0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tác động âm tính

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI ĐỂ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

9. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Tác động âm tính

Cơ sở lý thuyết để đánh giá tác động âm tính là quan điểm của Vũ Cao Đàm đƣợc nêu trong tác phẩm Khoa học chính sách và tác phẩm Kỹ năng phân tích chính sách, trong đó đã nêu: “Tác động âm tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả không phù hợp với mục tiêu của chính sách”. [5; 121].

Việc quản lý theo mô hình này đã mang lại những hiệu quả không mong muốn, do nó đi ngƣợc lại các nguyên tắc quản lý, trong đó có nguyên tắc quản lý nhà nƣớc, đó là cơ quan quản lý nhà nƣớc, lẽ ra phải thực hiện chức năng quản lý bên ngoài thì lại thực hiện trực tiếp hoạt động liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Chính vì vậy, chƣa có hoạt động quản lý nhà nƣớc theo đúng bản chất là quản lý từ bên ngoài đối với các chỉ dẫn địa lý này.

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chƣa đƣợc thực hiện theo một quy trình chuẩn chung, chƣa có cơ chế đảm bảo chất lƣợng đồng đều cho sản phẩm.

- Chƣa có cơ quan kiểm soát bên ngoài chất lƣợng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Cơ quan quản lý nhà nƣớc vừa là chủ thể quản lý, kiểm soát chất lƣợng đồng thời thực hiện cả những hoạt động nhƣ tổ chức tập thể dẫn đến tình trạng không phân biệt hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm soát ngoại vi chất lƣợng sản phẩm.

- Chƣa triển khai các hoạt động nhằm phát triển các kênh thƣơng mại, các hoạt động quảng bá sản phẩm do đó, chƣa tạo ra sự khác biệt về giá trị kinh tế của sản phẩm trƣớc và sau khi chỉ dẫn địa lý đƣợc đăng bạ.

- Chƣa có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chỉ dẫn địa lý nên các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm chƣa nhận thức rõ vai trò của chỉ dẫn địa lý trong việc phát triển nâng cao giá trị cho sản phẩm.

- Chƣa có chỉ dẫn địa lý nào triển khai hoạt động cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, do đó, mặc dù đã đƣợc đăng ký bảo hộ nhƣng trên thực tế, về mặt pháp lý, chƣa nhà sản xuất nào đƣợc quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.8

* Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã khái quát lại tình hình quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ ở Việt Nam bằng một số ví dụ cụ thể. Các quy định, quy trình quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ ở Việt Nam đã tƣơng đối đầy đủ. Tuy nhiên, hiệu quả đạt đƣợc còn chƣa cao. Trong chƣơng 3 tác giả sẽ nêu nên một số hạn chế trong việc quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ ở Việt Nam và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và thực thi, trong đó chú trọng đến việc nâng cao vai trò của hiệp hội và áp dụng công nghệ trong công tác quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.

CHƢƠNG 3.

NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ, THỰC THI QUYỀN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI ĐỂ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

×