2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÍNH CÁCH

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 51)

Số lượng lớn hài kịch của Moliere thuộc loại hài kịch tính cách. Để làm cho tính cách đạt tới mức độđiển hình [ nghĩa là có thể tồn tại vĩnh cửu ], Moliere tập trung miêu tả những nét cơ bản nhất. ông tước bỏ những chi tiết phụ không có ích cho sự theo dõi của khán giả. Mỗi nhân vật là hiện thân của một tính cách nhất định. Ví dụ: đạo đức giả, hà tiện, thông thái rởm... những nét tính cách khác bịđẩy xuống hàng thứ yếu, ví dụ ngộ nhận, chủ quan, cố chấp...

Nhìn chung, những thói xấu và sai lầm của nhân vật không gây ra những tai họa chết người nhưng sẽ phải thất bại. Những kẻấy cứ tin mình làm đúng, mình nắm lẽ phải và không chịu thừa nhận thực tế khách quan. Nhân vật ấy đầy ảo tưởng và trở nên lố bịch hài hước và bị chê cười.

Biện pháp cường điệu khoa trương nhằm làm tăng cường tính hài, đẩy nhân vật tới sát với ranh giới sự phi lí khó tin. Nhưng Moliere không cường điệu tùy tiện bừa bãi mà gắn bó với hiện thực. Đối với khán giả, trước mắt họ là nhân vật cụ thể sinh động tính cách rõ nét và mạnh mẽ khiến họ không thể nhịn được cười.

Sự vĩđại của Moliere không chỉ là xây đựng tính cách mà còn nghệ thuật gây cười. Sự tinh tế nhạy cảm của nhà tư tượng nhà nghệ sĩ tài ba khiến ông khi quan sát cuộc sống phát hiện ra những khía cạnh hài hước với vẻ ngoài có vẻ trang nghiêm đáng kính. ông nhìn thấy thực chất ởđằng sau sự lộng lẫy vàng son cung điện triều đình Louis 14, lối sống hào hoa phong nhã của quí tộc nhàn hạ, bộ mặt uy nghi của tôn giáo, ánh lấp lánh của đồng tiền vàng tư bản chủ nghĩa. Những thứ dễ dàng đánh lừa con mắt người đời. Ông có cái nhìn của quần chúng lao động và tầng lớp tư sản tiên tiến đang lên. Moliere khám phá thấy những mâu thuẫn kín đáo, những nét kệch cỡm của cái xã hội đang lỗi thời để mà cất tiếng cười tống tiễn nó vào quá khứ.

Tiếp thu kế thừa những biện pháp gây cười của nghệ thuật kịch dân gian, nghệ thuật trong con mắt quần chúng (ví dụ cảnh đánh lộn, lầm lẫn, huyên náo...). Hình ảnh người bình dân hiện ra khỏe khoắn, nhanh nhẹn tự tin với tiếng cười lạc quan, tuy ởđịa vị thấp hèn nhưng họđược miêu tảđẹp đẽ chính nghĩa với tiếng nói tích cực của nhân dân.

Phát hiện những khía cạnh bi đát của cuộc sống rồi thể hiện dưới hình thức hài kịch - đây là điểm độc đáo nhất của Moliere. Nhiều vở của ông khiến khán giả cười vỡ bụng nhưng sau lại nhận ra dư vịđắng cay đến rơi nước mắt. Nhà thơ Alfred de Muset thế kỉ 19 đã nói về " sự buồn thảm ","sự sâu sắc" trong cái hài của Moliere. Khác với cái hài của Shakespear cười vui vẻ trong cuộc đời lạc quan (hòa bình, ấm no hạnh phúc tình yêu...), Moliere cười phê phán mong chôn vùi những thói tật, " những hình thái lịch sử " đã hết thời mà còn cố gượng. Ông giấu kín sau tiếng cười những điều nghiêm trang của thời đại, những nỗi đau những lo toan về cuộc sống trong thời cai trịđộc đoán nghẹt thở của vua Louis 14, tiếng cười của Moliere đậm ý nghĩa triết lí và xã hội.

Moliere là nhà hài kịch đầy bản lĩnh nên ông biết dừng lại đúng lúc khi sân khấu của ông đã nhích dần tới ranh giới bi kịch. Chỉ cần dùng một vài tiểu xảo, một lớp hề cũng đủ xua tan những ám ảnh nặng nề u tối... đưa khán giả quay về cuộc sống trước mắt. Cái hài hước lố bịch còn nhiều nhưng ông tin vào lương tri quần chúng có thể cải tạo được chúng.

2.4 - GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG KỊCH CỦA MOLIERE 2.4.1. Tính hiện thực phong phú: 2.4.1. Tính hiện thực phong phú:

Hài kịch Moliere hướng tớI một hiện thực phong phú, bên cạnh những nghịch cảnh là cơ sở của hài kịch. Cuộc sống nước Pháp quí tộc tư sản hoá thế kĩ XVII hiện ra muôn hình muôn vẻ. Cuộc sống của ngườI bình dân lao động - những ngườI đang tiến lên đảm nhận vai trò chủ yếu của lịch sử - bắt đầu được miêu tả, tuy chưa phảI bốI cảnh chính những đã thấp thoảng đằng sau những cảnh đờI quí tộc tư sản.

2.4.2. Tính chiến đấu:

Mặc dù tuân theo quí tắc cổđiển là đặt lợi ích quốc gia dân tộc,tạm gác cuộc đấu tranh giai cấp một bên, nhưng Moliere không quên đấu tranh giai cấp, ông vẫn đứng về phía nhnâ dân lao động chống lại cả hai giai cấp đó, tuy có châm trước phần nào cho giai cấp tư sản.

2.4.3. Nhân vật phong phú:

Đủ mọi loạI người trong xã hộI quí tộc- tư sản hiện lên vớI những chân dung ngộ nghĩnh hài hước che nkhuất những thói xấu. Cả một quần chúng lao động, không chỉ có mặt cơ bản là lương thiện cũng có những bình dân nhếch nhác đáng cườI chê. Chỉ trừ hình ảnh nhà vua lúc này trở thành biểu tượng dân tõc quốc gia, ngoài ra kihôgn thiếu một ai, kể cả hình ảnh những tu sĩđạo đức giả, một thế lực uy quyền đầy bí ẩn, một thứ ‘ siêu quyền lực”.

Nhân vật tiêu cực đương nhiên phảI là nhân vật trung tâm: quí tộc gàn dở. dối trá, văn hóa rỗng tuếch, thầy tu đầy âm mưu, lừa bịp. Tư sản lớp trên tham lam ích kỉ học đòi sang trọng như quí tộc. Quan chức cao cấp huênh hoang bất nhân bất nghĩa..v.v....

Nhân vật tích cực: hầu hết là người bình dân có lương tri sáng suốt, sống theo lẽ tự nhiên, luôn luôn chiến thắng trong các nghịch cảnh tuy rằng họ cũng có những nhược điểm nhất định.

2.5 HÀNH ĐỘNG KỊCH MOLIERE

Hành động kịch của Moliere khá đơn giản, mỗi lúc một tăng mạnh hơn xoay quanh những thói giả dối kệch cỡm. Sự thái quá của những hành động trái tự nhiên nảy sinh xung đột, không phức tạp gay gắt đến mức phải có giải pháp quyết liệt như bi kịch. Với ông chỉ cần một biện pháp nhỏ (bất ngờ, từ bên ngoài) đủ khiến cái hài phải hiện nguyên hình. Màn chót của xung đột lại diễn ra nhẹ nhàng cùng với tiếng cười.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)