III. 3 Phương pháp nghiên cứu
83 30,51 189 69,49 5 Trong khi đang nói em mắc lỗi, em có muốn
5. Trong khi đang nói em mắc lỗi, em có muốn
thày/cô chờ em nói xong hết câu mới chữa lỗi đó không?
197 72,43 75 27,57
(Chú thích: c = có; Kg = không; No. = số lượng; % = ú lệ phần Irăm)
Chúng ta có thể thấy được rằng người học luôn mong muốn được giáo viên chỉ ra lỗi của họ. Họ hiểu rằng chữa lỗi sẽ giúp cho họ tiến bộ.
Khi được hỏi lý do vì sao em lại mong muốn thày cố chỉ ra và chữa lỗi cho mình (câu hỏi 1,2 và 3) sinh viên đã có nhiều câu trả lời đáng chú ý: họ sẽ tiến bộ, sẽ ghi nhớ lâu hơn, có cơ hội nói và phát triển khẩu ngữ cũng như củng cố kỹ năng nói và duy trì ngữ pháp tốt, hiểu bài tốt hơn, thấy mình được quan tâm, tránh mắc lại cùng lỗi đó lần sau.
Với câu hỏi 4 thì trong số những người được hỏi có 69,49 % không muốn giáo viên chữa ngay nếu họ mắc nhiều lỗi vì như vậy sẽ làm họ mất hứng thú và cắt ngang dòng suy nghĩ, mất tập trung và có thể làm họ rối trí, khó chịu, quên những điều định nói, làm gián đoạn ý tưởng, lúng túng, làm họ thấy thiếu tự tin và có thể mất bình tĩnh. Có 30,51 % mong muốn chữa ngay. Đối với những sinh viên này họ cho rằng nếu chữa ngay thì lỗi của họ không bị bỏ sót và họ sẽ thấy dễ nhớ.
Với câu hỏi 5 thì Biểu đồ 2. đã cho thấy có 72,43 % mong muốn giáo viên chờ họ diễn đạt xong mới chữa. Như vậy họ sẽ không bị gián đoạn suy nghĩ và tiếp thu liền mặch hơn, cảm thấy tự tin hơn, thấy thoải mái, không bị mất cảm hứng. Chờ nói xong mới chữa thì còn thể hiện sự tôn trọng sinh viên.
Biểu đồ 2. Thời điểm chữa lỗi
□ Co Nen □ Khong Nen
Như vậy với các câu hỏi trong phần A này: phản ứng và thái độ của sinh viên đối với viêc giáo viên chữa lỗi nói của họ trên lớp ta có thể kết luận như sau: - Sinh viên có sự nhìn nhận tốt đối với hoạt động chữa lôi nói trên lớp khi học ngoại ngữ;
- Sinh viên luôn mong muốn được thày cô chỉ ra lỗi và chữa lỗi nói của họ trong lúc họ thực hiện các hoạt động giao tiêp;
- Sinh viên mong muôn được chữa lỗi vào thời điêm thích hợp. Thời điêm thích hợp là thời điểm người nói diễn đạt xong một câu hay một ý trọn vẹn.
nần B: Những lỗi mà sinh viên cho rằng cần được sửa
Khi được hỏi về các lỗi do trượt lưỡi và ngữ pháp (câu hỏi 6 và 7) thì sinh viên có nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến của họ được tổng hợp trong Bảng 3 và Biểu đồ 3 dưới đây.
Bảng 3. Những lỗi cần chữa
Câu hỏi Hoàn
toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý 6. Nên chữa lỗi do “trượt lưỡi” 38 64 170 7. Nên chữa lỗi về ngữ pháp 184 72 16
Biểu đồ 3. Sửa lỗi “trượt lưỡi” và ngữ pháp
□ Hoan toan dong y ■ Dong y
□ Khongdongy _
luoi phap
Khi nhìn vào những lỗi do trượt lưỡi (câu hỏi 6), phần đa sinh viên (62,50 %)
đều thấy không cần thiết phải sửa. Đây là lỗi do nhỡ mồm nói ra và nó không phản ánh tính nghiêm trọng của lỗi trong giao tiếp bởi vì nếu là nhỡ mồm nói ra thi người nói sẽ tự điều chỉnh và nói lại để cho câu nói của mình đúng. Điều này phù hợp với nhìn nhận của các nhà ngôn ngữ học là lỗi “trượt lưỡi” nên được bỏ qua.
Câu hỏi 7 về chữa lỗi ngữ pháp thì có tới 94,12 % thấy cấn phải sửa. Ngữ pháp là cốt lỗi cơ bản để tạo dụng nên các câu trong giao tiếp vì vậy khi mắc lỗi ngữ pháp người học mong muốn được sửa.
Với 3 câu hỏi liên quan đến phát âm, ngữ điệu và nhấn trọng âm trong tiếng Anh (câu hỏi 8, 9, 10) thì nhìn chung người học luồn mong muốn được chữa lỗi. Xem xét Bảng 4 ta thấy phần đa sinh viên trả lời hoàn toàn đồng ý và đồng ý.
Bảng 4. Sửa lỗi ngữ âm, ngữ điệu và trọng âm
Câu hỏi Hoàn
toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý 8. Nên chữa lỗi về âm vị/ phát âm sai 117 138 17
9. Nên chữa lỗi ngữ điệu 73 163 36