Phương pháp liên hệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Ninh Bình (Trang 37)

Các chỉ tiêu tài chính thường có mối liên hệ mật thiết với nhau bằng các phương trình, các hàm số,...Để lượng hoá các mối liên hệ đó ta thường nghiên cứu trong mối quan hệ tác động qua lại nhau của các chỉ tiêu. Những phương pháp liên hệ cơ bản thường được sử dụng: Liên hệ cân đối; liên hệ thuận và ngược chiều; liên hệ tương quan.

- Liên hệ cân đối: Cơ sở của phường pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh (KD), thường thể hiện bằng phương trình kinh tế dưới dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc quan hệ tương xứng giữa các chỉ tiêu tài chính với nhau. Ví dụ giữa tổng tài sản và tổng nguồn hình thành tài sản, giữa thu, chi và kết quả, giữa nhu cầu vốn và sử dụng vốn ... Từ mối liên hệ đó có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố, biết được tính quy luật liên hệ giữa các nhân tố để đưa ra được những nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp nhằm giúp các quá trình sản xuất kinh doanh của DN các kỳ tiếp theo đạt được những kết quả tốt hơn.

- Phương pháp liên hệ thuận và ngược chiều: Đây là phương pháp sử dụng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nguyên nhân và chỉ tiêu kết quả dưới dạng thương số. Từ đó xác định ảnh hưởng của các nhân tố thể hiện bằng số tương đối. Ví dụ: Phân tích mối quan hệ giữa hai tỷ suất lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế/ tài sản bình quân và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân để quyết định khi nào doanh nghiệp cần sử dụng tiền vay, khi nào không cần vay tiền cho hoạt động kinh doanh.

- Phương pháp liên hệ tương quan: được sử dụng khi các chỉ tiêu kinh tế tài chính có mối quan hệ hàm số.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Ninh Bình (Trang 37)