguyên tắc, thiếu linh động. Công ty được quản lý theo kiểu “gia đình trị” sẽ làm hạn chế sự phát huy của người lao động giỏi.
- Nghiệp vụ quản lý nhân sự chưa chuyên nghiệp, tỷ lệ nhân viên bỏ việc cao, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng.
- Việc xây dựng thương hiệu thành công không đồng đều với mỗi dòng sản phẩm.
- Ý thức cạnh tranh của nhân viên thấp.
- Chưa khai thác hết công suất của máy móc thiết bị.
- Quản lý nguyên vật liệu tồn kho chưa hiệu quả.
2.2.3. Cơ hội
- Sau khi Đảng và Nhà nước có những chính sách đổi mới phù hợp, kinh tế trong nước ngày càng phát triển ổn định, các chính sách về tăng tiền lương tối thiểu giúp thu nhập của người dân ngày càng tang, do đó khả năng cũng như chi tiêu tiêu dung c ủa người dân ngày càng cao.
- Tiềm năng thị trường bánh kẹo trong nước lớn, trải khắp 61 tỉnh thành trên c ả nước, ngoài ra thị phần bánh kẹo còn được mở rộng hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007.
- Cuộc sống hiện đại và công cuộc số hóa khiến nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng cao cấp ngày càng cao.
- Ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu khi gia nhập AFTA, WTO.
2.2.4. Thách thức
- Sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới từ nước ngoài khi Việt Nam gia nhập AFTA, WTO. Mức độ cạnh tranh tăng cao, gây sức ép về trình độ kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và nhãn hiệu bao bì đến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thực phẩm nói riêng.
28
- Sự gia tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo trong nước. Do nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm bánh kẹo, đặc biệt là trong lễ Tết của người tiêu dùng.
- Sự di chuyển nguồn nhân lực cao cấp sang các công ty nước ngoài trong tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao.