THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ
2.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và nhu cầu phát triển nhà ở xã hội của thành phố Hà Nộ
phát triển nhà ở xã hội của thành phố Hà Nội
Thuận lợi: Hà Nội được mở rộng (8/2008) cả về diện tích và dân số,
theo đó diện tích Hà Nội trên 3.000 km2 tăng hơn 3 lần so với Hà Nội cũ. Điều này là thuận lợi lớn của Thành phố Hà Nội trong việc quy hoạch phát triển, bao hàm cả việc phát triển nhà ở và nhà ở xã hội, giảm bớt sức ép về nhà ở hiện nay tại khu vực nội thành Thành phố. Đặc điểm địa hình thuận lợi (bằng phẳng, nền đất tốt…) là điều kiện thuận tốt trong, thiết kế, xây dựng nhà ở xã hội. Hướng ưu tiên chính trong thiết kế xây dựng nhà xã hội sẽ là những khu nhà cao tầng, diện tích xây dựng lớn, tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của các khu đô thị, khu công nghiệp… để tiết kiệm chi phí và quỹ đất. Vấn đề của thành phố bây giờ là phải làm sao tạo ra được nhiều quỹ đất sạch để thu hút đầu tư xây dựng đồng thời có cơ chế khuyến khích ưu đãi để thu hút ngày càng nhiều các thành phần kinh tế tham gia tạo lập quỹ nhà ở xã hội.
Một thuận lợi khác cho sự phát triển nhà ở xã hội đó là hiện nay, kinh tế của thành phố đang có mức phát triển rất cao, Hà Nội đang là điểm thu hút đầu tư lớn. Nhà nước cũng như Thành phố đang có rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư phát triển thị trường nhà ở xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Khó khăn: Việc Hà Nội mở rộng cũng tạo ra nhiều khó khăn trong công
tác giải quyết nhà ở trên địa bàn thành phố. Theo số liệu thống kê mới nhất của cục thống kê, Hà Nội có khoảng 30 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố với số lượng công nhân tăng lên 20% so với Hà Nội cũ, số lượng cán bộ, công chức, viên chức tăng lên hơn 2.000
người. Đây được coi là một sức ép lớn trong việc phát triển quỹ nhà ở xã hội trong tương lai khi mà việc giải quyết nhà ở cho các đối tượng trên vốn đã gặp nhiều khó khăn khi Hà Nội chưa sát nhập.
Một khó khăn khác đó là mật độ dân số chỉ tập trung vào khu vực trung tâm nội thành – nơi tập trung nhiều cơ quan, trường học, khu vực phát triển kinh tế. Điều này tạo nên sức ép về nhà ở cho các khu vực trung tâm của Thành phố, cũng như sức ép về cầu nhà ở xã hội cho các khu vực này, tuy nhiên, việc quy hoạch nhà ở xã hội cho khu vực này đang vấp phải rào cản lớn về mặt quỹ đất, cơ sở hạ tầng, giao thông…Như vậy, ngoài giải pháp bố trí lại quy hoạch nhà ở xã hội cho các khu vực này đó là Thành phố Hà Nội cần phải có giải pháp di dời, giãn dân tại khu vực nội thành mà cụ thể là việc di dời một số trường học, cơ quan trong nội thành của Thành phố ra các quận, huyện nội thành. Điều này còn phụ thuộc vào quy hoạch của nhà nước trong việc phát triển, quy hoạch Thủ đô.