1 Phân tích bổi cảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của phản hồi và chữa lỗi trên hoạt động giao tiếp trong lớp học tiếng Anh tại trường Đại học KHTN, Đại học QGHN (Trang 27)

Đề tài nghiên cứu được thực hiên tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Qua xem xét tình hình học tập và giảng dạy tiếng Anh tại đây chúng tôi thấy nổi bật một số tình huống sau.

Trinh độ đầu vào không đồng đều:

Sinh viên vào trường đại học KHTN là từ khắp nơi trong cả nước. Mặc dù hầu hết họ đều được học tiếng Anh ả phổ thông, nhưng trình độ còn quá chêch lệch. Những học sinh ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh City, Hải Phòng, w có trình độ tiếng Anh vượt hơn hẳn so với những em ở các tỉnh ịẻ.khác, ở vùng nông thôn, hoặc ở vùng sâu vùng xa. Do đó trong cùng một khoa, trong cùng một chuyên môn, trong cùng một lớp học có những học sinh đạt trình độ về tiếng rất cao (TOEFL 600) nhưng có những em hầu như chưa biết gì. Đây chính là tình huống gây khó khãn rất nhiều cho việc giảng dạy, đặc biệt là hoạt động chữa lỗi của giáo viên trên lớp.

Thêm vào đó, chương trình ngoại ngữ trong trường đại học bắt đầu lại từ đầu nhưng đi rất nhanh (ví dụ một bài của giáo trình thông thường cần 10-12 tiết trên lớp thì rút ngắn xuống còn 6-8 tiết. Vì vậy đối với những sinh viên chưa có kiến thức ngoại ngữ sẽ khó khăn để có thể bắt kịp nhịp độ học. Do sinh viên khác nhau nhiều về trình độ nên việc mắc lỗi của họ cũng rất khác nhau và phản ứng của họ đối với viộc chữa lỗi cũng khác nhau. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải rất nhạy cảm để có thể thực hiện hoạt động chữa lỗi tốt.

Số lượng học sinh trung bình trong một lớp là 30 (đây ià một cố gắng rất lớn của trường Đại học KHTN chia lớp nhỏ để việc học có hiệu quả hơn). Tuy nhiên, như vậy vẫn còn là đồng so vói một lớp học lý tưởng (10-15 học sinh). Thực tế này cũng gây nhiều khó khăn khi người giáo viên thực hiện hoạt động chữa lỗi cho học sinh của mình. Họ khó có thể làm việc với lần lượt từng học sinh mà buộc phải cân nhắc và quyết định chữa lỗi nào và chữa vào lúc nào.

• Điều kiện dạy vả học tiếng:

Như ta thấy hầu hết các giảng đường tại trường Đại học KHTN đều là giảng đường lớn với bàn ghế kê sử dụng tối đa (cho khoảng 70 sinh viên ngồi học). Như vậy khi học ngoại ngữ, việc di chuyển trong lớp để thực hiện các hoạt động theo nhóm hoặc giao tiếp sẽ vô cùng khó khăn. Nếu người giáo viên muốn tận dụng cơ hội để học sinh tự chữa lỗi cho nhau thì rất khó cho nên hoạt động này chủ yếu phải hoàn toàn dựa vào người thày. Giáo viên tham gia giảng dạy có cả giáo viên tập sự và giáo viên dày dạn kinh nghiệm. Do đó ta có thể dự đoán trước việc chữa lỗi cho sinh viên sẽ khác nhau tuỳ theo quan điểm nhìn nhận của người thày.

Giáo trình chính giảng dạy:

Giáo trình chính là giáo trình:

New Headway English Course: Pre-Intermediate. New Headway English Course: Intermediate.

Giáo trình này được soạn theo quan điểm hiện đại về giảng dạy ngoại ngữ, có bố cục các bài gọn gàng, có độ dài hợp lý. Các bài tập phong phú về thể loại và nó đã kết hợp luyện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Theo giáo trinh này thì các bài tập luyện kỹ năng nói đa dạng và bám sát nội dung truyền tải. Đây là điều kiện thuận lợi để sinh viên thực hành hoạt động ngôn ngữ nói và qua đó sẽ bộc lộ lỗi của mình.

Ngoài việc sử dụng giáo trình chính New Headway English Course: Pre- IntermediateNew Headway English Course: Intermediate, nhiều tài liệu khác cũng được sử đụng để bổ trợ cho các hoạt động dạy tiếng trên lớp, đặc biệt là các tài liệu cập nhật trên mang INTERNET và tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành do giáo viên Bộ Môn Ngoại Ngữ tự biên soạn.

Như vậy các giáo trình sử dụng rất đa dạng và việc giảng dạy cho phép người giáo viên có nhiều linh hoạt khi phân bố thời gian giảng dạy và trọng tâm hơn đối với một số hoạt động ngôn ngữ trong đó có vấn đề chữa lỗi cho người học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của phản hồi và chữa lỗi trên hoạt động giao tiếp trong lớp học tiếng Anh tại trường Đại học KHTN, Đại học QGHN (Trang 27)