Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Ninh Bình (Trang 49)

Báo cáo KQKD là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp khái quát tình hình doanh thu, chi phí và KQKD của DN sau một kỳ kế toán. Thông qua phân tích báo cáo KQKD biết được doanh thu của hoạt động nào cơ bản giữ vị trí quan trọng trong DN, từ đó các nhà quản trị có thể mở rộng thị trường, phát triển doanh thu của những hoạt động đó. Mặt khác đánh giá được vai trò, sự đóng góp của mỗi hoạt động trong DN. Hơn nữa, phân tích BCTC giúp các nhà quản trị đánh giá được trình độ kiểm soát chi phí của các hoạt động, hiệu quả kinh doanh đó là cơ sở quan trọng đưa ra các quyết định đầu tư.

Nội dung phân tích báo cáo kết quả kinh doanh:

Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo KQKD giữa các kỳ với nhau (so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu). Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tới mức tăng, giảm lợi nhuận sau thuế của DN. Sau đó, tổng hợp các nhân tố, thấy được nhân tố nào ảnh hưởng với mức cao nhất.

- Các khoản doanh thu tăng sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế tăng như: Doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, doanh thu khác.

- Các khoản chi phí giảm làm cho lợi nhuận sau thuế tăng như: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, chi phí thuế thu nhập DN

• Các nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế giảm:

- Các khoản doanh thu giảm sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế giảm như: Doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, doanh thu khác.

- Các khoản chi phí tăng làm cho lợi nhuận sau thuế giảm như: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, chi phí thuế thu nhập DN

Thứ hai: So sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo để thấy được bản chất tăng, giảm của các chỉ tiêu đã ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận sau thuế của DN.

Nếu tốc độ tăng của doanh thu bán hàng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán: Chứng tỏ trình độ kiểm soát chi phí sản xuất của nhà quản trị tốt đã làm cho giá thành sản phẩm hạ.

Nếu tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng: Chi phí có thể chưa phù hợp với các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm, hoặc trình độ kiểm soát chi phí kém.

Thứ ba: Phân tích mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu:

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí gồm:

Tỷ lệ giá vốn hàng bán

trên doanh thu thuần = Giá vốn hàng bán x 100 (2.7) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng DTT doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

= Chi phí bán hàng x 100 (2.8) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng DTT doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng (chi phí bán hàng chiếm bao nhiêu % doanh thu). Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng có hiệu quả và ngược lại.

Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần:

Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần

= Chi phí quản lý doanh nghiệp x 100 (2.9) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng DTT doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí quản lý DN. Tỉ lệ chi phí quản lý DN trên DTT càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại.

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần =

Lợi nhuận gộp

x 100 (2.10)

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng DTT sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần

= Lợi nhuận trước thuế x 100 (2.11) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần

= Lợi nhuận sau thuế x 100 (2.12) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết: 100 đồng DTT có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu phản ánh HQKD cuối cùng của DN, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Ninh Bình (Trang 49)