Phương pháp loại trừ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Ninh Bình (Trang 38)

Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhằm đánh giá xu hướng và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu phân tích. Theo phương pháp này, khi thực hiện chỉ nghiên cứu mức độ biến động của nhân tố đang xem xét, còn nhân tố khác bị loại trừ ra các ảnh hưởng của nó.

Phương pháp loại trừ gồm hai dạng chính: Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

Phương pháp thay thế liên hoàn

Thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu. Chênh lệch giữa kết quả thay thế nhân tố lần sau với kết quả thay thế lần trước chính là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng biểu thức đại số. Phương pháp thay thế liên hoàn phải thực hiện theo trình tự như sau:

- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu (Q)

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, các nhân tố này đòi hỏi phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng - Lần lượt thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản

ánh đối tượng nghiên cứu theo trình tự đã sắp xếp.

- Tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp này như sau:

Giả sử đối tượng phân tíchh là Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố: a, b, c được biểu diễn dưới dạng tích số: Q = a.b.c .Ta có

+ Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1

+ Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: Qo = ao.bo.c0. + Đối tượng phân tích:

∆Q là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc: ∆Q = Q1 - Q0

% Q là số tương đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc: %

Q=(Q1/Q0)x100%

+ Các nhân tố ảnh hưởng

Gọi ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc lần lượt là ∆Qa , ∆Qb, ∆Qc ta có:

∆Qa = a1.b0.c0 - ao.bo.c0

∆Qb = a1.b1.c0– a1.bo.c0

∆Qc = a1.b1.c1 – a1.b1.c0

+ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.

∆Q = ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc.

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để rút ra nhận xét, kết luận và kiến nghị.

Phương pháp số chênh lệch:

Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn vì thế phương pháp tính số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ “để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định ”.Cũng ví dụ ở phương pháp thay thế liên hoàn ở trên, số chênh lệch tuyệt đối của các nhân tố giữa kỳ kế hoạch và kỳ phân tích được xác định như sau:

∆Qa = (a1 – ao).bo.c0

∆Qb = a1. (b1 – bo).c0

∆Qc = a1.b1.(c1 – co) ∆Q = ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc

Hạn chế của phương pháp loại trừ là nghiên cứu sự thay đổi của một nhân tố không liên hệ với các nhân tố khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Ninh Bình (Trang 38)