VĂN HỌC CỔ ĐIỂN CHỦ NGHĨA - DềNG TIấU BIỂU CỦA THỜI ĐẠI

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 28 - 32)

Văn học cổ điển phát triển liền mạch mạnh mẽ sôi nổi suốt từ những năm 30 đến cuối thế kỉ có lúc độc chiếm văn đàn. Họ có quan điểm mĩ học tiến bộ, tư tưởng chống phong kiến tôn giáo cùng những thói hư tật xấu tư sản và có

những đóng góp nghệ thuật mới. Nhiều cuộc tranh luận nghệ thuật nổ ra kéo dài nửa thế kỉ, nhất là sự kiện vở kịch Le Cid của Corneill và cuộc tranh luận giữa Phái Mới và Phái Cũ.

Phân biệt các thuật ngữ: chủ nghĩa cổ điển, văn học cổ điển chủ nghĩa. Nguyên văn là Classicisme bắt đầu dùng từ thế kỉ 18 để chỉ trào lưu văn học tiến bộ nhất của thế kỉ 17. Lúc đó nhà trường Pháp muốn nêu cao tinh thần dân tộc nên đã dùng văn học ấy đưa vào nhà trường thay thế văn chương Hi Lạp - La Mã bấy lâu vẫn chiếm lĩnh văn đàn và nhà trường. Từ đây lần đầu tiên văn học Pháp mới được đưa vào lớp học (class). Nghĩa là từ đây văn học thế kỉ 17 được coi là mẫu mực, do đó phải cho học sinh được học như khuôn mẫu. (Về sau người ta dùng từ Classicique / Classic (tính từ) để chỉ những tác phẩm ưu tú mẫu mực của cả những giai đoạn văn học khác.

3.2.1 Những nguyên lí mĩ học cổ điển chủ nghĩa

Tac phẩm Nghệ thuật thơ của Boileau là cuốn sách lí luận văn học viết bằng thơ - được coi là bộ luật thơ của chủ nghĩa cổ điển, nhà văn Boileau được coi là nhà lập pháp của phương thức sáng tác và trào lưu văn học này. Từ đó rút ra ba tiêu chuẩn của classicisme là:

Tôn sùng lí trí (theo Decartes - chủ ngĩa duy lý)

Theo mẫu mực tự nhiên (theo Gassendy - chủ nghĩa duy cảm)

Theo mẫu mực cổ đại (Hi - La - truyền thống, nhắc lại từ Phục Hưng) Nhà hài kịch Moliere viết: " Tụi muốn biết rừ rằng qui tắc lớn nhất của mọi qui tắc có phải là không được làm vui hay không, và một số vở kịch đã đạt được mục đích có phải đã không đi theo một con đường đúng hay không (...) Nếu các vở kịch làm theo qui tắc mà lại không được vui thích và những vở kịch gây được vui thích lại không theo qui tắc thì cần phải thấy rằng qui tắc đã sai " (trích phê bình vở kịch Trường học làm vợ - hài kịch Moliere).

La Fontaine viết: " Ở Pháp, người ta chỉ xem cái vui là qui tắc lớn nhất và cũng là qui tắc duy nhất " (bài thơ Mục đồng và sư tử).

Racine viết: " Qui tắc chính là làm vui và xúc động. Tất cả các qui tắc làm ra chỉ để đạt tới qui tắc đó " (Lời tựa vở kịch Berenix).

Boileau nói về bi kịch: " Bí mật trước hết là làm vui và làm cho xúc động " (Nghệ thuật thơ - bài ca số Mười)

Nhìn chung, các nhà cổ điển chủ nghĩa chỉ coi trọng hiệu quả thực tế của sáng tác nghệ thuật mà không thích lí luận trừu tượng. Theo họ, vui là hiểu biết tự nhiên, vui là được thanh lọc cảm xúc, vui gắn bó hơn với đất nước dân tộc đang lớn dậy trong khi đang gạt bỏ những trở ngại của cái cũ và phê phán ngay những cái xấu thói hư mới, nhằm khẳng định một tương lai tự do, dân chủ và nhân đạo.

3.2.2 Hai giai đoạn tương phản của chủ nghĩa cổ điển:

Giai đoạn trước 1660:

Nước Pháp đã thống nhất nhưng chưa ổn định, chế độ quân chủ chuyên chế đang được củng cố. Văn học cổ điển là tiếng nói ủng hộ nhà nước phong kiến tập quyền vì nhà nước này đang khuyến khích sự phát triển tư bản chủ nghĩa đưa nước Pháp đến thống nhất quốc gia. Trong giai đoạn này có sự kiện đáng

chú ý nữa là cuộc cải cách ngôn ngữ lịch sự của Malecber, tác phẩm văn của Pascal và kịch Corneill.

Giai đoạn sau 1660:

Thời kì phát triển toàn diện rực rỡ của chủ nghĩa cổ điển. Nổi bật là:

Thơ châm biếm của Boileau, thơ ngụ ngôn của La Fontaine, bi kịch của Racine, hài kịch Moliere và văn tiểu luận của La Brue.

Nhìn chung văn học chính thống giai đoạn này là tiếng nói phản kháng chế độ phong kiến độc tài, đả kích giai cấp quí tộc và chế giễu những thói xấu tư bản chủ nghĩa.

3.2.3 Một số nhà văn và tác phẩm tiêu biểu:

Malecber (1555- 1628). Là nhà thơ cung đình được ưu đãi dưới triều vua Henry IV và Louis XIII, Malecber sáng tác một số thơ trữ tình, thù tạc, ít có giá trị...

Nhưng đối với sự nghiệp cải cách ngôn ngữ thơ ca dân tộc, ông là người có công đầu. Ông thường viết chú giải, bình luận về sáng tác của Deport - một nhà thơ kiểu cách - qua đó thể hiện xu hướng cải cách của mình.

Về mặt ngôn ngữ: Ông chống lại những thói kiểu cách và những thói dung tục, phản đối thói lạm dụng tiếng nước ngoài, tiếng cổ và tiếng địa phưng. Ông đòi hỏi sự trong sáng ngôn ngữ. Do cố gắng của ông, tiếng thành thị đã thắng tiếng nông thôn, tiếng Paris trở thành chuẩn mực của nước Pháp.

Về nghê thuật thơ: Malecber yêu cầu câu thơ phải cân đối, bài thơ phải chia đoạn mạch rừ ràng, đề tài thụng thường dễ hiểu.

Nhìn chung lí luận của Malecber tạo ra cuộc đấu tranh thống nhất ngôn ngữ phù hợp với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của thời đại.

Pascal (1623 - 1662): Nhà khoa học - nhà văn nổi tiếng đầu thế kỉ 17. Có nhiều phát minh giá trị về Toán và Lý. Mang tinh thần duy vật và duy lí, công trình của Pascal phản đối sự sùng bái quá khứ, phủ nhận những tín điều giả dối mặc dù ông là tín đồ tôn giáo với niềm tin hạn chế. Là nhà văn, Pascal viết tác phẩm "

Những bức thư tỉnh nhỏ " - tập bút chiến gồm 18 bức thư viết cho một người ở tỉnh nhỏ, kịch liệt phê phán thói vô luân của những nhà thần học ở Đại học Sorbone, nhất là những người theo giáo phái Jesus. Nhà văn vách trần thứ lí luận bào chữa cho tội ác cho phép những kẻ quyền thế đứng trên cả pháp luật.

Tin tưởng ở chân lí tuyệt đối, ông dám chống lại bất kì thứ quyền lực nào kể cả giáo hoàng. Mặc dù đả kích mạnh mẽ nhà thờ và bị họ thù ghét, Pascal vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, ông vẫn đề cao sức mạnh của " đức tin ".

" Những tư tưởng " là cuốn sách của Pascal ghi chép tản mạn xoay quanh đạo Cơ đốc. Theo ụng, thế giới là mờnh mang vụ tận. Trong cỏi cừi vụ tận ấy, con người cảm thấy mình chỉ là một " cây sậy nhỏ bé yếu ớt " nên cần phải có thượng đế và Tôn giáo giúp đứng vững. Nhận thức về con người, Pascal vạch ra hai mặt đối lập tự nhiên: Cái cao cả và cái khốn cùng. Chỉ có tư tưởng mới đem lại sự cao cả cho con người. Ông khâm phục những người có tư tưởng

như nhà bác học, triết gia, nhà thơ và nhà tâm lí học. Theo ông, chính dục vọng đã đẩy con người vào chỗ khốn cùng.

Pascal thể hiện một bút pháp phân tích sâu sắc, biện chứng khi phân tích tâm lí tiêu biểu cho ngôn ngữ thế kỉ 17.

Ảnh hưởng sâu sắc rộng lớn của triết học Gassendy và triết học Descartes trong tinh thần Pháp thế kỷ 17

Cùng ra đời vào nửa đầu thế kỉ 17, mỗi học thuyết có cống hiến riêng. Triết học duy vật của Gassendy và triết học duy lí của Descartes có điểm chung, đều là thành tựu văn hóa tư tưởng cvủa một thế kỉ lớn, đều có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của thời đại.

Gassendy:1592-1655. Nhà toán học, nhà khoa học lớn hiểu biết nhiều về vật lí thiên văn. Hoạt động trong nhóm bác học, thường tổ chức kín đáo những cuộc hội thảo khoa học quan trọng với tinh thần tự do, chống chủ nghĩa ngu dân của các thế lực phong kiến và tôn giáo. Gassendy bỏ nhiều công phu viết cuốn "

Triết học đại toàn ", công trình in sau khi ông mất

Học thuyết của ông dựa trên " học thuyết về nguyên tử " của hai nhà bác học cổ Hi Lạp Epiccure và Lucres. Trong khi phát biểu thuyết nguyên tử ông đề xướng

" cảm giác luận duy vật ": cho rằng con người có thể nhờ cảm giác để nhận thức thế giới," cảm giác không bao giờ lừa dối ". Tin tưởng vàocảm giác, đánh giá cao cảm giác, Gassendy chống lại " duy lí luận " của Descartes và bác bỏ triết học kinh viện duy tâm trung cổ. Về đạo đức học, ông tập trung ca ngợi niềm vui sướng cuộc đời và sự trong sáng tâm hồn. Theo ông hạnh phúc con người là ở sức khỏe thể xác và sự thanh tĩnh tâm hồn.

Các nhà văn tiến bộ của thế kỉ 17 đã chịu ảnh hưởng triết học Gassendy như:

nhà hài kịch Molier nhà ngụ ngôn La Fontaine nhà văn La Brue.

Descartes:1596-1650: Là nhà triết học và khoa học lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đến thời đại và lịch sử dân tộc Pháp. Có nhiều khám phá trong hình học vật lí vũ trụ học. Trong tiểu luận triết học nổi tiếng Bàn về phương pháp (1637) ông đề cao vai trò lí trí trong nghiên cứu khoa học và xác định nhiệm vụ của mình là " bàn về phương pháp hướng dẫn tốt lí trí và tìm tòi chân lí trong khoa học ":

Tác phẩm này đề xướng triết học duy lí, đánh giá cao vai trò của tư duy lí luận.

Lí trí là giai đoạn cao của sự nhận thức thế giới, nó độc lập không phụ thuộc vào tri giác cảm tính. Theo ông, lí trí có thể đem lại sự hiểu biết tất cả những gì mà giác quan con người khơng đạt tới. Aùnh sáng của lí trí cĩ thể rọi thấu (nhận thức) được thế giới tự nhiên một cách vô hạn. Chỉ có lí trí là có thực và đáng tin cậy, lí trí là quan tòa tối cao của chân lí.

Bàn về một vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại - ông nêu lên một nguyên lí: " Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại ". Nghĩa là nếu sống mà chỉ biết tin tưởng mù quáng vào mọi tín điều tôn giáo thì chưa phải là sống.

Descartes đã đánh đòn quyết liệt vào triết lí kinh viện nhà thờ trung cổ, tiếp tục giương cao lá cờ nhân văn chủ nghĩa Phục Hưng, ca ngợi con người vớiù hoạt động tư duy sáng suốt.

Bàn về phương pháp nghiên cứu, ông chủ trương phương pháp phân tích.

Khâu đầu tiên là " hoài nghi " - đó là điểm xuất phát của khoa học chân chính.

Cần phải nghi ngờ tất cả những gì mà người ta đã tin là chân lí. Sự hoài nghi này nhằm ngăn ngừa những kết luận mù quáng. Bước thứ hai là phân chia nhỏ đến tận cùng các hiện tượng để giải quyết. Bước thứ ba là hướng dẫn tư duy theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Cuối cùng là thao tác tổng hợp, xem xét lại từng chi tiết nhỏ đã phân tích để dẫn tới kết luận.

Tiểu luận Bàn về phương pháp là lời tuyên chiến chống lại tất cả những gì hỗn độn bừa bãi tùy tiện giáo điều để hướng tới một trật tự sáng sủa, chặt chẽ, chính xác - đó là triết học duy lí Descartes. Tư tưởng triết học Descartes là thành tựu lớn của tư tưởng Pháp thế kỉ 17, sản phẩm tiến bộ của khoa học và của ý thức hệ tư sản đang trưởng thành. Nó đạt cơ sở cho thế giới quan khoa học của thời đại. Trước hết nó tích cực chống phong kiến và tôn giáo. Thời ấy, ông đã bị Nhà thờ và những kẻ cuồng tín lên án chỉ trích, thù ghét.

Triết học Descartes cũng còn có nhược điểm không nhỏ: tính cách mạng nửa vời vừa duy tâm vừa duy vật (nhị nguyên luận).

Triết lí Descartes đã in dấu đậm nét trong văn học cổ điển Pháp thế kỉ 17.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)