III. 3 Phương pháp nghiên cứu
PHIẾU QUAN SÁT LỚP CLASS OBSERVATION
CLASS OBSERVATION
Nhóm (Group):
Phòng học (Classroom): Ngày (Date):
Lỗi Phản hồi cảm xúc Phản hồi nhận thức Kết quả
D T A D T A + -
1.
2.
3.
Phiếu ghi chép này được thiết kế dựa trên 2 kênh phản hồi với 3 dạng thức phản hồi của Vigil và Oller (1976). Khi quan sát lớp người quan sát viên sẽ ghi chép lại lỗi nói của người học ở cột đầu tiên bên tay trái được đánh số 1, 2, 3, W, sau đó xác định dạng thức phản hồi: dương tính (D), trung tính (T) hay âm tính (A) ở cả 2 kênh phản hồi: Kênh cảm xúc và Kênh nhận thức. Ảnh hưởng của nó sẽ được ghi nhận ở cột cuối cùng kể từ trái sang phải (cột Kết quả). Nếu người nói tiếp tục giao tiếp thì kết quả sẽ là (+), ngược lại nếu người nói từ bỏ mong muốn giao tiếp và thôi không nói tiếp thì được đánh dấu (-).
PHỎNG VẤN (Xem phụ lục 3)
Sau khi quan sát lớp, nếu kết quả là (-) tức là người nói từ bỏ mong muốn tiếp tục giao tiếp, chúng tôi sẽ phỏng vấn thêm tập trung vào ảnh hưởng của phản hồi và chữa lỗi trên hoạt động giao tiếp để tìm hiểu rõ vì sao họ lại thôi không nói nữa.
/ / / . 4. Kết quả
Phiếu khảo sát cho sinh viên phát ra là 280 phiếu và số phiếu thu về là 272. Từ trên SỐ liệu thu nhận được chúng tôi có được kết quả sau.
Phần A: Phản ứng và thái độ của sinh viên đối với việc giáo viên chữa lỗi nói của họ trên lớp
Để hiểu rõ hơn phản ứng và thái độ của sinh viên đối với việc giáo viên chữa lỗi nói của họ trên lớp chúng ta hãy xem Bảng 2 dưới đây.
Bảng 2. Phản ứng và thái độ của sinh viên
Cảu hỏi c (No) c (%) Kg (No)- Kg (%) 1. Em có muốn được thày/cô mình chỉ ra lỗi khi mình
đang thực hành nói tiếng Anh trên lớp không?