Ảnh hưởng sâu sắc rộng lớn của triết học Gassendy và triết học Descartes trong tinh thần Pháp thế kỷ

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 31)

Descartes trong tinh thn Pháp thế k 17

Cùng ra đời vào nửa đầu thế kỉ 17, mỗi học thuyết có cống hiến riêng. Triết học duy vật của Gassendy và triết học duy lí của Descartes có điểm chung, đều là thành tựu văn hóa tư tưởng cvủa một thế kỉ lớn, đều có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của thời đại.

Gassendy:1592-1655. Nhà toán học, nhà khoa học lớn hiểu biết nhiều về vật lí thiên văn. Hoạt động trong nhóm bác học, thường tổ chức kín đáo những cuộc hội thảo khoa học quan trọng với tinh thần tự do, chống chủ nghĩa ngu dân của các thế lực phong kiến và tôn giáo. Gassendy bỏ nhiều công phu viết cuốn " Triết học đại toàn ", công trình in sau khi ông mất

Học thuyết của ông dựa trên " học thuyết về nguyên tử " của hai nhà bác học cổ Hi Lạp Epiccure và Lucres. Trong khi phát biểu thuyết nguyên tử ông đề xướng " cảm giác luận duy vật ": cho rằng con người có thể nhờ cảm giác để nhận thức thế giới," cảm giác không bao giờ lừa dối ". Tin tưởng vàocảm giác, đánh giá cao cảm giác, Gassendy chống lại " duy lí luận " của Descartes và bác bỏ triết học kinh viện duy tâm trung cổ. Vềđạo đức học, ông tập trung ca ngợi niềm vui sướng cuộc đời và sự trong sáng tâm hồn. Theo ông hạnh phúc con người là ở sức khỏe thể xác và sự thanh tĩnh tâm hồn.

Các nhà văn tiến bộ của thế kỉ 17 đã chịu ảnh hưởng triết học Gassendy như: nhà hài kịch Molier nhà ngụ ngôn La Fontaine nhà văn La Brue.

Descartes:1596-1650: Là nhà triết học và khoa học lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đến thời đại và lịch sử dân tộc Pháp. Có nhiều khám phá trong hình học vật lí vũ trụ học. Trong tiểu luận triết học nổi tiếng Bàn về phương pháp (1637) ông đề cao vai trò lí trí trong nghiên cứu khoa học và xác định nhiệm vụ của mình là " bàn về phương pháp hướng dẫn tốt lí trí và tìm tòi chân lí trong khoa học ":

Tác phẩm này đề xướng triết học duy lí, đánh giá cao vai trò của tư duy lí luận. Lí trí là giai đoạn cao của sự nhận thức thế giới, nó độc lập không phụ thuộc vào tri giác cảm tính. Theo ông, lí trí có thểđem lại sự hiểu biết tất cả những gì mà giác quan con người không đạt tới. Aùnh sáng của lí trí có thể rọi thấu (nhận thức) được thế giới tự nhiên một cách vô hạn. Chỉ có lí trí là có thực và đáng tin cậy, lí trí là quan tòa tối cao của chân lí.

Bàn về một vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại - ông nêu lên một nguyên lí: " Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại ". Nghĩa là nếu sống mà chỉ biết tin tưởng mù quáng vào mọi tín điều tôn giáo thì chưa phải là sống.

Descartes đã đánh đòn quyết liệt vào triết lí kinh viện nhà thờ trung cổ, tiếp tục giương cao lá cờ nhân văn chủ nghĩa Phục Hưng, ca ngợi con người vớiù hoạt động tư duy sáng suốt.

Bàn về phương pháp nghiên cứu, ông chủ trương phương pháp phân tích. Khâu đầu tiên là " hoài nghi " - đó là điểm xuất phát của khoa học chân chính. Cần phải nghi ngờ tất cả những gì mà người ta đã tin là chân lí. Sự hoài nghi này nhằm ngăn ngừa những kết luận mù quáng. Bước thứ hai là phân chia nhỏ đến tận cùng các hiện tượng để giải quyết. Bước thứ ba là hướng dẫn tư duy theo thứ tự từ dễđến khó, từđơn giản đến phức tạp. Cuối cùng là thao tác tổng hợp, xem xét lại từng chi tiết nhỏđã phân tích để dẫn tới kết luận.

Tiểu luận Bàn về phương pháp là lời tuyên chiến chống lại tất cả những gì hỗn độn bừa bãi tùy tiện giáo điều để hướng tới một trật tự sáng sủa, chặt chẽ, chính xác - đó là triết học duy lí Descartes. Tư tưởng triết học Descartes là thành tựu lớn của tư tưởng Pháp thế kỉ 17, sản phẩm tiến bộ của khoa học và của ý thức hệ tư sản đang trưởng thành. Nó đạt cơ sở cho thế giới quan khoa học của thời đại. Trước hết nó tích cực chống phong kiến và tôn giáo. Thời ấy, ông đã bị Nhà thờ và những kẻ cuồng tín lên án chỉ trích, thù ghét.

Triết học Descartes cũng còn có nhược điểm không nhỏ: tính cách mạng nửa vời vừa duy tâm vừa duy vật (nhị nguyên luận).

Triết lí Descartes đã in dấu đậm nét trong văn học cổđiển Pháp thế kỉ 17.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)