Như chúng ta đã biết, việc xác định nhu cầu tuyển dụng chịu ảnh hưởng chủ yếu của phương hướng, mục tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn tới. Khi được
hỏi về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Luyện – Giám đốc công ty cho biết: “Chiến lược trong thời gian tới của công ty là mở rộng thị trường ra toàn quốc, công ty sẽ tập trung nhiều vào mảng tuyển sinh và đào tạo kỹ năng mềm tại các trường THCS và THPH trên toàn quốc. Do vậy, công ty đang có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân viên để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của công ty”.
Qua việc phát 10 phiếu điều tra trắc nghiệm về công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty CP Truyền thông và Đào tạo CSS và thu về đủ cả 10 phiếu cho những kết quả đánh giá sau.
3.3.1.1. Kết quả điều tra về nhận thức về vai trò của công tác tuyển dụng nhân sự và việc thực hiện quy trình TDNS tại công ty CP Truyền thông và Đào tạo CSS
Biểu đồ 3.1: Nhận thức về vai trò của công tác TDNS trong công ty
( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua kết quả phiếu điều tra cho thấy, có 60% số người được hỏi đều đánh giá cao tầm quan trọng của công tác TDNS trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, số người đánh giá vai trò của công tác TDNS ở mức bình thường cũng chiếm tỷ lệ khá cao (40% ý kiến). Điều này cho thấy, một số bộ phận cán bộ nhân viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của TDNS.
Biểu đồ 3.2. Nhận thức về việc thực hiện các bước theo quy trình TDNS tại CSS
Qua biểu đồ trên ta thấy, việc thực hiện các bước theo quy trình TDNS của công ty còn ở mức bình thường và chưa tốt chiếm 80%. Điều này sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của công tác TDNS. Vì vậy, công ty cần chú ý hơn nữa đến việc thực hiện quy trình tuyển dụng của các cán bộ làm công tác TDNS.
3.3.1.2. Kết quả phân tích điều tra về nguồn tuyển dụng nhân sự tại công ty CP Truyền thông và Đào tạo CSS
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về nguồn tuyển dụng nhân sự tại công ty CP Truyền thông và Đào tạo CSS
Câu 2. Công ty tuyển dụng từ những nguồn :
Phương án Bên trong Bên ngoài Cả hai
Lựa chọn 0 – 0% 0 – 0% 10 – 100%
Câu 3. Nguồn tuyển dụng của công ty chủ yếu từ: Phương án Nội bộ công ty Ứng viên tự nộp đơn Sự giới thiệu của nhân viên Các cơ quan tuyển dụng Hệ thống các cơ sở đào tạo
khác
Lựa chọn 2 – 20% 6– 60% 1 – 10% 1 – 10% 0 – 0% 0 – 0% Câu 4. Đối tượng tuyển dụng của công ty
Phương án Sinh viên mới ra trường Người lao động đã có kinh nghiệm Cả hai phương án trên Khác Lựa chọn 3 – 30% 6– 60% 1 – 10% 0 – 0%
( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra )
100% số người được hỏi cho biết, công ty tuyển dụng từ cả hai nguồn bên trong và bên ngoài. Khi được hỏi ý kiến đánh giá về thị trường lao động của công ty, anh Nguyễn Đình Cương cho biết: “ Nguồn nhân lực trên thị trường khá dồi dào. Công ty có hai nguồn tuyển dụng chính là nội bộ và nguồn bên ngoài. Nhưng do mục tiêu chiến lược trong thời gian tới của công ty là mở rộng thị trường, nên công ty sẽ tập trung khai thác nguồn tuyển dụng bên ngoài là chủ yếu. Bao gồm các nguồn như: nguồn các ứng viên tự nộp đơn xin việc, hệ thống các cơ sở đào tạo…”. Theo kết quả điều tra cho thấy, nguồn các ứng viên tự nộp đơn chiếm tới
60%, các nguồn khác như: sự giới thiệu của nhân viên, các cơ quan tuyển dụng chỉ chiếm 10% . Bên cạnh đó, việc tuyển dụng từ nguồn nội bộ cũng chiếm 20% . Trong các đối tượng tuyển dụng từ bên ngoài thì công ty phần lớn chỉ tuyển những lao động có kinh nghiệm chiếm 60% số ứng viên được tuyển, bởi do yêu cầu công việc và để giảm thời gian hội nhập, đào tạo lại. Mặt khác, do công ty mới đi vào hoạt động nên đòi hỏi một đội ngũ nhân sự có trình độ và kinh nghiệm nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, công ty cũng chú ý đến các ứng viên là sinh viên mới ra trường, tỷ lệ của các ứng viên này chiếm tới 30% đối tượng ứng tuyển.
Với nguồn tuyển dụng phong phú như vậy, công ty sẽ có nhiều cơ hội tuyển được nhiều ứng viên nhưng nếu không chú ý công tác tuyển dụng có thể khiến công ty tuyển được nhân viên nhưng lại không phù hợp với yêu cầu công việc, và nhiều trường hợp sẽ bỏ việc sau thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của công ty, tạo ra dư luận không tốt, những tác động tiêu cực đến tâm lý người lao động.
3.3.1.3. Phân tích dữ liệu về quy trình tuyển dụng nhân sự tai công ty CP truyền thông và đào tạo CSS
a. Xác định nhu cầu tuyển dụng
Bảng 3.3. Bảng kết quả điều tra xác định nhu cầu tuyển dụng
Câu 5. Công ty xây dựng nhu cầu tuyển dụng theo?
Phương án Kế hoạch tuyển dụng hàng năm Nhu cầu phát sinh
Lựa chọn 0 – 0% 10 – 100%
( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra )
Có 100% ý kiến cho rằng, công ty chỉ xác định nhu cầu tuyển dụng khi có nhu cầu phát sinh. Nghĩa là, khi phòng ban nào có nhu cầu cần thêm nhân sự mới đưa yêu cầu cho phòng nhân sự và cấp trên xem xét để lập kế hoạch tuyển dụng. Công ty vẫn chưa xây dựng kế hoạch TDNS hàng năm. Điều này chứng tỏ, công ty chưa chú trọng tới công tác xác định nhu cầu tuyển dụng của mình theo các mục tiêu chiến lược dài hạn của mình.
Theo kết quả điều tra cho thấy, công ty chưa xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác
TDNS và việc thực hiện công việc của các nhân viên trong công ty. Anh Nguyễn Đình Cương cho biết: “Do công ty mới thành lập, đang từng bước hoàn thiện nên vẫn chưa chú trọng nhiều đến vấn đề này. Tuy nhiên, sắp tới công ty sẽ tiến hành lập bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí cụ thể”
b. Các hình thức thông báo tuyển dụng
Về các hình thức tuyển dụng của công ty, 50% phiếu khẳng định công ty chủ yếu sử dụng hình thức thông báo tuyển dụng trên mạng internet. Hình thức thông báo tuyển dụng tại trụ sở công ty chiếm 30%. Và chỉ khi nào cần tuyển nhiều vị trí, công ty mới đăng tin tuyển dụng trên phương tiện thông tin báo chí chiếm 10% ý kiến. Ngày nay, internet là công cụ đắc lực cho các công ty có thể quảng bá thương hiệu của mình, CSS Train cũng tận dụng công cụ này để đăng tải các thông tin tuyển dụng của mình tới các ứng viên. Các ứng viên có thể tìm hiểu các thông tin tuyển dụng của công ty ngay tại website: http://css.com.vn. Ngoài ra, công ty cũng bắt đầu chú ý đến hình thức thông báo tuyển dụng qua hệ thống các trường đào tạo, chiếm 10% phiếu điều tra.
Biểu đồ 3.4: Kết quả điều tra về các hình thức thông báo tuyển dụng
c. Các hình thức tổ chức thi tuyển
Bảng 3.4. Kết quả điều tra về hình thức tổ chức thi tuyển của công ty
Câu 8: Hình thức tổ chức thi tuyển của công ty
Phương án Thi trắc nghiệm Phỏng vấn Thi viết Khác
Lựa chọn 0 – 0% 10 – 100% 0 – 0% 0 – 0%
Phương án Rất thoải mái Thoải mái Bình thường Căng thẳng
Lựa chọn 2 – 20% 5 – 50% 3 -30% 0 – 0%
( Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
Qua bảng trên ta thấy, công ty chỉ áp dụng hình thức phỏng vấn khi thi tuyển (100%). Theo anh Nguyễn Đình Cương cho biết: “Thông qua hình thức này, công ty có thể kiểm tra trực tiếp ứng viên thực tế có đủ kiến thức và trình độ so với yêu cầu công việc không? Đồng thời, hình thức này giúp công ty đánh giá trực tiếp về diện mạo, vóc dáng, khả năng giao tiếp, ứng xử của các ứng viên”.
Khi điều tra về không khí của buổi phỏng vấn, 70% ý kiến cho rằng không khí của buổi phỏng vấn thoải mái, 30% ý kiến cho rằng bình thường. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo được bầu không khí thân thiện cho các ứng viên khi thamgia tuyển dụng. Qua đó, giúp các ứng viên có cảm nhận tốt với công ty. Tuy nhiên, do chỉ sử dụng mỗi hình thức phỏng vấn khi tổ chức thi tuyển, công ty sẽ không tránh khỏi việc bỏ sót ứng viên ưu tú, do quan điểm chủ quan của các cán bộ phụ trách phỏng vấn, sẽ tạo ra yếu tố thiếu công bằng với các ứng viên khi tham gia ứng tuyển. Đây cũng là một mặt hạn chế của hình thức này, công ty cũng đang có dự định sẽ áp dụng hình thức thi viết và hình thức phỏng vấn nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng.
d. Các hình thức ra quyết định tuyển dụng
Bảng 3.5. Kết quả điều tra về các hình thức ra quyết định tuyển dụng của công ty
Câu 10: Hình thức ra quyết định tuyển dụng Phương án Đánh giá của hội
đồng tuyển dụng Thống kê cho điểm Cá nhân có thẩm quyền Hình thức khác Lựa chọn 0 – 0% 0 – 0% 10 – 100% 0 – 0%
( Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra )
hình thức phỏng vấn, việc ra quyết định tuyển dụng theo đánh giá của các nhân có thẩm quyền sẽ không tránh được việc thiếu công bằng do thái độ chủ quan của cá nhân thực hiện công tác tuyển dụng.
e. Về hội nhập nhân viên mới
Bảng 3.6. Kết quả điều tra về hội nhập nhân viên mới
Câu 11: Hình thức hội nhập nhân viên mới
Phương án Hội nhập công việc Hội nhập với doanh nghiệp Cả hai
Lựa chọn 10 – 100% 0 – 0% 0 – 0%
( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra )
Khi các ứng viên được tuyển, CSS Train chỉ hội nhập công việc (chiếm 100% ý kiến) mà bỏ qua việc hội nhập với doanh nghiệp. Điều này sẽ không khơi gợi được tinh thần tự hào về doanh nghiệp của nhân viên mới.
Giải thích điều này, anh Nguyễn Thành Đồng – Trưởng phòng đào tạo cho biết: “Công ty mới chỉ chú trọng đến việc hội nhập công việc cho các nhân viên mới được tuyển dụng, chưa quan tâm nhiều đến hình thức hội nhập doanh nghiệp. Công ty cũng đang cố gắng ổn định nhân sự để hoàn thiện công tác quản lý nhân sự nói chung và công tác tuyển dụng nói riêng”