Quan điểm của Thành phố Hà Nội trong việc phát triển nhà ở xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 60)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.1.2. Quan điểm của Thành phố Hà Nội trong việc phát triển nhà ở xã hộ

đó chính phủ có cơ chế điều chỉnh các chính sách sao cho phù hợp với đòi hỏi của thực tế.

3.1.2. Quan điểm của Thành phố Hà Nội trong việc phát triển nhà ở xã hội xã hội

Trên cơ sở những chủ trương, chính sách phát triển nhà ở xã hội của Nhà nước, thành phố sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thủ đô trong ngắn và trung và dài hạn. Thành phố coi việc giải quyết vấn đề nhà ở cho cán bộ, công chức, công nhân lao động trong các khu công nghiệp và các đối tượng có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Thành phố cần phải can thiệp và tìm cách tháo gỡ.

Thành phố sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn thủ đô trong những năm sắp tới đồng thời kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ nhà ở, thành phố cũng sẽ có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở - góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhà ở cho những người thu nhập thấp hiện nay.

Quan điểm của thành phố là việc giải quyết vấn đề nhà ở xã hội cho các đối tượng hiện nay là rất cần thiết nhưng phải được tiến hành theo một lộ trình xác định, việc lựa chọn đối tượng được mua, thuê, thuê mua phải hết sức thận trọng, chất lượng nhà ở phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về nhà ở xã hội do Nhà nước ban hành. Với quan điểm đó thành phố cần phải:

Thứ nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở của người dân. Tạo động lực phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, mở rộng khả năng huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và của xã hội tham gia phát triển nhà ở.

Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở dành cho người thu nhập thấp (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên tại các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các đối tượng khác) mua hoặc thuê nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng.

Thứ tư, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Từ đó từng bước phát triển kinh tế, hạ tầng, thay đổi bộ mặt đất nước.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w