0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá tác động của mô hình nhà nƣớc quản lý và thực thi quyền đối vớ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI ĐỂ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM (Trang 56 -56 )

9. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá tác động của mô hình nhà nƣớc quản lý và thực thi quyền đối vớ

thiều Thanh Hà, tác giả đã phỏng vấn chủ tịch Hiệp hội vải thiều Thanh Hà.

Câu hỏi: Thưa ông, ông cho biết Hiệp hội và các cơ quan quản lý có biết rất nhiều vải bán ngoài đường quốc lộ 5 không phải là vải thiều Thanh Hà không?

Trả lời: Chúng tôi có biết. Tuy nhiên, cũng không làm thế nào để xử lý họ được. Khi ra hỏi thì họ nói là họ không bán vải thiều Thanh Hà. Chúng tôi đã đề nghị họ dỡ bỏ biển ghi là bán vải thiều Thanh Hà. Tuy nhiên, khi chúng tôi đi khỏi họ lại treo lên”

(Nam, 56 tuổi, số 2) Qua những ví dụ trên, ta thấy rằng hiện trạng công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam còn chƣa có hiệu quả. Những sản phẩm giả, nhái sản phẩm mang chỉ dẫn đia lý đang đƣợc bảo hộ còn rất nhiều trên thị trƣờng mà chƣa bị xử lý.

2.4. Đánh giá tác động của mô hình nhà nƣớc quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý đối với chỉ dẫn địa lý

2.4.1. Tác động dương tính

Cơ sở lý thuyết để đánh giá tác động dƣơng tính là quan điểm của Vũ Cao Đàm đƣợc nêu trong tác phẩm Khoa học chính sách và tác phẩm Kỹ năng

sách là những tác động dẫn đến những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách”. [5; 114].

Theo quy định, chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của nhà nƣớc, nhà nƣớc có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý thông qua các cơ quan chức năng nhƣ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ KH&CN hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhƣ UBND cấp tỉnh, nơi có vùng địa lý tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý hoặc Cơ quan đƣợc UBND cấp tỉnh xác định và trao quyền quản lý.

Mô hình quản lý này đƣợc diễn giải nhƣ sau:

(Nguồn Lê Thị Thu Hà)7

Việc quản lý này đƣợc áp dụng đối với các chỉ dẫn địa lý chƣa có tổ chức tập thể, việc tiến hành các thủ tục yêu cầu đăng ký bảo hộ do Cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện nhƣ UBND tỉnh Đắk Lắk (cà phê Buôn Ma Thuột), Sở KH&CN Phú Thọ (bƣởi Đoan Hùng), Sở KH&CN Lạng Sơn (hồi Lạng Sơn), Chi cục Tổng cục đo lƣờng chất lƣợng tỉnh Bình Thuận (nƣớc mắm Phan Thiết), Sở KH&CN Nghệ An (cam Vinh), UBND tỉnh Thái

7 Lê Thị Thu Hà (2007), Quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam - Nhìn từ góc độ kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp, WIPO/GEO/BEI/07/4, p.2

Nguyên (chè Tân Cƣơng), UBND tỉnh Bắc Giang (vải thiều Lục Ngạn), UBND tỉnh Bạc Liêu (gạo Hồng Dân).

Mô hình quản lý này đã có những đóng góp tích cực vào việc quản lý chỉ dẫn địa lý, trong đó có thể nêu:

- Đã thiết lập đƣợc một số công cụ quản lý cần thiết phục vụ cho việc quản lý chỉ dẫn địa lý nhƣ đã xây dựng và ban hành đƣợc quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đƣợc bảo hộ;

- Xây dựng và chuẩn hoá đƣợc quy trình kỹ thuật canh tác sản phẩm vải thiều mang chỉ dẫn địa lý để áp dụng trong các thành viên của Hiệp hội;

- Xây dựng và vận hành đƣợc quy chế kiểm soát chất lƣợng, sử dụng nhãn mác cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

- Đã hình thành đƣợc tổ chức tập thể đại diện cho các hộ sản xuất và tiêu thụ để trực tiếp đứng ra thực hiện các công việc liên quan đến việc quản lý, khai thác và sử dụng chỉ dẫn địa lý dƣới sự kiểm tra giám sát của UBND huyện thông qua đầu mối là Phòng Công thƣơng huyện (nhƣ đối với vải thiều Thanh Hà).

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI ĐỂ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM (Trang 56 -56 )

×