hầu cận dắt ngựa cho hiệp sĩ (thay bác Pancha đã bỏ chức tổng trấn về quê sau khi không thể làm được chức vụ ấy vì dốt nát - nhưng bác cũng vớ được một ít của cải nhỏ mang về cho vợ). Còn nếu hiệp sĩ thua trận sẽ phải thề từ bỏ giang hồ trở về nhà. Cuộc đấu diễn ra, hiệp sĩ Mặt Buồn già yếu thua trận, y đành phải giữ lời hứa danh dự của hiệp sĩ quay về nhà. Buồn bã khọn nguôi vì lí tưởng hiệp sĩ bỏ dở, y lăn ra bệnh trong nỗi buồn rầu khôn nguôi. Nằm trên giường bệnh y nghĩ lại ba lần giang hồ và nhận ra tác hại của tiểu thuyết hiệp sĩ.
Biết mình sức đã tàn, y viết chúc thư phân phối tài sản cho cô cháu gái và bác nông dân Pancha. Vài ngày sau Don Quijote từ giã cuộc đời.
GỢI Ý PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VÀ TÁC PHẨM
1 / Bối cảnh đời sống văn học Tây ban nha trước khi tác phẩm ra đời.
Hồi ấy sách tiểu thuyết hiệp sĩ tràn ngập thị trường Tây ban nha và Tây Âu, gây nhiều tác hại cho công chúng và gây phẫn nộ đối với chính luận. Những độc giả đam mê sách này bỏ công việc, hao tiền tốn của, vùi đầu vào những truyện hoang đường phi lí. Thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bị méo mó lệch lạc. Hình tượng hiệp sĩ giang hồ phóng đãng làm nảy sinh lối sống tai hại cho trậy tự an ninh xã hội. Vua Tây ban nha là Charler Cing ra lệnh cấm đọc loại tiểu thuyết đó nhưng ông vẫn lén lút đọc say mê. Các nhà tu hành cũng chẳng kém. Sách hiệp sĩ vẫn cứ lưu hành. Mãi đến khi cuốn Don Quijote xuất hiện thì loại tiểu thuyết hiệp sĩ mới mất hết độc giả. Dĩ độc trị độc! Dư luận nồng nhiệt ca tụng cuốn tiểu thuyết châm biếm sâu sắc này. Lần đầu tiên trong đời nhà văn Cervantes đón nhận thành công và cảm thấy được an ủi cho cuộc đời vất vả chịu đựng bất công của mình.
2 / Giá trị của tác phẩm Don Quijote:
- Chôn vùi một thể tài tiểu thuyết hiệp sĩ trung cổ có hại cho công chúng.
- Góp một cuốn tiểu thuyết mới với nội dung nhân đạo chủ nghĩa, bênh vực quyền sống con người. Đằng sau một hài kịch là bi kịch của người nghệ sĩ chân chính trong cuộc Phục Hưng
- Xây dựng tiểu thuyết hiện thực, Don Quijote miêu tả hiện thực đất nước TBN khổ cực, nhiễu nhương, rối loạn dưới sự cai trị của phong kiến và tăng lữ, lấp ló một bọn người khác sắp vào cuộc áp bức con người - gã tư sản.
- Biểu dương những tư tưởng mới mẻ tiến bộ của thời đại mới khi trình bày những vấn đề tôn giáo, xã hội, nghệ thuật, tình yêu hạnh phúc.
3/ Phân tích nhân vật Don Quijote:
Don Quijote vẽ ra một kẻ ham mê đọc sách hiệp sĩ nên bị đầu độc, kẻ chỉ biết sách vở mà không biết gì đến hiện thực khách quan rồi sẽ thất bại.
Tiểt thuyết miêu tả sự không ăn khớp giữa lí tưởng hiệp sĩ trung cổ với hiện thực đang tư sản hóa.
Hai giá trị song song tồn tại trong tác phẩm: sự điên rồ của hiệp sĩ và những thất bại cay đắng liên miên của y diễn ra cùng với hiện thực đen tối của đất nước. Hình ảnh Don Quijote tượng trung cho đẳng cấp tăng lữ và giai cấp phong kiến cố sức lấy cái lí tưởng cũ kĩ ngoan cố chống lại tư tưởng Phục Hưng, như chàng hiệp sĩ Don Quijote vậy thôi. Một chi tiết tiêu biểu: kị sĩ vác giáo đánh cối xay gió, bị cối xay quật ngã. Kẻ vác giáo thất bại, còn lịch sử vẫn tiến lên (bánh xe lịch sử vẫn quay!).
Nhà văn còn mượn nhân vật phát ngôn cho mình những tư tưởng mới, những suy ngẫm, quan niệm về chính trị, xã hội, tôn giáo, nghệ thuật, đặc biệt là nhân sinh quan. Hãy nghe nhân vật nói những lời tỉnh táo, xúc động, thâm thúy với bác giám mã Sanso sau những lúc mộng du:
Sanso à, tự do là một trong những của cải quí báu nhất mà thượng đế đã ban cho con người. Vì tự do cũng như vì danh dự, có thể và cần phải hi sinh cả tính mạng nữa.Ngược lại, làm mất tự do là điều tệ hại nhất trong những điều ác của con người.Ta nói điều này, Sanso à, bởi vì hồi nãy bữa tiệc linh đình dành cho chúng ta trong lâu đài nọ, trước những thức ăn ngon lành và những đồ uống chắc là phải dịu ngọt ta vẫn phải chịu dày vò vì đói khát. Vì ta không được ăn uống với sự tự do như khi ta ăn uống những thứ do tự tay ta làm ra. Kẻ nào ăn miếng bánh tự tay mình làm ra mà không phải mang ơn ai bố thí là kẻ sung sướng nhất trên đời.
Những quan niệm mới mẻ khác hẳn thói phong kiến hư danh khi khuyên nhủ Sanso lên đường nhận chức quan " tổng trấn ":
Sanso à, anh phải lấy nguồn gốc nghèo nàn của mình làm vinh dự. Đừng sợ nói cho mọi người biết rằng mình xuất thân nông dân. Khi người ta thấy mình không biết hổ thẹn thì chẳng ai bới móc làm gì. Thà rằng nghèo mà có đạo đức còn hơn là quyền quí mà gian ác
Dòng máu thì có di truyền, còn việc làm tốt đẹp thì phải trau dồi mới có. Đạo đức, tự bản thân nó có giá trị gấp bao lần dòng máu.
Quan niệm về giai cấp như thế trong thời đại phong kiến thật là mới mẻ, nhờ có thời Phục Hưng mới có được.
Yêu chính nghĩa và đạo đức là nét tính cách của hiệp sĩ Don Quijote. Trước khi lên đường ông đã tuyên bố như vậy và luôn luôn làm như vậy:
Có những kẻ dấn bước trên con đường đầy tham vọng và vênh vang đắc ý. Lại có những kẻ dấn mình vào nẻo tối tăm của thói xu nịnh đê tiện, có kẻ đi trên con đường đạo đức giả, lừa bịp... Còn ta, ta đi theo ngôi sao định mệnh trên con đường gian nan chật vật của người hiệp sĩ lang thang. Ta khinh bỉ hết thảy mọi vinh hoa phù phiếm, nhưng ta không bao giờ vứt bỏ danh dự.
Hành động và lời nói của ông đi đôi với nhau, khi được viên quận công nhường chức cho, liền nhường ngay cho bác Sanso và một mình đi tiếp con đường đã chọn.
Về già, y tỉnh ngộ, nhưng rồi cũng rơi vào bế tắc và buồn rầu. Y chết trong sự thương tiếc của mọi người - một con người vừa đáng cười,đáng giận vừa đáng thương đáng quí. Thật vậy, mĩ học đã gọi Don Quijote là nhân vật bi - hài kịch của cái cũ - cái tốt đẹp nhưng đã cũ. Một hiệp sĩ đơn thương độc mã cưỡi ngựa xông vào cái xã hội đang tư sản hóa trùng trùng điệp điệp kia thì thất bại là hiển nhiên không tránh khỏi.
Sanso Pancha
Bác nông dân Sanso Pancha đi làm giám mã trong hai chuyến giang hồ với Don Quijote và cuối cùng quấn quýt bên hiệp sĩ trong những giờ phút lâm chung của con người trong sạch và đáng quí trọng này. Bác thật xứng đáng với lòng tin cậy và yêu mến của người quí tộc già ngây thơ.
Bác là dân cày, mang trong dòng máu tính nết hồn nhiên, chất phác, thực tế và cuối cùng bác là người chiến thắng. Sau hai cuộc phiêu lưu, bác trở về có ít tiền trao cho vợ, lại thêm những đức tính tốt học được của Don Quijote: lòng yêu tự do, công bằng, chính nghĩa, lòng yêu người... Tuy nhiên, là anh nông dân tư hữu, bác cũng có những thói xấu tham lam, ranh mãnh, tính toán muốn làm giàu bằng mọi cách, kể cả thủ đoạn vặt vãnh. Bác đi theo hiệp sĩ vì lời hứa hẹn sẽ được làm quan với những quyền lợi vật chất. Khi có ít tiền bác nghĩ đến việc đi châu Phi buôn nô lệ da đen nếu hiệp sĩ lo cho bác làm " vua châu Phi ".
May mắn thay, bác lại được đi bên cạnh Don Quijote. Lương tri cao cả của hiệp sĩ đã kìm hãm bớt cái thói hám lợi của bác, nên bác đã không sa xuống con đường tội lỗi. Khi đã chán ngán hư danh và cảm thấy chức quan không hợp với mình, bác nói:
Hãy lùi xa ra, các ngài thân mến, hãy để cho tôi trở về với ý muốn trước đây của tôi. Cho phép tôi dời bỏ nơi này, để thoát cái chết dang đe dọa tôi. Các ngài hãy thưa lại với công tước (quận công) rằng tôi sinh ra trần truồng. Tôi không thua cuộc mà cũng không chiến thắng - tôi muốn nói rằng khi tôi đến đây cai trị không có một đồng xu thì bây giờ khi từ giã nơi này tôi đi với hai bàn tay trắng.
Những cánh chim sếu mang tôi lên tận trời cao để cho lũ chim chích và các loài chim khác mổ chết tôi, hãy bỏ nó ở chuồng ngựa. Tốt hơn hết chúng ta tụt xuống đất và đi bằng hai chân.
Hình ảnh Sanso là nhân vật tương phản với Don Quijote, tương phản từ hình dáng đến tâm hồn nhưng không đối lập mà lại hòa hợp, bổ sung cho nhau. Hai nhân vật đi bên nhau, soi sáng cho nhau và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Một tính cách thực tế đi bên một tính cách mộng tưởng điên rồ. Họ đã trở nên thân thiết như đôi bạn chứ không phải ông chủ và đầy tớ. Nhờ sự can ngăn rỉ rả của bác, lão Don Quijote cuối cùng cũng tỉnh ngộ. Trái lại, nhờ gần gũi nhà hiệp sĩ lãng mạn, bác nông dân thêm giàu lòng yêu người, yêu tự do công bằng và chính nghĩa. Thật ra bản chất vốn có của hai con người ấy cũng chẳng phải là ham muốn làm giàu và khao khát hư danh - đó chỉ là cái vỏ tạm thời. Cái gì đã gắn
bó hai tính cách trái ngược? - chỉ có thể là một tính cách giống nhau căn bản giữa hai người mà thôi - ấy là truyền thống nhân văn chủ nghĩa.
Tiểu thuyết Don Quijote đặt nền móng vững chắc cho tiểu thuyết hiện thực:
Quang cảnh đât nước Tây ban nha với những làng mạc phố phường chợ búa, quán trọ hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút Cervantes. Mấy trăm nhân vật tiêu biểu đủ mọi tầng lớp xã hội: quí tộc, tăng lữ, nông dân thợ thuyền. lái buôn, sinh viên, kẻ cướp, gái điếm, thợ hớt tóc, gã ảo thuật rong... đều có mặt trong tác phẩm. Nhũng cảnh áp bức bóc lột và nhũng tệ nạn xã hội đều được phơi bày. Những lực lượng xã hội mới, những tư tưởng cải cách đòi giải phóng cá nhân đang bừng dậy... Cuốn tiểu thuyết 12 chương giúp người đời sau xem laị xó hội Tõy ban nha thế kỉ 16 ồn ào nỏo đụọng - xó hội quỏ độ từ phong kiến lờn chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Hai tính cách chính không đứng im bất động mà vận động theo cùng tác phẩm, sống động phức tạp. Đó là dấu hiệu cơ bản của chủ nghĩa hiện thực.
Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn rất phong phú, nhiều giọng điệu, khi dí dỏm bông đùa, khi trầm lắng suy tư lúc từ tốn khoan thai khi sôi nổi thúc giục, tùy theo hoàn cảnh mà biến đổi thích hợp.
Hình bóng chàng hiệp sĩ Don Quijote và bác giám mã Sanso Pancha vừa buồn cười vừa đỏng yờu ấy vẫn cũn đi lang thang mói mói khắp cừi nhõn gian. Hai nhân vật bất hủ này đến với mọi người với tấm lòng thiết tha yêu tự do, lẽ phải và chính nghĩa ở đời, họ đã lên đường từ phong trào văn hóa Phục Hưng đến tận bây giờ