9. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột tham gia quản lý và thực thi quyền đối vớ
với chỉ dẫn địa lý
Nhƣ chƣơng 2 đã khảo sát và chứng minh các cơ quan quản lý nhà nƣớc hoạt động kém hiệu quả khi quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột. Nhƣ vậy, UBND tỉnh Đắk Lắk đã không hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc quản lý chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, sự thành lập Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột là việc cần thiết để tự quản tài sản trí tuệ này.
Trong khoảng thời gian rất ngắn kể từ khi đƣợc thành lập, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận tại 17 quốc gia. Đến nay, các nƣớc đã chấp nhận đăng ký bảo hộ có Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Singapore. Còn Mỹ, Đức, Anh, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản từ chối đăng ký bảo hộ. Thậm chí, Anh đã thông báo từ chối lần 2 sau khi phía Việt Nam nộp đơn phản đối việc từ chối lần 1.
Ngoài ra, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã phát hiện nhãn hiệu “Cafe Ban Me Thuot” đã bị Công ty Rice Field Corporation nộp đơn đăng ký bảo hộ vào ngày 4.8.2003 tại Mỹ, Công ty Starbucks Copporation đã đăng ký bảo hộ vào ngày 4.3.1998 tại Canada. Riêng tại Hàn Quốc, ông Lee Mi Hyang đã đăng ký nhãn hiệu trong đó có từ “Buon” cho nhóm 30 sản phẩm cà phê vào ngày 6.01.2005.10
Nhận định:
- Khi UBND tỉnh Đắk Lắk đã quản lý không có hiệu quả chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, thì Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột bƣớc đầu đã quản
lý có hiệu quả tài sản trí tuệ này, việc 6 nƣớc từ chối bảo hộ cà phê Buôn Ma Thuột là hậu quả quản lý kém hiệu quả trong quá khứ;
- Khi quyền lợi kinh tế gắn với doanh nghiệp thì Hiệp hội – với vai trò là tổ chức đại diện cho họ sẽ quản lý có hiệu quả hơn khi việc quản lý này nằm trong tay cơ quan nhà nƣớc.