Đánh giá tác động của mô hình hiệp hội tham gia quản lý và thực thi quyền

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hiệp hội để quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam (Trang 85)

9. Kết cấu của luận văn

3.5. Đánh giá tác động của mô hình hiệp hội tham gia quản lý và thực thi quyền

quyền đối với chỉ dẫn địa lý

3.5.1. Tác động dương tính

Qua phân tích mô hình có sự tham gia của Hiệp hội quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý đã thấy có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội thể hiện qua những điểm chính sau đây:

- Xây dựng đƣợc các công cụ quản lý phù hợp với lý thuyết quản lý nhƣ quản lý nội bộ, quản lý ngoài, quản lý theo chức năng;

- Gắn quyền và lợi ích kinh tế của ngƣời sản xuất kinh doanh các sản phẩm đƣợc bảo hộ chỉ dẫn địa lý với hiệu quả quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý, thể hiện qua việc giá trị kinh tế của sản phẩm khi đƣợc áp dụng mô hình quản lý này đã tăng lên so với khi chƣa áp dụng mô hình này;

- Xây dựng và ban hành đƣợc quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đƣợc bảo hộ;

- Chuẩn hóa quy trình kỹ thuật canh tác sản phẩm nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm không những ở thị

- Việc tuyên truyền, quảng bá, phát triển giá trị cho chỉ dẫn địa lý đã đƣợc quan tâm, vì thế đã nâng tầm ảnh hƣởng của sản phẩm trên thị trƣờng.

3.5.2. Tác động âm tính

Tuy nhiên mô hình có sự tham gia của Hiệp hội quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý cũng còn bộc lộ những bất cập thể hiện qua những điểm chính sau đây:

- Sản phẩm đƣợc bảo hộ chỉ dẫn địa lý khó phân biệt đƣợc với sản phẩm cùng loại (nhƣng không đƣợc bảo hộ chỉ dẫn địa lý) khi chƣa thể kết hợp giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý với bảo hộ nhãn hiệu;

- Hệ thống các công cụ, phƣơng tiện quản lý nội bộ của chỉ dẫn địa lý vẫn còn bất cập, chƣa đồng bộ và thiếu hoàn thiện;

- Việc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các hộ sản xuất, kinh doanh trong vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn chậm đƣợc triển khai trên thực tế;

- Năng lực tổ chức và hoạt động của Hiệp hội còn yếu, chƣa đảm nhận đƣợc một cách đầy đủ các trọng trách của việc quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý;

- Nhận thức của đa số ngƣời dân trong vùng bảo hộ về lợi ích lâu dài của chỉ dẫn địa lý còn hạn chế. Ngƣời dân chƣa biết hợp tác với nhau trong việc khai thác các giá trị do chỉ dẫn địa lý mang lại;

* Kết luận chƣơng 3

Trong chƣơng này, tác giả đã đƣa ra các đề xuất cụ thể về sửa đổi các văn bản quy định về bảo hộ chỉ dẫn đia lý, đề xuất sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý về tài chính cũng nhƣ thông tin. Đề xuất việc các hiệp hội cần phải củng cố chức năng, tổ chức bộ máy, áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao vai trò của hiệp hội, giúp cho việc quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đƣợc tốt hơn.

KẾT LUẬN

Chỉ dẫn địa lý là một đối tƣợng của sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý có những đặc điểm rất đặc thù mà các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác không có.

Đối với chỉ dẫn địa lý thì danh tiếng, tính chất chất lƣợng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là quan trọng nhất. Danh tiếng, chất lƣợng đặc thù của sản phẩm đƣợc tạo ra bởi các điều kiện địa lý tại khu vực địa lý đó, bao gồm các điều kiện về tự nhiên và điều kiện về con ngƣời. Ngoài yếu tố về điều kiện tự nhiên thì yếu tố về con ngƣời, về kỹ năng, kỹ xảo sản xuất cũng là yếu tố quyết định tạo nên danh tiếng của sản phẩm.

Tổ chức đại diện cho những ngƣời sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là hiệp hội. Hiệp hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý sản xuất, duy trì và phát triển danh tiếng của sản phẩm. Chính vì vậy, hiệp hội là một tổ chức rất quan trọng việc tham gia quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Luận văn Nâng cao vai trò của hiệp hội để quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam đã phân tích cho thấy các cơ quan quản lý nhà nƣớc khó có thể độc lập quản lý và thực thi có hiệu quả đối với chỉ dẫn địa lý, bởi vậy việc các hiệp hội tham gia và quá trình quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý là điểm cần thiết để nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm, góp phần nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế.

Điểm quan trọng nhất, Luận văn đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu

Cần tiến hành giải pháp để quản lý và thực thi có hiệu quả quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng việc nâng cao vai trò tham gia của các hiệp hội chuyên ngành

là có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu của Luận văn đã đƣợc chứng minh.,.

KHUYẾN NGHỊ

Để làm tốt công tác quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, tác giả muốn khuyến nghị các cơ quan quản lý nhà nƣớc về chỉ dẫn địa lý, một số điểm sau:

- Kịp thời sửa đổi, bổ sung một số quy định trong công tác xác lập quyền và quản lý, thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Cụ thể là bổ sung các quy định về Bản mô tả, về quy định cấp quyền sử dụng, cấp tem nhãn, bao bì sản phẩm.

- Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hiệp hội hoạt động trên cơ sở thành lập các quỹ hỗ trợ chỉ dẫn địa lý ở địa phƣơng

- Giao quyền chủ động cho hiệp hội trong công tác quản lý việc cấp quyền sử dụng, cấp tem nhãn, bao bì sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

- Hỗ trợ về mặt thông tin, tuyên truyền cho các hoạt động, quảng bá sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Đối với hiệp hội:

- Cần chủ động, tích cực đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ, nhận thức về sở hữu công nghiệp.

- Thực hiện thật tốt khâu kiểm soát chất lƣợng nội bộ.

- Đầu tƣ thiết bị công nghệ, áp dụng tin học hóa vào công tác quản lý của hiệp hội.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động thực thi quyền đối với các chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ KH&CN, Thông tƣ số 01/2007/TT-BKHCN, Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN (đƣợc sửa đổi bởi Thông tƣ Số: 05/2013/TT-BKHCN)

2. Chính phủ, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN, đƣợc sửa đổi bởi Nghị định Số 122/2010/NĐ-CP

3. Cục SHTT (2010), Báo cáo tổng kết dự án quản lý chỉ dẫn địa lý Hải Hậu

4. Cục SHTT (2010), Báo cáo tổng kết dự án quản lý chỉ dẫn địa lý Thanh Hà

5. Vũ Cao Đàm (2006), Bài giảng phân tích chính sách, Trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách (CEPSTA).

6. Vũ Cao Đàm (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Thị Thu Hà (2007), Quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam - Nhìn từ góc độ kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp, WIPO/GEO/BEI/07/4

8. Lê Thị Thu Hà (2010), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng.

9. Lê Thu Hà (2010), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận, Học viện Tƣ pháp

10.Trần Văn Hải (2011), Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, số 11.2011

12.Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ

13.Quy chế số 510/2006 của Châu Âu qui định rất chi tiết về thủ tục bảo hộ, qui trình quản lý chỉ dẫn địa lý ở Châu Âu

14.Quốc hội, Luật SHTT (2005) sửa đổi 2009

15.Ninh Thị Thanh Thủy (2009), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

16.Vũ Thị Hải Yến (2005), Bàn về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 , Tạp chí Luật học, số 5/2008, tr. 45 – 53 17.Vũ Thị Hải Yến (2009), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

18.WIPO (2001), Cẩm nang sở hữu trí tuệ

19.WIPO (2005), Sở hữu trí tuệ một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế 20.WIPO (2007), Lợi ích của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nƣớc đang

phát triển

Tiếng Anh

1. Dwijen Rangnekar (2004), The Socio-Economics of Geographical Indications, BRIDGES Between Trade and Sustainable Development, 2004, vol. 8, no. 8, September, p20-21.

2. European legislation on protection of Geographical Indications (2011),

Overview of the EU Member States' Legal Framework for Protection of Geographical Indications

3. Felix Addor, Alexandra Grazioli (2010), Geographical Indications beyond Wines and Spirits: A Roadmap for a better protection for Geographical Indications in the WTO TRIPS Agreement, 5 J.W.I.P. 6 4. People's Republic of China, Trademark Law, (Adopted at the 24th

Session of the Standing Committee of the Fifth National People's Congress on 23 August 1982)

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hiệp hội để quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)