Piere Corneill 1606-1684 người mở đường vinh quang cho bi kịch Pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 38)

mt tiêu biu

Bi kịch là thể loại nghệ thuật phát triển nhanh mạnh và liên tục, đạt tới tột đỉnh vinh quang và gây nhiều chấn động lớn. Corneill và Racine là hai gương mặt khác nhau đại biểu ưu tú cho hai thời kì và hai phong cách khác nhau của bi kịch cổđiển Pháp.

Piere Corneill 1606-1684 người m đường vinh quang cho bi kch Pháp Pháp

Ông được coi là người khai sinh nền nghệ thuật sân khấu Pháp. Trước ông, nền kịch dân gian Pháp còn rất non nớt, chưa có tổ chức, chưa có qui tắc sáng tác chưa thành một loại hình nghệ thuật hẳn hoi, chỉ giải trí thuần túy với tiếng cười dễ dãi. Trên sân khấu chuyên nghiệp đã có một số cây bút đáng chú ý nhưng phải chờđến Corneill mới thỏa mãn được đòi hỏi của công chúng nghệ thuật và chiếm lĩnh sân khấu Pháp.

Corneill- người anh hùng của những bi kịch anh hùng - sinh tại Ruan xứ

Normandie trong một gia đình công chức. Sau khi tốt nghiệp trường dòng, anh học luật và đỗ luật sư (1624). Cuộc sống dễ chịu ở quê nhà, Corneill say mê thơ ca và sân khấu, năm 1629 anh viết vở kịch đầu tay " Meliter ", đưa cho chủ gánh hát kiêm diễn viên là Mondori. Thành công đầu tiên khiến anh phấn khởi dời Ruan đi Paris, và viết tiếp một số hài kịch về tình yêu với những đối thoại sinh động hấp dẫn. Năm 1635 chuyển sang viết vở bi kịch đầu tiên là Medee (thuộc truyền thuyết Hi Lạp, tác giả tiền bối là Euripide). Dù Corneill cố gắng sáng tạo cho hình tượng nhân vật chính Medee có tính người hơn thời cổđại nhưng vở kịch vẫn chưa thu được kết quả mong đợi. Sau đó chuyển sang đề tài Tây ban nha, Corneill viết một số bi hài kịch trong đó nổi bật như ngôi sao là Le Cid (1637). Vở kịch châm ngòi cho một cuộc bút chiến nảy lửa, lôi cuốn hầu khắp mọi tầng lớp xã hội chú ý, xôn xao. Tể tướng Richelieu không tán thành cách lựa chọn và giải quyết vấn đề của tác giả nên đã ra lệnh cho Viện Hàn lâm mang vở kịch ra kết án một cách bất công. Mặc dù vậy quần chúng vẫn nhiệt liệt hoan nghênh kiệt tác của Corneill. Chính quyền quân chủ chuyên chế phản ứng quyết liệt, buộc Corneill phải im lặng nghỉ viết một thời gian, lui về Ruan, xem xét lại nghệ thuật của mình và nghiên cứu kĩ hơn nghệ thuật kịch của thời đại. Thời kì sáng tác thứ nhất của ông kết thúc tại đây.

Năm 1640 lấy đề tài từ cổ La mã, ông viết hai vở Orax và Sinna ca ngợi những nhân vật luôn luôn gạt bỏ lợi ích cá nhân, dù phải tàn nhẫn với cả người thân thích, quyết đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết.

Năm 1644, vở kịch Rodoguine đánh dấu bước ngoặt mới trong sáng tác của Corneill. Vẫn dựa vào sự kiện thời cổ Hi Lạp, tác giả muốn miêu tả tập trung sự thèm khát quyền lực và yêu đương của một số nhân vật quí tộc phong kiến. Những dục vọng ích kỉ này đã vượt lên, đẩy lùi lí trí, dẫn họđến tội lỗi. Tiếc rằng

về sau ông lại viết tiếp những vở kịch sút kém, khoa trương giả tạo. Mặt trời bi kịch Corneill bắt đầu lu mờ báo hiệu sự khủng hoảng nghiêm trọng của nhà thơ trước thời đại và nghệ thuật cung đình. Cái mới trong giai đoạn ba này là: bên cạnh đấu tranh nội tâm diễn ra ở người anh hùng dũng cảm luôn luôn gạt bỏ tình cảm riêng tư vì lợi ích quốc gia, xung đột bên trong đã được chuyển ra ngoài thành xung đột hai lực lượng xã hội – chính nghĩa và phi nghĩa...

Vở bi kịch Le Cid

Ra mắt công diễn tại rạp hát Mare thủđô Paris tháng 12 năm 1636. Thắng lợi của nó thật huy hoàng, công chúng nồng nhiệt chào đón. Khi đánh giá những tác phẩm khác, người ta lấy Le Cid làm mẫu mực, " đẹp như / hoặc không bằng Le Cid ".Vở kịch được trình diễn nhiều lần trước hoàng hậu và tể tướng, được thưởng 15000 livre. Vở kịch in thành sách hai lần trong năm đầu. Nhờ vở kịch, cha của Corneill được phong tước quí tộc.

Lấy đề tài từ kịch Tây Ban Nha, sở trường của sân khấu Pháp, Le Cid là tiếng Ả rập nghĩa là "đức ông " - biệt hiệu của nhân vật chính Rodrigue. Rodrigue vốn là nhân vật lịch sử có thật, một chiến binh anh hùng có công đánh thắng quân Ả rập nên được binh lính gọi là Đức ông. Anh trở thành anh hùng dân tộc, theo đạo Cơđốc. Truyền thuyết dân gian và truyện thơ dân gian đã kể nhiều về anh.. Corneill đã sử dụng tài liệu sưu tầm, sử liệu, chọn lọc chi tiết, thêm vào những chất thời sự nước Pháp để xây dựng thành vở bi kịch điển hình chung của Tây Âu.

CỐT TRUYỆN:

Tiểu thư Simen và công tử Rodrigue yêu nhau, được hai gia đình thuận tình cho đính hôn. Trước khi cưới, một sự cố xảy ra. Trong một hội nghịở triều đình, cha của Simen gây xung đột với cha của Rodrigue (nguyên sự việc là: Don Diego - cha của Rodrigue - được bổ nhiệm chức quân sư phó, bá tước Don Gormas - cha của Simen - một võ tướng lão thành - phản đối, cãi cọ và tát vào mặt Don Diego. Bá tước Diego ôm hận về nhà kể cho con nghe và bảo con rửa nhục cho cha. Anh tựđấu tranh dằn vặt, cuối cùng đành đến gặp lão tướng Don Gormas cha vợ tương lai. Trước hết anh tha thiết đề nghị ông giảng hòa với cha mình. Nhưng lão tướng từ chối.

Buộc lòng, anh phải thách đấu. Kết quả lão tướng đã ngã gục dưới lưỡi kiếm của anh. Tiểu thư Simen quá đau đớn, đòi nhà vua phải xử tội Rodrigue đền mạng.Lão đại thần Don Diego xin vua cho ông nhận án tử hình thay con trai. Vua còn đang phân vân khó xử. Rodrigue đến gặp Simen, nghe được tâm sự day dứt khổđau của nàng giữa tình yêu và bổn phận, anh tình nguyện nộp mình cho nàng trả thù nhà. Nhưng Simen từ chối và bảo:" chàng đã làm đúng bổn phận! ". Còn nàng, để xứng đáng với chàng Simen cũng sẽ làm tròn bổn phận - nghĩa là đòi nhà vua xét xử anh. Một cuộc xâm lấn của quân Moore khiến triều đình phải lo đối phó. Vụ xét xử Rodrigue hoãn lại. Vua cử chàng cầm quân ra trận. Simen phản đối nhà vua, vua khuyên giải: " chừng nào Rodrigue chiến thắng trở về hãy xét xử cũng chưa muộn, còn nếu anh ta hy sinh thì coi như quân Moore đã thay chúng ta thi hành án (!)

Rodrigue lập nhiều chiến công, đang trên đường thắng trận trở về. Nhà vua giả bộ báo tin cho Simen biết chàng đã tử trận. Nàng đau đớn thương xót chàng, khóc ngất đi. Khi biết mình lầm, nàng lại đòi triều đình phải thi hành công lý. Trở về, Rodrigue lại đến nhận tội với Simen và xin chờ nàng ra tay hành động. Nàng chối từ nhưng nghĩ cách khác. Có một gã quí tộc tên Don Sanche vốn theo đuổi nàng từ lâu, nay chộp cơ hội tiếp tục theo đuổi, đến an ủi Simen. Nàng bảo gã thay mặt nàng ra tay bảo vệ danh dự nàng bằng một cuộc quyết đấu với

Rodrigue, sau đó nàng sẽ nhận lời cầu hôn của hắn. Rodrigue chối từ, một mực chấp nhận chịu chết dưới tay nàng để giúp nàng làm tròn bổn phận người con. Nàng yêu cầu anh nhận lời thách đấu của Don Sanche với điều kiện ai thắng nàng sẽ cưới người ấy. Anh không còn cách lựa chọn nào khác. Simen ở nhà nôn nao chờđợi kết quả. Khi nhìn thấy gã Don Sanche xách kiếm trở về, Simen nhào ra cào xé gã, xỉ mắng gã đã nhẫn tâm giết chàng. Sự thật là Rodrigue thắng trận nhưng anh đã tha chết cho đối phương. Nhà vua can thiệp, tuyên bố xóa tội cho Rodrigue và an ủi và nhắc Simen thực hiện cam kết trước khi quyết đấu. Hai người chấp hành lệnh của hoàng đế, chuẩn bịđám cưới mởđầu một cuộc sống hạnh phúc lâu dài.

GỢI Ý PHÂN TÍCH VỞ KỊCH

(Tìm hiểu mâu thuẫn dẫn tới xung đột, cách giải quyết xung đột, ai là nhân vật bi kịch? tính chất của bi kịch là gì?)

Vở kịch khẳng định thắng lợi oanh liệt của lí trí (ý thức về nghĩa vụ) vượt qua dục vọng cá nhân (tình yêu đôi lứa) và danh dự dòng họ (bổn phận gia đình). Xung đột bi kịch nổ ra từ mâu thuẫn không thể hòa giải được giữa Cái Chung và Cái Riêng, tức là giữa xã hội và cá nhân, lí trí và tình cảm.

Các nhân vật trung tâm có tính cách anh hùng kiểu mới xuất hiện trên sân khấu. Họ có sức sống nội tâm mãnh liệt. Những đầu óc tỉnh táo sáng suốt có ý thức sâu sắc về nghĩa vụ - trước hết là nghĩa vụ gia đình (cần bảo vệ danh dự gia đình). Mặt khác họ là những trái tim nồng cháy yêu thương (tình yêu lứa đôi). Cả hai nhân vật đều mạnh mẽ, rạch ròi phân minh nhưng đi ngược chiều nhau và mâu thuẫn phát triển dần tới xung đột - phải loại bỏ lẫn nhau! Tình cảm mặn nồng chính đáng vẫn không làm lu mờ ý thức nghĩa vụ, ý thức danh dự, nó phải khuất phục trước ý chí. Nói cách khác, ý thức nghĩa vụ, ý thức danh dự trở thành nền tảng của mọi tình cảm kể cả tình yêu. Lí trí thắng lợi làm nên phẩm chất, đức hạnh người anh hùng kiểu mới của thời đại và là tiêu chuẩn của vẻ đẹp mới mẻ của thế kỉ.

Rodrigue và Simen đáng yêu đáng kính vì họđã mang lí tưởng của thời đại. Sự kiện chàng Rodrigue đánh thắng quân xâm lược Moore có ý nghĩa quan trọng về tư tưởng nghệ thuật, góp phần giải quyết gỡ nút được ổn thỏa. Tư tưởng ấy là: dốc sức giữ gìn đất nước dù phải hy sinh tình nhà và tình yêu đôi lứa (cá nhân). Bổn phận gia đình dòng họ tuy lớn lao hơn cá nhân song cũng phải nhường bước cho nghĩa vụ công dân trước vận mệnh quốc gia. Rodrigue - người con hiếu thảo, người công dân anh hùng và người tình chung thủy - chàng đã khéo hành động sao cho trọn vẹn. Rodrigue và Simen, họ tự hào vì được chiến đấu hi sinh cho nghĩa vụ lớn lao (gia đình, đất nước). Lí tưởng của

họ vấp phải trở lực của tình cảm riêng tư, một tình cảm nồng nhiệt. Tình yêu có sức hấp dẫn say người không dễ gì cưỡng lại được. Còn lí trí thì đòi họ phải tuân lệnh. Cuộc vật lộn nội tâm gây chảy máu tâm hồn nhưng họđã tự thắng mình, tiến tới thắng lợi vinh quang.

Rodrigue chẳng phải ngay từđầu anh đã đứng hẳn về phía bổn phận gia đình. Anh cố gắng tìm cách hòa giải, nhưng thất vọng. Khi đã hành động, anh không hối hận. Anh nói với Simen: " Anh sẽ còn làm như thế nếu anh phải làm " - và trái tim yêu thương của anh tan vỡ cùng với nỗi đau đớn của người yêu. Anh muốn tìm một cái chết để trọn vẹn đôi đường (bổn phận gia đình và tình yêu). Nếu không xảy ra cuộc xâm lược của quân Moore thì kết cục kể như thế là xong. Khi ra trận anh dồn hết sức chiến đấu, thắng lợi vinh quang trở về. Anh quay trở lại với món nợ tình cần phải trả bằng máu. Rodrigue là hình ảnh mẫu mực cao đẹp trọn vẹn của con người lí tưởng của thời đại.

Simen yêu say đắm đến mức sẵn sàng chết theo anh nhưng cũng rất phân minh khi giải quyết mối quan hệ cá nhân và gia đình. Thù cha cao hơn tình yêu, rồi đến nghĩa vụ công dân cao hơn danh dự gia đình. Khi đòi trừng phạt người yêu, cô vẫn thừa nhận anh đã hành động đúng, " và em cũng phải xứng đáng với chàng ". Cô vẫn khâm phục anh là con người cao thượng đáng kính: " anh đã làm bổn phận của một người có danh dự... xúc phạm đến em, anh đã tỏ ra xứng đáng với em. Thì bằng cái chết của anh, em cũng phải tỏ ra xứng đáng với anh ". Lí trí soi sáng mọi hành động của Simen [ SV hãy so sánh với trường hợp Juliet tha thứ cho Romeo tội giết Tibalt anh họ thân thiết của nàng - nhưng khác nhau về tình hình thời đại, dẫn đến lí tưởng khác nhau - giống nhau là lí trí chiến thắng...)

Don Diego cha của Rodrigue, lúc đầu chỉ nghĩđến thù riêng, sau khi thù đã rửa ông lại tỉnh ngộ trở về với lí trí. Ông tự nhận tội mình,xin đổi mạng cho con, tích cực bào chữa cho con vì ông nhận thức rằng Rodrigue là tấm lá chắn của nền an ninh đất nước Tây Ban Nha trước kẻ thù bên ngoài. Ông giục giã con đi ngay ra tiền tuyến, nhắc con làm tròn bổn phận dù phải hi sinh thân mình.

Vở bi kịch "Le Cid " là một điển hình sân khấu với đề tài mang tính phi thường đột xuất ((nghĩa là không phải chuyện đời thường), cốt truyện phức tạp nhiều biến cố lớn, nhân vật siêu phàm về tính cách, có tính cách quả cảm, ý chí mãnh liệt. Hành động kịch chặt chẽ dồn dập, đối thoại và độc thoại sắc bén, khí thế bi hùng của cuộc đọ kiếm nảy lửa. Sự thống nhất giữa nội dung và nghệ thuật kịch khiến cho tác phẩm không gây ra sự nghi ngờ của khán giả về sự giả tạo khoa trương mà còn chứa chan ý vị lạc quan thôi thúc công chúng vượt qua tất cả vì sự chiến thắng của lí tưởng cao đẹp.

Vở bi kịch Le Cid vừa ra mắt khán giả lập tức thu hút dư luận Paris, gây tiếng vang lớn trên kịch trường Pháp. Tên tuổi Corneill nổi như sóng cồn. Những nhà văn vốn không ưa thích tác giảđã phải thốt lên: " mặt trời đã mọc rồi, các ngôi sao hãy lặn cảđi ". Về sau có nhà phê bình đã nhận xét: " Tác phẩm Le Cid không phải chỉ là sự khởi đầu của một người, đó là sự khởi đầu cuả một nền thi ca và là rạng đông của một thế kỉ lớn ". Tuy nhiên những lời công kích phê phán tác giả và tác phẩm cũng không ít và chẳng kém phần nặng nề gay gắt. Một số

nhà văn không tên tuổi được triều đình nâng đỡđã ghen ghét Corneill, vu cáo ông " ăn cắp văn của Tây ban nha, thiếu đạo đức khi cho Simen hứa hôn với kẻ đã giết cha mình.v.v…

Nhận chỉ thị của giáo chủ tể tướng Richelieu, Viện hàn lâm Pháp đã công bố nhận xét (1638) nhằm chỉ trích vở kịch một cách nghiệt ngã. Họ nhằm vào một số chi tiết vụn vặt: không tuân theo qui tắc cổđiển của Aristote - thời gian truyện kịch dài quá 24 giờ (nhà văn Voltaire chỉ ra điều đó ở câu thứ 1169: lời hoàng hậu nói với Simen). Kịch không đạt duy nhất về hành động: cả công chúa cũng yêu Rodrigue. Kịch đã viết một đoạn tình ca thất luật. Kết thúc kịch không phù hợp thể bi kịch và " không giống như thật ". Nhà thơ Corneill bị cấm không được viết bài tranh luận trước sự kết án bất công đó. Thực chất, lời buộc tội của viện hàn lâm che giấu một thái độ chính trị- các nhà cầm quyền bất mãn với tư tưởng tự do của Corneill. Dưới con mắt của giáo chủ tể tướng và bọn thống trị, Rodrigue người anh hùng lí tưởng của vở kịch đã coi thường pháp luật, thiếu tôn trọng triều đình (đấu kiếm để giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong khi pháp luật cấm đấu kiếm). Nào là vở kịch đề cao anh hùng Tây ban nha là trái với tinh thần dân tộc Pháp (hồi đó xung đột chiến tranh giữa Pháp và Tây ban nha còn dai dẳng ác liệt).

Mặc dù Corneill nhiều lúc xa rời qui tắc cổđiển mà các nhà lí luận cung đình đòi hỏi khắt khe, nhưng chính điểm đó là sự lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với nhà văn lãng mạn sau này. Phải mất nhiều thời gian tranh luận, hội thảo. thăm dò dư luận quần chúng, khi tình hình chính trị thay đổi vở kịch Le Cid mới được chính thức công nhận. (*)*

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 38)