Phương pháp mô hình tài chính Dupont

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Ninh Bình (Trang 40)

Dùng phương pháp Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính cần phân tích. Nội dung cơ bản của phương pháp này là một chỉ tiêu cần phân tích sẽ được tách ra thành hai hay nhiều nhân tố khác nhau dưới dạng tích. Sau đó, phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố để phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Chẳng hạn vận dụng mô

hình Dupont để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của DN (ROA) trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Mô hình có dạng như sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình phân tích tài chính Dupont

Tỷ suất sinh lời

của tài sản (ROA) =

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) x

Số vòng quay của

tài sản (SOA) (2.1)

Từ mô hình trên cho thấy, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng TS mà DN đang sử dụng thì DN phải nghiên cứu để tăng sức sinh lời của doanh thu (DT) và làm cho số vòng của TS bình quân nhanh.

Để tăng số vòng quay của tài sản (SOA), phải tăng quy mô doanh thu thuần (DTT) và phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu TS. Tuy nhiên, tổng DTT và

Tỷ suất lợi nhuận tài sản

Tỷ suất sinh lợi

doanh thu Vòng quay của tài sản

Lợi nhuận

thuần Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản

Doanh thu thuần Tổng chi phí Tổng tài sản ngắn hạn sản dài hạnTổng tài Chi phí ngoài sản xuất Chi phí sản xuất Vốn vật tư

hàng hóa Vốn bằng tiền phải thu

: :

- +

+ +

tổng TS bình quân thường có quan hệ thuận, tức là tổng TS tăng thì tồng DTT cũng tăng.

Để tăng tỷ suất sinh lời của DT (ROS), cần tăng lợi nhuận sau thuế. Mặt khác, lợi nhuận sau thuế có quan hệ thuận chiều với DTT. Như vậy, DTT tăng cũng sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế tăng. Để tăng quy mô DTT cần giảm các khoản giảm trừ DT, mở rộng thị phần và thường xuyên nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ (để không giảm giá bán, có thể tăng giá bán). Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận sau thuế đồng thời với biện pháp tăng DTT cần tăng cường kiểm soát chi phí trong sản xuất và tiêu thụ, áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

Phân tích BCTC dựa vào mô hình tài chính Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị DN. Qua phân tích nhà quản trị DN thấy rõ sự ảnh hưởng định lượng, định tính của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh của DN mình để đề ra các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh của DN được phản ánh sâu sắc và toàn diện.

Tuy nhiên, mô hình tài chính Dupont cũng bộc lộ một số hạn chế: Do mô hình dựa vào giả thuyết và số liệu đầu chủ yếu là số liệu kế toán cung cấp để phân tích nên có thể không đánh tin cậy; Mô hình không tính đến chi phí vốn. Vậy, điều kiện để áp dụng mô hình Dupont có hiệu quả thì số liệu kế toán phải đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Ninh Bình (Trang 40)