Các chính sách của Thành phố Hà Nội trong việc phát triển nhà ở xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 37)

THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ

2.3.1 Các chính sách của Thành phố Hà Nội trong việc phát triển nhà ở xã hộ

trong tương lai khi mà việc giải quyết nhà ở cho các đối tượng trên vốn đã gặp nhiều khó khăn khi Hà Nội chưa sát nhập.

Một khó khăn khác đó là mật độ dân số chỉ tập trung vào khu vực trung tâm nội thành – nơi tập trung nhiều cơ quan, trường học, khu vực phát triển kinh tế. Điều này tạo nên sức ép về nhà ở cho các khu vực trung tâm của Thành phố, cũng như sức ép về cầu nhà ở xã hội cho các khu vực này, tuy nhiên, việc quy hoạch nhà ở xã hội cho khu vực này đang vấp phải rào cản lớn về mặt quỹ đất, cơ sở hạ tầng, giao thông…Như vậy, ngoài giải pháp bố trí lại quy hoạch nhà ở xã hội cho các khu vực này đó là Thành phố Hà Nội cần phải có giải pháp di dời, giãn dân tại khu vực nội thành mà cụ thể là việc di dời một số trường học, cơ quan trong nội thành của Thành phố ra các quận, huyện nội thành. Điều này còn phụ thuộc vào quy hoạch của nhà nước trong việc phát triển, quy hoạch Thủ đô.

2.3 Phân tích nôi dụng cơ chế chính sách của thành phố Hà Nội trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội

2.3.1 Các chính sách của Thành phố Hà Nội trong việc phát triển nhà ở xã hội nhà ở xã hội

Triển khai các chương trình phát triển nhà ở xã hội của chính phủ, Thành phố Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn cả nước. Ngoài các việc thực hiện các chính sách phát triển nhà ở xã hội chung của Nhà nước, trong đó có nhiều chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội của Nhà nước được triển khai trên địa bàn thành phố, do đặc thù nhu cầu nhà ở xã hội của thành phố là rất lớn, Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các chương trình, chính sách phát triển, quản lý nhà ở xã hội riêng, phù hợp với đặc thù và tình hình kinh tế của Thành phố.

Quyết định số 1291/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng thí điểm nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010”, với mục tiêu thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm trước khi triển khai đại trà mô hình phát triển nhà ở xã hội. Trong quyết định này Thành phố Hà Nội đã thực hiên 3 dự án với 3 loại hình nhà ở xã hội; 1) Nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách (ngân sách trung ương), mô hình nhà ở xã hội dạng căn hộ gia đình thuê; 2) Nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vay từ Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội và vốn huy động, mô hình nhà ở xã hội dạng căn hộ gia đình thuê mua; 3) Nhà ở xã hội cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê bằng nguồn vốn đặt hàng mua qua Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội.

Quỹ đất sử dụng cho 3 dự án này đều nằm trong quỹ đất 20% mà chủ đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phải bàn giao cho Thành phố, do đó việc thực hiện xây dựng nhà ở xã hội trong quỹ đất 20% có thể thực hiện đơn giản hơn với chi phí thấp do có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của đô thị.

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là nguồn vốn phát triển nhà ở trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là nguồn vốn của nhà nước. Nguồn vốn huy động có được đề cập nhưng chưa có chính sách cụ thể để thu hút nguồn vốn huy động này.

Kết quả với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng (bằng nguồn vốn ngân sách) gồm 3 dự án, trong đó: 1 dự án đầu tư nhà ở xã hội cho thuê với quy mô 500 hộ, 1 dự án đầu tư nhà ở cho thuê mua với 300 căn hộ và 1 dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất cho thuê có tổng diện tích sàn 95.000 m2. Đến nay thành phố đã hoàn thành được 1/3 tổng số diện tích sàn nhà ở cho công nhân thuê, giải quyết chỗ ở cho khoảng 3.000 công nhân.

Tuy chưa thể đáp ứng hết nhu cầu thực tế nhưng dự án thí điểm xây dựng nhà ở xã hội này phần nào giải quyết nhu cầu nhà ở của một bộ phận đối tượng thu nhập thấp đang gặp khó khăn về nhà ở. Đồng thời, đây cũng là dự án xây dựng thí điểm theo mô hình nhà ở xã hội mới, thông qua kết quả thực hiện dự án, thành phố sẽ rút ra những kinh nghiệm để áp dụng xây dựng những dự án nhà ở xã hội tiếp theo trong tương lai.

Quyết định 45/2010/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 09 năm 2010, Quy

định bán, cho thuê, thuê mua và quản lý và sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó quy định chủ đầu tư lập giá bán, cho thuê, thuê mua và thu hồi vốn đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố, chuyển Sở Tài chính thẩm định giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trình UBND Thành phố phê duyệt.

Thành lập Quỹ phát triển đất Thành phố Hà Nội ngày 26 tháng

11 năm 2011.

Là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc hoàn vốn và không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo bù đắp chi phí, mục đích tiếp nhận nguồn vốn, ứng vốn, quản lý vốn để thực hiện các mục tiêu về quy hoạch, sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Chương trình 06-Ctr/TU ngày 08 tháng 11 năm 2011, là chương trình đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng quản lý đô thị thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2015, theo đó Thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu xây dựng nhà ở thu nhập thấp-cán bộ viên chức, bộ đội (phát triển thuê, thuê mua) đạt 15.500 căn, tương đương với 1,1-1,5 triệu m2; nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường đại học cao đẳng: 41.000 chỗ ở , tương đương với 540.000 m2, giải quyết chỗ ở cho 60% sinh viên, học sinh; nhà ở cho công nhân: 28.750 căn hộ, tương đương với 1,6 triệu m2, nhà tái định cư: 20.000 căn hộ tương đương với 1,6 triệu m2.

Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2020, định hướng đến năm 2030

Điểm nhấn trong chính sách phát triển nhà ở xã hội của Thành phố là việc Thành phố ký cam kết với Bộ xây dựng về việc thực hiện Chương trình phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng 2030. Mục tiêu của chương trình; tiếp tục thực hiện xóa bao cấp về nhà ở, đồng thời có cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở, đảm bảo an sinh xã hội, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, giữ gìn cân bằng sinh thái.

Việc phát triển nhà ở của Hà Nội phải tuân thủ quy hoạch xây dựng, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng tự phát; Đa dạng hóa sản phẩm nhà ở để phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng trong xã hội, khuyến khích xây dựng nhà ở để cho thuê, nhà ở bán trả dần; phát triển nhà ở phải kết hợp giữa xây mới và cải tạo, giữa hiện đại với giữ gìn bản sắc địa phương. Đồng thời, hỗ trợ trực tiếp, tạo điều kiện cho các đối tượng xã hội gồm người có công với cách mạng, hộ nghèo khu vực nông thôn, người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm chất độc da cam tự cải thiện nhà ở.

Theo đó, quan điểm của Chương trình là nhằm đáp ứng cải thiện chỗ ở của nhân dân, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố; thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và của xã hội tham gia phát triển nhà ở; khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai. Trên cơ sở nhu cầu về nhà ở xã hội đến năm 2030, Thành phố bố trí ngân sách nhà nước đầu tư về nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách khác có khó khăn về nhà ở; thực hiện chủ trương kết hợp giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội nhằm từng bước cải thiện chỗ ở cho nhân dân.

Chương trình đưa ra các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015 là: Diện tích nhà

ở bình quân toàn thành phố đạt 23,1m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu là 6,5m2/người), trong đó khu vực đô thị là 26,6m2/người, khu vực nông thôn là 20m2/người; diện tích nhà ở khoảng 166.320.000m2; Nâng tỉ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố Hà Nội lên 89,7%, giảm tỉ lệ nhà ở đơn sơ xuống còn 0,05%; Dự kiến thực hiện khoảng 600.000m2 nhà ở, đáp ứng 100.000 chỗ ở cho sinh viên; thực hiện 1.500.000m2 nhà ở đáp ứng 230.000 chỗ ở cho công nhân; thực hiện khoảng 1.100.000m2 nhà ở đáp ứng 15.500 căn hộ cho người có thu nhập thấp mua, thuê và thuê mua; xây dựng khoảng 1.400m2 nhà ở công vụ; thực hiện khoảng 1.600.000m2 nhà ở đáp ứng 20.000 căn hộ tái định cư….

Đồng thời, tạm ngừng, chưa xem xét đề xuất một số dự án phát triển nhà ở thương mại, thực hiện rà soát các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dựng theo tiêu chí của Bộ Xây dựng trình Chính phủ. Thực hiện việc quản lý quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới để xây dựng nhà ở xã hội; tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại độ thị đạt 87%; tỷ lệ nhà ở cho thuê các dự án nhà ở tại đô thị đạt 25%.

Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua; nhà ở công vụ; một phần nhà ở cho sinh viên, nhà ở tái định cư; hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở khoảng 8.453,4 tỷ đồng. Quỹ đất ở đô thị và nông thôn tăng thêm 2.133,7ha.

Đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu đạt diện tích nhà ở bình quân toàn

thành phố là 26,3m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 8,5m2), trong đó khu vực đô thị là 28,7m2/ người, khu vực nông thôn 22,7m2/người; diện tích nhà ở khoảng 207.375.000m2; Nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên thành 91,2%; hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà ở đơn sơ.

Về nhu cầu nhà ở xã hội, dự kiến nhu cầu về nhà ở sinh viên khoảng 800.000m2 sàn nhà ở, tương ứng 130.000 chỗ cho sinh viên; nhu cầu nhà ở công nhân cần khoảng 4.000.000m2 sàn nhà ở, tương ứng 400.000m2 chỗ ở cho công nhân; nhu cầu nhà ở thu nhập thấp cho các đối tượng chính sách xã hội khác cần khoảng 5.000.000m2 sàn nhà ở, tương ứng 72.000 căn hộ; nhu cầu về nhà ở công vụ khoảng 30 căn, tương ứng 2.100m2 nhà công vụ; nhu cầu nhà ở tái định cư cần khoảng 35.000 căn hộ phục vụ tái định cư trên địa bàn, tương ứng 2.800.000m2 sàn

Thành phố tiếp tục phát triển nhà ở thương mại, thực hiện việc quản lý quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới để xây dựng nhà ở xã hội; tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại dô thị đạt 89%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở tại đô thị đạt 30%.

Vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách nhà ở cho sinh viên, nhà ở tái định cư khoảng 7.635 tỷ đồng (chiếm 1,7% tổng vốn đầu tư xây dựng đến năm 2020). Quỹ đất ở đô thị và nông thôn tăng thêm 3.664,6ha.

Đến năm 2030, Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở, thỏa mãn

nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng, đặc biệt là đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở. Thành phố có những cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xanh sạch, hiện đại, bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Theo đó, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố Hà Nội là 31,5m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu là 12,6m2/người), trong đó khu vực đô thị 33,8m2/người, khu vực nông thôn 27,1m2/người; diện tích nhà ở khoảng 283.500.000m2 và thực hiện cải tạo chỉnh trang nhà ở đã có; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên 93,2%. Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 93%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở tại đô thị đạt 35%.

Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách khoảng 8.612,7 tỷ đồng. Quỹ đất ở đô thị và nông thôn tăng 5.542,9ha.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w