Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty Cổ phần Truyền thông và Đào tạo CSS (Trang 28)

Nhằm mục đích thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp về quá trình hình thành và phát triển, tình hình TDNS, quy trình tuyển dụng của công ty nhằm đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả của công tác TDNS tại Công ty CP Truyền thông và Đào tạo CSS trong ba năm qua (2008 – 2010).

3.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

a. Phương pháp điều tra trắc nghiệm

Phương pháp này được thực hiện theo bốn bước sau: Bước 1: Lập phiếu điều tra trắc nghiệm

Phiếu điều tra được lập trên cơ sở các câu hỏi liên quan trực tiếp đến vấn đề cần nghiên cứu, cụ thể ở đây là công tác TDNS tại Công ty CP Truyền thông và Đào tạo CSS.

Để thu thập được các thông tin cần thiết, phiếu điều tra được thiết kế thành 13 câu hỏi. Trong đó, 12 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm chọn đáp án có sẵn, gồm các câu hỏi ở các dạng khác nhau như câu hỏi dạng đóng, câu hỏi lựa chọn và hỗn hợp đóng mở. Câu hỏi cuối đáp viên ẽ tự ghi ý kiến cá nhân của mình về vấn đề được hỏi (câu hỏi dạng mở). Nội dung phiếu điều tra về những vấn đề khác nhau liên quan đến công tác tuyển dụng của công ty CP Truyền thông và Đào tạo CSS như nguồn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, hiệu quả tuyển dụng…

Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm cụ thể: Phần phụ lục số 1. Bước 2: Phát phiếu điều tra trắc nghiệm

Tiến hành phát 10 phiếu tới 10 cán bộ, nhân viên trong công ty. Cụ thể là: Ông Nguyễn Đình Luyện – Giám đốc công ty, anh Nguyễn Thành Đồng – Trưởng phòng Đào tạo, anh Cao Văn Tuyên – công tác tại bộ phận tuyển sinh, anh Nguyễn Đình Cương – Trưởng phòng nhân sự, chị Lê Thị Ngọc – công tác tại phòng nhân sự và một số nhân viên khác.

Bước 3: Thu lại phiếu điều tra

Sau khi phát phiếu điều tra thì hẹn thời gian thu lại phiếu. Khi thu lại phiếu cần kiểm tra thông tin và số lượng phiếu điều tra.

Bước 4 : Xử lý phiếu điều tra

Sau khi thu nhận các phiếu điều tra đã được điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu thì cần tiến hành tổng hợp, xử lý thông tin thu được trên phiếu điều tra.

b. Phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp này được thực hiện theo 4 bước: Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn

Xác định rõ ràng đối tượng phỏng vấn để thuận lợi cho công tác chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn và thu được thông tin cần thiết phục vụ cho yêu cầu điều tra, nghiên cứu. Cần trả lời câu hỏi phỏng vấn ai? Giữ chức vụ gì? Phỏng vấn để làm gì?

Do vậy, em tiến hành phỏng vấn cá nhân trực tiếp đối với ông Nguyễn Đình Luyện – giữ chức vụ giám đốc công ty và một số nhân viên trong phòng nhân sự nhằm làm rõ thêm một số thông tin về công tác TDNS mà phiếu điều tra chưa cung cấp được các thông tin này.

Bước 2: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn

Là những câu hỏi chuyên sâu, bổ sung cho các câu hỏi trắc nghiệm những thông tin đầy đủ hơn trên cơ sở đã xác định được đối tượng và mục đích của cuộc phỏng vấn. Với nguyên tắc câu hỏi phỏng vấn không trùng lặp với câu hỏi ở phiếu điều tra, dễ hiểu và đúng trọng tâm.

Mẫu câu hỏi phỏng vấn cụ thể: Phụ lục số 2. Bước 3: Ghi chép thông tin phỏng vấn

Trong quá trình phỏng vấn, tiến hành ghi chép tốc ký những thông tin chính, quan trọng. Các câu hỏi đặt ra cần có tính hệ thống, tế nhị khéo léo để vừa thu thập được thông tin cần thiết, vừa làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, tránh những khó xử trong quá trình phỏng vấn.

Bước 4: Tổng hợp kết quả phỏng vấn

Sau buổi phỏng vấn, tổng hợp lại các thông tin quan trọng thu thập được. Từ đó làm cơ sở đưa ra những nhận xét, kết luận về tình hình tuyển dụng nhân sự của công ty.

3.1.1.2. Phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những thông tin đã có, được tổng hợp từ những nguồn khác nhau như: sách báo, tạp chí, tài liệu nghiên cứu của chính phủ, tìm kiếm trên mạng, các dữ liệu thu thập được từ các công ty, tổ chức….

Đối với đề tài này, các thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ 2 nguồn chính: Nguồn dữ liệu bên trong công ty: các dữ liệu được cấp từ các phòng ban chức năng trong công ty: phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng kinh doanh…Hồ sơ năng lực kinh doanh, thực trạng tuyển dụng… của công ty trong 3 năm gần đây. Nguồn thông tin bên ngoài công ty: ngoài việc thu thập dữ liệu từ nguồn nội bộ của công ty còn có thể tra cứu dữ liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như internet, sách báo, tạp chí, truyền hình…Đây cũng là nguồn cung cấp khá nhiều thông tin bổ sung quan trọng cho quá trình nghiên cứu.

nhân tố ảnh hưởng đến công tác TDNS tại công ty. Phân tích những dữ liệu này sẽ giúp bổ sung thêm các dữ liệu cho bản hỏi và bản phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty Cổ phần Truyền thông và Đào tạo CSS (Trang 28)