Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu tham gia quản lý và thực thi quyền đối vớ

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hiệp hội để quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam (Trang 71)

9. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu tham gia quản lý và thực thi quyền đối vớ

sự tham gia của hiệp hội

3.3.1. Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu tham gia quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn địa lý

Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu là tổ chức tập thể tham gia vào việc quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Hiệp hội tám xoan Hải Hậu đƣợc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN&PTNT) và các viện nghiên cứu nông nghiệp đầu ngành của Pháp hỗ trợ phục tráng và sản xuất gạo tám xoan chính hiệu.

Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu có các chức năng sau;

* Chức năng tổ chức và quản lý sản xuất:

- Quản lí hoạt động sản xuất của các thành viên bao gồm: diện tích, sản lƣợng, địa điểm, quy trình kỹ thuật, thực hành sản xuất.

- Tổ chức áp dụng và quản lý việc thực hiện quy trình canh tác chung nhằm nâng cao chất lƣợng và sự đồng đều của sản phẩm.

- Tổ chức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các thành viên.

* Chức năng tổ chức thu gom và chế biến sản phẩm

- Quản lý khâu thu hoạch, vận chuyển, phơi... sản phẩm theo qui trình thống nhất để đảm bảo sự đồng nhất về chất lƣợng.

* Chức năng tổ chức tiêu thụ và quản lí thị trường

- Quản lí hoạt động bảo quản, tiêu thụ sản phẩm của các thành viên bao gồm: sản lƣợng, chủng loại về chất lƣợng, thị trƣờng, giá bán...

- Quản lí việc sử dụng tem nhãn, bao bì của sản phẩm khi đƣa ra thị trƣờng.

- Bảo vệ tên gọi và mở rộng thị trƣờng sản phẩm.

- Tổ chức triển khai xây dựng các kênh thƣơng mại sản phẩm, hỗ trợ và thúc đẩy các thành viên, tổ, nhóm thƣơng mại tiêu thụ sản phẩm.

* Chức năng quản lý chất lượng

- Tổ chức và quản lí quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với các thành viên trên các diện tích, đăng ký xin cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

- Tổ chức thực hiện các công cụ quản lý, kiểm tra về chất lƣợng sản phẩm cuối cùng khi đƣa ra thị trƣờng.

* Chức năng quản lý chỉ dẫn địa lý

- Xây dựng hồ sơ, các điều kiện để đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

- Xác nhận và yêu cầu cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý cấp nhãn mác, bao bì Chỉ dẫn địa lý cho các thành viên.

- Phối hợp với cơ quan kiểm soát chỉ dẫn địa lý bên ngoài để thực hiện việc quản lý chỉ dẫn địa lý.

- Thực hiện chức năng kiểm soát chỉ dẫn địa lý nội bộ đối với các thành viên khác không là thành viên của tổ chức tập thể khi có yêu cầu.

* Chức năng thực hiện các nội dung trong việc quản lý, xin cấp quyền và sử dụng

- Xây dựng hồ sơ xin cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. - Xây dựng các quy định hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ dẫn địa lý Hải Hậu cho gạo tám xoan.

- Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh của các thành viên: hồ sơ thành viên (diện tích lúa giống, diện tích lúa thƣơng phẩm, sản lƣợng dự kiến, địa điểm, khả năng bảo quản, kinh doanh...).

- Tổ chức quản lý sản xuất: xây dựng, tổ chức áp dụng các quy trình bắt buộc về canh tác, chế biến, bảo quản sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: hồ sơ theo dõi, ghi chép trong quá trình sản xuất, bảo quản sản phẩm...

- Quản lý chất lƣợng sản phẩm: xây dựng tiêu chí về chất lƣợng cụ thể: tiêu chí phân loại sản phẩm (mùi, độ mềm, độ dính, độ bóng, vị ngon, các chỉ tiêu định lƣợng khác...), kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi sử dụng nhãn mác, bao bì...

- Xây dựng quy chế và tổ chức thực hiện quy chế trong đăng ký tem nhãn, sử dụng tem, nhãn sản phẩm…

- Tổng hợp số lƣợng, yêu cầu cơ quan quản lý Chỉ dẫn địa lý cấp tem Chỉ dẫn địa lý cho các lô sản phẩm của các thành viên hoặc chứng nhận số lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn để tổ chức tập thể tự in tem.

- Quản lý thị trƣờng: xác định và quản lý số lƣợng tiêu thụ của từng thành viên thƣơng mại, sử dụng nhãn mác chung, yêu cầu sửa đổi, thống nhất về nhãn mác sản phẩm.

Mô hình tổng thể của hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý Hải Hậu cho sản phẩm gạo tám xoan của tổ chức tập thể đƣợc thể hiện các bƣớc dƣới đây:

Bước 1: xây dựng hệ thống quản lý, tổ chức và thực hiện hệ thống quản lí nội bộ cho tổ chức dự định xin sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Trƣớc khi xin cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, cần phải xây dựng các điều kiện để xin cấp quyền theo quy định, bao gồm:

- Bản mô tả về hoạt động sản xuất: diện tích sản xuất, vị trí lô thửa,... - Quy trình canh tác trong sản xuất và chế biến (đặc biệt là đủ điều kiện để áp dụng quy trình kỹ thuật bắt buộc).

- Quy chế tổ chức, theo dõi và kiểm soát về chất lƣợng sản phẩm.

- Bản mô tả chất lƣợng sản phẩm (loại sản phẩm, tiêu chí của từng loại...).

- Mẫu mã, bao bì đăng ký sử dụng.

Bước 2: xây dựng hồ sơ xin đăng kí sử dụng Chỉ dẫn địa lý

- Nếu trong trƣờng hợp của tổ chức tập thể thì việc này sẽ do tổ chức tập thể đệ trình đơn và là chủ thể sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Bước 3: theo đuổi đơn và xử lí các vấn đề xẩy ra theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận đơn (cơ quan quản lý về chỉ dẫn địa lý tại địa phƣơng).

* Quy trình quản lý hệ thống sản xuất của tổ chức tập thể, các hộ thành viên

- Mục tiêu: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thể hiện khả năng sản xuất, chế biến và kinh doanh của tổ chức tập thể, các hộ thành viên.

- Nội dung:

+ Xây dựng hồ sơ sản xuất của các thành viên bao gồm: diện tích, hồ sơ về diện tích trồng lúa, vị trí lô thửa, năng suất hàng năm...

+ Khả năng chế biến của các hộ thành viên/tổ chức tập thể.

+ Khả năng tiêu thụ gạo thƣơng hiệu của các thành viên sản xuất: khối lƣợng, chủng loại, thời điểm bán,...

+ Thiết lập hồ sơ quản lý hoạt động của các thành viên: mã hộ, lô thửa, đặc điểm và vị trí của lô thửa...

Hiệu quả hoạt động của Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu:

Hiệp hội quần tụ khoảng 430 hộ nông dân canh tác trên một vùng đất đƣợc nghiên cứu rất kỹ về chất đất rộng 147 mẫu của huyện Hải Hậu. Các nông dân ở đây sản xuất bởi một loại giống duy nhất đƣợc các viện nghiên cứu mất nhiều năm sƣu tầm, phục tráng theo một quy trình nghiêm ngặt hoàn toàn không có sự can thiệp của các loại hoá chất.

Hiệp hội quy định gặt lúa theo thời gian ghi trên phiếu của Hiệp hội, tức là khi lúa chỉ chín 8 phần, trên lông có nhiều hạt còn mọng sữa (vì thế khi tuốt lúa, sữa từ các bông lúa bắn ra trắng cả bờ ruộng và hạt gạo sau khi giã có một màu xanh rất đặc trƣng của nó). Sau khi phơi lúa, hiệp hội sẽ niêm phong lúa của từng nhà (tránh bị trộn các lúa khác vào). Khi có hợp đồng mua gạo, hiệp hội đến các nhà gỡ niêm phong lấy lúa về xay, giã thủ công và đƣa

vào máy hút chân không - đóng bao do Pháp tài trợ. Quy trình này thiết lập một bức tƣờng kín kẽ giúp cho tám xoan đảm bảo chất lƣợng từ lúc ở cánh đồng cho đến khi về tay khách hàng. Hiện tại nông dân nhiều huyện của Nghĩa Hƣng, Giao Thuỷ cũng muốn trở thành thành viên của Hiệp hội. Vì vào đây, làm mỗi sào lúa họ lãi gấp đôi so với ở ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hiệp hội để quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)