Các chương trình phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 50)

THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ

2.4.2.Các chương trình phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chương trình nhà ở cho cán bộ, công viên chức, lực lưỡng vũ trang quân đội

Trong giai đoạn 2011-2015, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra mục tiêu, phát triển 15.500 căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, tương đương 1,1-1,5 triệu mét vuông. Kết quả đến nay có 14 dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, tổng diện tích 12,9ha với tổng diện tích sàn xây dựng 1,24 triệu m2 gồm 15.412 căn hộ. Kết quả này đã góp phần giải quyết khó khăn về chỗ ở cho các đối tượng là cán bộ, công nhân viên, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân….

Nhu cầu nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố là rất lớn. Tuy nhiên chương trình nhà ở này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của thị trường. Nguyên nhân là do chủ đầu tư phải chủ động bỏ vốn bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà ở, tuy nhiên giá thành căn hộ thì do nhà nước thẩm định, quyết định; thêm vào đó chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho các đối tượng được hưởng nhà ở xã hội thu nhập thấp nên việc thu hồi vốn chậm, hiệu quả không cao, chưa có nhiều chủ đầu tư tham gia.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện ngân sách thành phố có hạn; việc xã hội hóa đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế do những bất cập được nêu trên, vì thế nhằm khuyến khích các chủ đầu tư tham gia đầu tư, từ xây dựng cho đến việc quản lý mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội. Trong năm 2009-2012, thành phố có cơ chế hoán đổi quyền sử dụng “đất công” (đất do nhà nước trực tiếp quản lý) để tạo quỹ nhà ở xã hội.

Chương trình nhà ở cho công nhân

Kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nhà lưu trú công nhân đã khẳng định chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước, mang tính nhân văn văn cao góp phần ổn định chỗ ở, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Với chủ trương xã hội hóa nhà ở công nhân, về cơ bản thành phố đã đáp ứng được chỗ ở cho công nhân. Tính đến này Thành phố Hà Nội đầu tư và xây dựng 4 dự án xây dựng nhà ở công nhân tại 03 khu công nghiệp với tổng diện tích đất xây dựng 142.690m2; gồm 11.958 phòng cho thuê đáp ứng 18.800 công nhân; 605 căn hộ đáp ứng chỗ ở cho 4.600 công nhân.

Ngoài ra, việc các cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê đáp ứng phần lớn (90%-theo biểu đồ 1) nhu cầu xã hội cho thấy chủ trương và các cơ chế chính sách xã hội hóa việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của thành phố là đúng đắn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên không ít nhà trọ tư nhân của các hộ gia đình còn manh mún, chưa đảm bảo chất lượng theo quy định, đòi hỏi trong thời gian tới thành phố phải có các cơ chế chính sách hỗ trợ để các hộ dân có thể tự đầu tư, cải tạo, nâng cấp các nhà trọ, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nhiều hơn nữa.

Chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên

Chương trình bắt đầu thực hiện từ năm 2009 theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ và Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố Hà Nội tích cực triển khai các dự án xây dựng nhà ở cho học sinh viên viên các trường đại học cao đẳng trên địa bàn thành phố. Đã 10 dự án

xây dựng nhà ở ký túc xá cho sinh viên (bao gồm 02 khu ký túc xá tập trung và 08 khu ký túc xá trong khuôn viên các trường) đáp ứng cho khoảng 43.448 sinh viên. Nguốn vốn đầu tư cho các dự án này chủ yếu huy động từ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ đối với các dự án tập trung và nguồn vốn vay của các trường đối với cá dự án nhà ở cho sinh viên tại tại trường.

Chương trình đã nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của toàn xã hội, được sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ - Ngành Trung ương và địa phương nên tiến độ triển khai thực hiện chương trình đang được đẩy mạnh.

Kết quả của chính sách phát triển nhà ở xã hội chưa được đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở của bộ phận người dân có thu nhập thấp, nhưng dù sao đó cũng là thành quả, là nỗ lực của Thành phố trong việc tạo dựng quỹ nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu về nhà ở cho người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Bảng 2.1. Bảng tổng kết chương trình thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2011-2015

Hạng mục Kế hoạch (2011-2015) Triển khai (đến nay)

Nhà ở cán bộ, công viên chức, sỹ quan quân đội.

15.500 căn 1,1-1,5 triệu m2 15.412 căn 1,24 triệu m2 Nhà ở HSSV 540.000 căn 41.000 chỗ ở 43.448 chỗ ở Nhà ở công nhân 28.750 căn

46.000 chỗ ở

12.563 căn 23.400 chỗ ở

Kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội cho thấy, so với kế hoạch phần lớn các chỉ tiêu đã hoàn thành hoặc hoành thành vượt kế hoạch, duy nhất kế hoạch nhà ở cho công nhân mới đi được 1 nửa chặng đường, để thực hiện được chương trình này đòi hỏi sự nỗ lực lớn của Thành

phố để có thể hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Ngoài ra theo giám đốc Sở xây dựng Hà Nội, tính đến này mới chỉ có 6 dự án nhà ở xã hội dành cho cán bộ, Công nhân viên, sỹ quan, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 3.141 căn so với 15.412 căn hộ được triển khai trong giai đoan 2011-2015. Vậy thì đến năm 2015, việc hoàn thiện các dự án dở dang cũng là vấn đề đặt lớn cần phải giải quyết.

Qua 8 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả; đâu đó vẫn còn những tồn tại những thiếu xót nhưng về cơ bản, các chính sách phát triển nhà ở xã hội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nguồn cung nhà ở xã hội đã được cải thiện đáng kể. Điều này góp phần tạo nên một diện mạo mới cho thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những bất cập về mặt chính sách cần sớm được giải quyết.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 50)