0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp hỗ trợ hoạt động của hiệp hội

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI ĐỂ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM (Trang 83 -83 )

9. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Giải pháp hỗ trợ hoạt động của hiệp hội

Ngoài một số biện pháp mà bản thân hiệp hội cần thực hiện nhƣ trên đã nêu. Nhà nƣớc, các cơ quan quản lý các tổ chức chính trị, xã hội cũng cần có sự hỗ trợ thêm cho hiệp hội, một số đề xuất cụ thể nhƣ sau:

- Một là, hỗ trợ về mặt tài chính. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hiệp hội nhất là trong thời gian đầu, khi hiệp hội còn chƣa thật sự chủ động về mặt tài chính. Thực tế, trong những năm gần đây nhà nƣớc đã có những hình thức hỗ trợ hiệp hội về mặt in ấn tem nhãn, tổ chức học tập, đào tạo cho hội viên. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả thì các công việc này chƣa thực sự có hiệu quả vì cách thức hỗ trợ còn nhiều bất cập, hiệp hội chƣa chủ động đƣợc mà phải lệ thuộc vào sự phân bổ, đăng ký rất mất thời gian. Chính vì vậy, tác giả xin đề xuất, thay vì thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ do các cơ quan quản lý chủ trì, các địa phƣơng có thể lập một quỹ hỗ trợ cho việc quản lý ở địa phƣơng và có thể cấp kinh phí hỗ trợ cho hiệp hội trên cơ sở thuyết trình tính hợp lý sử dụng kinh phí của hiệp hội (đƣợc hội đồng thông qua) mà không cần có sự quản lý chi tiết của các cơ quan quản lý tài chính.

- Hai là, nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ về thuế cho hiệp hội. Nộp thuế đầy đủ là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, với sản phẩm có tính chất đặc thù, cần duy trì, phát triển không chỉ vì giá trị kinh tế mà còn về yếu tố văn hóa, truyền thống. Vì vậy, nhà nƣớc nên có chính sách thuế ƣu đãi riêng cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

- Ba là, tạo điều kiện cho hiệp hội tham gia vào các hoạt động các chƣơng trình phát triển kinh tế của địa phƣơng. Nhƣ chúng ta đã biết tại mỗi địa phƣơng đều có những chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội cụ thể. Việc tham gia các chƣơng trình này là một hƣớng giúp cho hiệp hội rất nhiều trong việc tăng thêm kinh phí, quảng bá sản phẩm, nâng cao vị thế của hiệp hội.

- Bốn là, tạo điều kiện cho hiệp hội trong việc cung cấp thông tin. Những thông tin về hoạt động, quảng bá sản phẩm của hiệp hội, ngoài website của hiệp hội cần đƣợc các cơ quan thông tin của địa phƣơng đăng tải. Ngoài ra, những thông tin liên quan đến sản phẩm, tình hình sản xuất trong nƣớc và trên thế giới, các thông tin về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm…cần đƣợc các cơ quan quản lý chuyên môn về nông nghiệp, thƣơng mại…của địa phƣơng cung

cấp kịp thời cho hiệp hội bằng các hình thức nhƣ cung cấp báo, tạp chí, công văn, thông báo…gửi cho hiệp hội.

- Năm là, nâng cao vai trò của hiệp hội trong công tác thực thi. Cần có quy định chính thức để hiệp hội tham gia vào quá trình thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. Có thể bằng hình thức cho phép hiệp hội ký hợp đồng với các cơ quan thực thi để làm công tác giám định sản phẩm vì hơn ai hết hiệp hội là đơn vị hiểu rõ nhất về sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

- Sáu là, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thực thi đối với việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. Đối với các vụ việc vi phạm quyền chỉ dẫn địa lý khi đƣợc nhân dân đặc biệt là khi đƣợc hiệp hội phát hiện thì chính quyền địa phƣơng, các cơ quan thực thi phải có biện pháp, phƣơng án xử lý ngày (tránh trƣờng hợp nhƣ vải thiều Thanh Hà nhƣ đã nêu tại Chƣơng 2).

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI ĐỂ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM (Trang 83 -83 )

×