9. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Hiệp hội vải thiều Thanh Hà tham gia quản lý và thực thi quyền đối với chỉ
chỉ dẫn địa lý
Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, Hải Dƣơng (gọi tắt là Hiệp hội Vải thiều Thanh Hà) thành lập năm 2003. Số thành viên của Hiệp hội ban đầu là 55 thành viên. Đến nay Hiệp hội đã phát triển 366 hội viên tại 9 Chi hội với diện tích trồng vải là 120 ha, sản lƣợng 1.920 tấn/năm.
Các hộ gia đình sản xuất vải thiều, các nhà phân phối, các tổ chức tập thể tham gia Hiệp hội Vải thiều Thanh Hà khi có đủ các điều kiện sau:
+ Có vùng sản xuất vải thiều nằm trong vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng đã công bố trong bản mô tả tính chất chất lƣợng vải thiều Thanh Hà.
+ Tuân thủ điều kiện và quy chế vận hành trong quản lý chỉ dẫn địa lý. Hiệp hội Vải thiều Thanh Hà tổ chức và hoạt động với các điểm chủ yếu sau:
a. Hệ thống quản lý nội bộ (bên trong):
Là hệ thống kiểm soát những ngƣời sản xuất và lƣu thông. Đối với sản phẩm vải thiều Thanh Hà, hệ thống quản lý bên trong là hệ thống quản lý trong nội bộ Hiệp hội Vải thiều Thanh Hà. Hiệp hội kiểm soát việc thực hiện quy trình sản xuất, là hoạt động quyết định chất lƣợng sản phẩm, kiểm soát chất lƣợng trƣớc khi đi lƣu thông, kiểm soát việc sử dụng nhãn mác của các hộ sử dụng Chỉ dẫn địa lý.
b. Đơn vị quản lý bên ngoài:
Các cơ quan chức năng ở địa phƣơng và Trung ƣơng kiểm soát chất lƣợng trong quá trình lƣu thông, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm chỉ dẫn địa lý.
Để công tác quản lý triển khai chặt chẽ và đồng bộ, công tác khai thác chỉ dẫn địa lý có hiệu quả, tổ chức quản lý và khai thác phải đƣợc xây dựng đồng bộ bao gồm 2 hệ thống: hệ thống quản lý bên ngoài và hệ thống quản lý bên trong (còn đƣợc gọi là hệ thống quản lý nội bộ). Hai hệ thống này liên kết chặt chẽ để bổ trợ cho nhau trong công tác quản lý và tổ chức khai thác.
c. Chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý
Để đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả và giúp các chủ thể sản xuất và kinh doanh quả vải thiều Thanh Hà chủ động trong công tác gìn giữ chất lƣợng đặc thù của sản phẩm, việc tổ chức thực hiện theo phƣơng pháp sau:
- Tổ chức hoạt động trồng và chăm sóc theo nhóm, đội (tùy từng địa phƣơng cụ thể) cho phù hợp, theo đó có đội trƣởng hoặc nhóm trƣởng phụ trách và thực hiện công tác quản lý, kiểm soát ngay từ cơ sở.
- Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý có trách nhiệm tiến hành thƣờng xuyên và liên tục các buổi tập huấn và hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp các thông tin cần thiết để các chủ thể thực hiện canh tác theo quy trình.
- Tiến hành lập các loại sổ sách để cập nhật theo dõi.
- Có thể lựa chọn điểm với diện tích phù hợp để thực hiện mẫu công tác kiểm soát chất lƣợng kết hợp với tiêu chuẩn VietGAP. Điểm và diện tích đƣợc chọn làm mẫu phải đƣợc công khai trƣớc các chủ hộ sử dụng chỉ dẫn địa lý.
d. Chức năng tổ chức và quản lý sản xuất:
- Quản lí hoạt động sản xuất của các thành viên bao gồm: diện tích, sản lƣợng, địa điểm, quy trình kỹ thuật, thực hành sản xuất.
- Tổ chức áp dụng và quản lý việc thực hiện quy trình canh tác chung nhằm nâng cao chất lƣợng và sự đồng đều của sản phẩm.
- Tổ chức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các thành viên.
e. Chức năng tổ chức thu gom và chế biến sản phẩm
- Quản lý khâu thu hoạch, vận chuyển, phơi... sản phẩm theo qui trình thống nhất để đảm bảo sự đồng nhất về chất lƣợng.
- Tổ chức chế biến sản phẩm theo các qui trình khác nhau.
f. Chức năng tổ chức tiêu thụ và quản lý thị trường
- Quản lý hoạt động bảo quản, tiêu thụ sản phẩm của các thành viên bao gồm: sản lƣợng, chủng loại về chất lƣợng, thị trƣờng, giá bán...
- Quản lý việc sử dụng tem nhãn, bao bì của sản phẩm khi đƣa ra thị trƣờng.
- Bảo vệ tên gọi và mở rộng thị trƣờng sản phẩm.
- Tổ chức triển khai xây dựng các kênh thƣơng mại sản phẩm, hỗ trợ và thúc đẩy các thành viên, tổ, nhóm thƣơng mại tiêu thụ sản phẩm.
g. Chức năng quản lý chất lượng
- Tổ chức và quản lý quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với các thành viên trên các diện tích, đăng ký xin cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý
- Tổ chức thực hiện các công cụ quản lý, kiểm tra về chất lƣợng sản phẩm cuối cùng khi đƣa ra thị trƣờng.
h. Chức năng quản lý chỉ dẫn địa lý
- Xây dựng hồ sơ, các điều kiện để đăng kí quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
- Xác nhận và yêu cầu cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý cấp nhãn mác, bao bì chỉ dẫn địa lý cho các thành viên.
- Phối hợp với cơ quan kiểm soát chỉ dẫn địa lý bên ngoài để thực hiện việc quản lý chỉ dẫn địa lý.
- Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ đối với các thành viên khác không là thành viên của tổ chức tập thể khi có yêu cầu.
* Hiệu quả hoạt động của Hiệp hội vải thiều Thanh Hà
Dƣới sự giúp đỡ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dƣơng), 200 thành viên trong hiệp hội đang thực hiện dự án quy trình canh tác, quản lý chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà.
Quy trình này đòi hỏi các hội viên trong hiệp hội phải thực hiện nghiêm ngặt từng khâu trong quy trình canh tác. Việc thực hiện này đều đƣợc các thành viên trong Hiệp hội giám sát. Theo đó, ở mỗi xã đều có một chi hội,
mỗi chi hội gồm khoảng hơn mƣời thành viên chia nhau ra và thực hiện kiểm soát chéo. Các quy trình đƣợc các thành viên kiểm tra nghiêm ngặt ở từng khâu, phấn đấu tạo ra sản phẩm có chất lƣợng và tuân thủ chặt chẽ quy định theo chỉ dẫn địa lý.