9. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Giải pháp pháp lý nhằm nâng cao vai trò của hiệp hội
Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký, quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý để cho phép hiệp hội chính thức tham gia vào quá trình xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý, cụ thể là:
+ Thứ nhất, sửa đổi lại Thông tƣ 01/2007/TT-BKHCN, trong đó cần quy định rõ về chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, quy định phải có sự tham gia của Tổ chức tập thể là hiệp hội, điều này sẽ đảm bảo việc nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý chính xác, đáp ứng yêu cầu cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn hoạt động sản xuất và kinh doanh, cần thiết phải có sự tham gia của tập thể các nhà sản xuất.
Trong trƣờng hợp chủ thể nộp đơn là các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhƣ UBNDcác cấp, các Sở chuyên ngành thì cần có sự xác nhận của các tổ chức tập thể về chất lƣợng sản phẩm, tránh tình trạng sai lệch so với thực tế, khó khăn cho quá trình thực thi sau này.
Trong Hồ sơ yêu cầu xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý cần nêu rõ một số thông tin về Hiệp hội sản xuất đồng thời Hiệp hội có trách nhiệm xác nhận một số nội dung liên quan đến sản phẩm, đặc biệt là về cảm quan, khả năng nhận biết của sản phẩm.
Một ví dụ thực tế: Để làm rõ tính chất, chất lƣợng đặc thù của sản phẩm thuốc lào Tiên Lãng, tác giả đã tham gia một buổi họp với Hội sản xuất thuốc lào Tiên Lãng và UBNDhuyện Tiên Lãng là Chủ đơn. Trong bản mô tả tính
là “thuốc lào sau khi sấy có màu vòng óng” tuy nhiên thực tế, đại diện các nhà sản xuất lại khẳng định là thuốc lào có màu “ vàng sẫm” sau khi sấy và thực tế là thuốc lào sau khi sấy có màu “vàng sẫm” không phải có màu “vàng óng” nhƣ Bản mô tả đã nêu. Ví dụ này chứng tỏ rằng khi ngƣời nộp đơn không phải là ngƣời Đại diện cho những ngƣời trực tiếp sản xuất, kinh doanh sản phẩm việc miêu tả sản phẩm sẽ không đƣợc chính xác.
+ Thứ hai, trong hồ sơ đề nghị bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cụ thể là trong Bản mô tả danh tiếng, tính chất, chất lƣợng đặc thù của sản phẩm cần có mục qui định về cấp quyền sử dụng, các điều kiện về cấp quyền sử dụng. Tức là bổ sung thêm nội dung này vào Điều 43 Thông tƣ số 01/2007/TT-BKHCN.
+ Thứ ba, quy định hiệp hội phải đƣợc hình thành và hoạt động tốt trƣớc khi nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, tránh tình trạng một số chỉ dẫn địa lý thành lập hiệp hội mang tính chất lấy lệ, hoạt động kém hiệu quả.
+ Thứ tƣ, miễn giảm giấy phép Cấp quyền sử dụng cho hiệp hội sản xuất khi hiệp hội đó đứng tên đăng ký chỉ dẫn địa lý hoặc tham gia vào quá trình xác lập quyền và đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã nêu trong Bản mô tả danh tiếng, tính chất, chất lƣợng đặc thù của sản phẩm. Vì, khi hiệp hội đã đƣợc thành lập, hoạt động tốt, chính họ lập ra các điều kiện cho sản phẩm và họ đứng tên nộp đơn yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì họ phải chịu trách nhiệm với nội dung công việc của mình. Thực tế hiện nay, khi cấp quyền sử dụng các cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý cũng dựa vào hồ sơ kỹ thuật của hiệp hội đƣa lên và việc kiểm tra nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức. Nếu làm đƣợc điều này sẽ mang tính chất đột phá, phát huy cao đƣợc vai trò của hiệp hội sản xuất.
+ Thứ năm, tạo hành lang pháp lý cho phép hiệp hội tham gia sâu hơn vào quá trình quản lý chỉ dẫn địa lý, bằng quyết định quản lý chỉ dẫn địa lý của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là, giao cho hiệp hội việc chủ động in ấn, cấp tem nhãn sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho hiệp hội chủ động hơn trong quá trình sản xuất. Để làm đƣợc điều này thì trình độ nhận thức, ý thức bảo vệ uy tín sản phẩm của hiệp hội phải đƣợc thực hiện tốt.
+ Thứ sáu, tạo hành lang pháp lý, chính thức công nhận sự tham gia của hiệp hội vào quá trình thực thi. Có quy định rõ ràng khi nào cần sự có mặt của hiệp hội khi tiến hành kiểm tra sản phẩm trên thị trƣờng.
3.4.2. Giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hiệp hội
- Một là, hiệp hội cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội sao cho hợp lý, phù hợp. Để tổ chức tập thể thực chất là đại diện của ngƣời sản xuất, kinh doanh chỉ dẫn địa lý, cụ thể là:
+ Hiệp hội phải là cơ quan trực tiếp thực hiện kiểm soát nội bộ chất lƣợng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
+ Hiệp hội là cầu nối giữa ngƣời sản xuất, kinh doanh và các cơ quan quản lý, nhà nƣớc;
+ Hiệp hội là ngƣời thực hiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại chung cho ngƣời sản xuất và kinh doanh;
+ Hiệp hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời, tạo ra những giá trị kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống, thu nhập cho hội viên; phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kiến thức và nghiệp vụ cho hội viên, là đầu mối cung cấp thông tin thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại cho hội viên, đồng thời, điều phối để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm;
+ Hiệp hội quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên, quản lý diện tích, sản lƣợng, địa điểm, năng lực sản xuất..
+ Hiệp hội nghiên cứu, xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức áp dụng, kiểm soát việc áp dụng các quy định về canh tác, chế biến, bảo quản, quy trình sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
+ Hiệp hội thiết lập và quản lý việc sử dụng hệ thống tem, nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm, hệ thống quầy, kệ trƣng bày sản phẩm;
+ Nghiên cứu và tổ chức áp dụng các thành tựu khoa học-kỹ thuật nhằm đảm bảo duy trì và nâng cao chất lƣợng nông sản mang chỉ dẫn địa lý;
+ Điều tra, nghiên cứu và tổ chức triển khai các kênh thƣơng mại cho sản phẩm nhằm quảng bá rộng rãi và nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
- Hai là, hiệp hội cần củng cố lại cơ cấu tổ chức, bộ máy sao cho gọn nhẹ, ngoài ban lãnh đạo hiệp hội, Các chi hội trƣởng và cán bộ kiểm soát thƣờng xuyên, thì bộ máy chuyên môn cần tinh giản tối đa không cần thiết phải có cán bộ làm kế hoạch, tài chính ở các chi hội (nhƣ sơ đồ đang áp dụng nêu tại chƣơng 1 trên đây) có nhƣ vậy sẽ giảm đƣợc chi phí cho bộ máy gián tiếp, giúp cho hiệp hội có bộ máy gọn nhẹ hơn.
- Ba là, xác định nhiệm vụ cơ bản, có tính chất sống còn đối với sản phẩm là việc quản lý chất lƣợng sản phẩm mà khâu quản lý nội bộ của hiệp hội là khâu quan trọng nhất, hiệp hội cần thực hiện nghiêm túc các công việc quản lý sau:
+ Chủ động thực hiện các công việc quản lý từ khâu sản xuất, mục đích của việc quản lý nhằm thống kê, theo dõi hiện trạng sản xuất của hội viên;
+ Giám sát, quản lý quy trình canh tác, bảo quản, chế biến sản phẩm hoặc quy trình chế biến sản xuất sản phẩm;
+ Chủ động quản lý việc cấp và sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm; + Chủ động quản lý chất lƣợng sản phẩm đủ điều kiện để cấp và sử dụng tem, nhãn, bao bì. Đảm bảo số lƣợng tem, nhãn, bao bì sản phẩm đƣợc cấp tƣơng ứng với số sản phẩm đủ điều kiện đƣợc mang chỉ dẫn địa lý, đảm bảo tem, nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm chỉ sử dụng cho sản phẩm đƣợc lựa chọn đáp ứng các điều kiện đặc thù về cảm quan và chất lƣợng.
+ Hiệp hội có thể chủ động liên kết, thuê khoán chuyên môn với các tổ chức, kiểm tra chất lƣợng hoặc áp dụng các mô hình quản lý, tiêu chuẩn quốc tế vào công tác quản lý sản xuất nhƣ tiêu chuẩn GAP…
+ Nếu đƣợc các cấp quản lý cho phép Hiệp hội sẽ chủ động quản lý chất lƣợng sản phẩm của hội viên, cƣơng quyết chỉ cấp tem, nhãn sản phẩm cho những hội viên đạt yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm.
- Bốn là, ngoài công tác mang tính chất đối nội, hiệp hội cần chú trọng đến việc đánh giá, khảo sát thị trƣờng, nắm bắt thông tin để điều hành, điều phối, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm hợp lý.
+ Trong đó khâu nghiên cứu thị trƣờng rất quan trọng vì hoạt động nghiên cứu thị trƣờng giúp đƣa ra bức tranh toàn cảnh về các nhân tố văn hoá, chính trị, kinh tế để làm căn cứ quyết định cách thức hoạt động cho các thành viên. Hiệp hội cần phát huy vai trò trung gian để huy động kinh phí từ phía doanh nghiệp, ngân sách chính phủ và sự hỗ trợ từ bên ngoài. Việc nghiên cứu thị trƣờng cần phải tiến hành sâu, rộng đối với từng phân đoạn thị trƣờng, khi đó tổ chức tập thể sẽ xác định rõ ràng hơn về mức độ phù hợp của sản phẩm đối với thị trƣờng và cấu trúc các kênh tiếp thị để lựa chọn kênh phù hợp cho sản phẩm, xác định nhu cầu thiết lập mạng lƣới để cùng sản xuất và quảng bá sản phẩm. Việc nghiên cứu thị trƣờng cũng cần tiếp cận và nghiên cứu thị trƣờng mới nhằm đa dạng hoá thị trƣờng sản phẩm nhƣng cũng cần nắm bắt những động thái của thị trƣờng hiện tại để duy trì và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
+ Cần thiết phải đẩy mạnh quảng bá và xây dựng hình ảnh, danh tiếng đối với chỉ dẫn địa lý ở thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Các hoạt động này đƣợc thực hiện thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội chợ triển lãm. Đối với thị trƣờng nƣớc ngoài, hiệp hội cần chủ động tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm, gắn kết sản phẩm của mình với đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam.
- Năm là, thƣờng xuyên đào tạo nâng cao hiểu biết về chỉ dẫn địa lý, quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý cũng nhƣ đào tạo, phổ biết về kỹ năng sản xuất, ý thức bảo vệ môi trƣờng cho các hội viên. Làm sao để các hội viên có năng lực và hoàn toàn tự tin, tự hào vào công việc mình làm cũng nhƣ sản phẩm do mình tạo ra.
3.4.3. Giải pháp hỗ trợ hoạt động của hiệp hội
Ngoài một số biện pháp mà bản thân hiệp hội cần thực hiện nhƣ trên đã nêu. Nhà nƣớc, các cơ quan quản lý các tổ chức chính trị, xã hội cũng cần có sự hỗ trợ thêm cho hiệp hội, một số đề xuất cụ thể nhƣ sau:
- Một là, hỗ trợ về mặt tài chính. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hiệp hội nhất là trong thời gian đầu, khi hiệp hội còn chƣa thật sự chủ động về mặt tài chính. Thực tế, trong những năm gần đây nhà nƣớc đã có những hình thức hỗ trợ hiệp hội về mặt in ấn tem nhãn, tổ chức học tập, đào tạo cho hội viên. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả thì các công việc này chƣa thực sự có hiệu quả vì cách thức hỗ trợ còn nhiều bất cập, hiệp hội chƣa chủ động đƣợc mà phải lệ thuộc vào sự phân bổ, đăng ký rất mất thời gian. Chính vì vậy, tác giả xin đề xuất, thay vì thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ do các cơ quan quản lý chủ trì, các địa phƣơng có thể lập một quỹ hỗ trợ cho việc quản lý ở địa phƣơng và có thể cấp kinh phí hỗ trợ cho hiệp hội trên cơ sở thuyết trình tính hợp lý sử dụng kinh phí của hiệp hội (đƣợc hội đồng thông qua) mà không cần có sự quản lý chi tiết của các cơ quan quản lý tài chính.
- Hai là, nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ về thuế cho hiệp hội. Nộp thuế đầy đủ là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, với sản phẩm có tính chất đặc thù, cần duy trì, phát triển không chỉ vì giá trị kinh tế mà còn về yếu tố văn hóa, truyền thống. Vì vậy, nhà nƣớc nên có chính sách thuế ƣu đãi riêng cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.
- Ba là, tạo điều kiện cho hiệp hội tham gia vào các hoạt động các chƣơng trình phát triển kinh tế của địa phƣơng. Nhƣ chúng ta đã biết tại mỗi địa phƣơng đều có những chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội cụ thể. Việc tham gia các chƣơng trình này là một hƣớng giúp cho hiệp hội rất nhiều trong việc tăng thêm kinh phí, quảng bá sản phẩm, nâng cao vị thế của hiệp hội.
- Bốn là, tạo điều kiện cho hiệp hội trong việc cung cấp thông tin. Những thông tin về hoạt động, quảng bá sản phẩm của hiệp hội, ngoài website của hiệp hội cần đƣợc các cơ quan thông tin của địa phƣơng đăng tải. Ngoài ra, những thông tin liên quan đến sản phẩm, tình hình sản xuất trong nƣớc và trên thế giới, các thông tin về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm…cần đƣợc các cơ quan quản lý chuyên môn về nông nghiệp, thƣơng mại…của địa phƣơng cung
cấp kịp thời cho hiệp hội bằng các hình thức nhƣ cung cấp báo, tạp chí, công văn, thông báo…gửi cho hiệp hội.
- Năm là, nâng cao vai trò của hiệp hội trong công tác thực thi. Cần có quy định chính thức để hiệp hội tham gia vào quá trình thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. Có thể bằng hình thức cho phép hiệp hội ký hợp đồng với các cơ quan thực thi để làm công tác giám định sản phẩm vì hơn ai hết hiệp hội là đơn vị hiểu rõ nhất về sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
- Sáu là, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thực thi đối với việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. Đối với các vụ việc vi phạm quyền chỉ dẫn địa lý khi đƣợc nhân dân đặc biệt là khi đƣợc hiệp hội phát hiện thì chính quyền địa phƣơng, các cơ quan thực thi phải có biện pháp, phƣơng án xử lý ngày (tránh trƣờng hợp nhƣ vải thiều Thanh Hà nhƣ đã nêu tại Chƣơng 2).
3.5. Đánh giá tác động của mô hình hiệp hội tham gia quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý quyền đối với chỉ dẫn địa lý
3.5.1. Tác động dương tính
Qua phân tích mô hình có sự tham gia của Hiệp hội quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý đã thấy có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội thể hiện qua những điểm chính sau đây:
- Xây dựng đƣợc các công cụ quản lý phù hợp với lý thuyết quản lý nhƣ quản lý nội bộ, quản lý ngoài, quản lý theo chức năng;
- Gắn quyền và lợi ích kinh tế của ngƣời sản xuất kinh doanh các sản phẩm đƣợc bảo hộ chỉ dẫn địa lý với hiệu quả quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý, thể hiện qua việc giá trị kinh tế của sản phẩm khi đƣợc áp dụng mô hình quản lý này đã tăng lên so với khi chƣa áp dụng mô hình này;
- Xây dựng và ban hành đƣợc quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đƣợc bảo hộ;
- Chuẩn hóa quy trình kỹ thuật canh tác sản phẩm nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm không những ở thị
- Việc tuyên truyền, quảng bá, phát triển giá trị cho chỉ dẫn địa lý đã