Nước Pháp trên đường tiến tới một quốc gia thống nhất hùng mạnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 26)

mnh

1.1 - Đến cuối thế kỉ 16 nước Pháp nghèo nàn bị chia cắt bởi nhiều lãnh chúa phong kiến.Chiến tranh tôn giáo và phong kiến liên miên và tàn khốc: cuộc viễn chinh sang Italia vừa chấm dứt thì nội chiến tôn giáo đẫm máu giữa đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành xảy ra suốt hơn 30 năm (1562 - 1598). Nước Pháp bị tàn phá khủng khiếp, thành thị và nông thôn đều hoang tàn xơ xác. Người thất nghiệp, đói khổ bệnh tật nhan nhản khắp nơi. Tài chính kiệt quệ. Quan lại địa phương và thị dân giành lấy quyền tự trị. Nông dân và dân nghèo nổi dậy ở nhiều nơi... Chếđộ phong kiến cát cứ trở thành vật chướng ngại lớn trên bước đường đi tới của lịch sử dân tộc Pháp.

Trong khi đó, giai cấp tư sản Pháp hình thành từ thế kỉ 16 đang lớn dần lênnhờ phương thức kinh doanh tư bản - đạc biệt các ngành công nghiệp dệt, hàng xa xỉ, ngoại thương, nông nghiệp... Tình trạng phong kiến cát cứ gây trở ngại quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản khao khát giành lấy chính quyền, tuy có ưu thế` về chính trị nhưng chưa thể lật đổ g/c phong kiến thống trị. Họ quay ra dựa vào nhà nước phong kiến tập quyền để mở rộng kinh doanh. G.c phong kiến đang sa sút nhưng vẫn cố giữ chính quyền, tự biết còn đủ mạnh để ngăn trở tư sản. Mặt khác, g/c phong kiến cũng muốn lợi dụng khả năng kinh tế tư bản để tồn tại. Tình trạng đó tạo ra thế quân bình tạm thời giữa quí tộc và tư sản dưới hình thức Nhà nước quân chủ chuyên chế (quân chủ tập trung tuyệt đối). Đó là nền quân chủ cố giữ vai trò trung gian giữa quí tộc và tư sản - cố gắng dung hòa bảo vệ quyền lợi của cả hai.

1.2- Nền quân chủ chuyên chế Pháp trải qua ba triều đại dòng họ Bourbon Vua Henry IV lên ngôi giữa cảnh hoang tàn của nước Pháp sau chiến tranh trong khi ấy các lãnh chúa địa phương bạo loạn lung tung. Henry thực hiện đương lốì cứng rắn xen kẽ mềm dẻo về chính 1trị, tôn giáo nhằm củng cố chính quyền trung ương. Vua chủ trương nâng đỡ nông dân, giảm thuế xóa nợ, đẩy mạnh công thương nghiệp, ngoại thương, kí kết nhiều hiệp ước thương mại. Nhà vua rời bỏ đạo Tin Lành, theo đạo Thiên Chúa (Cơđốc, Gia Tô) đã được coi là quốc giáo. Năm 1598 vua ban hành pháp lệnh Nante bảo đảm tự do tín ngưỡng và tự do chính trị. Vua bị ám sát, con trai là Louis 13 lên ngôi giữa lúc bọn lãnh chúa phong kiến lại nổi lên khắp nơi.

Vua Louis 13 (1610-1643) dựa vào Giáo chủ Richelieu nắm quyền tể tướng, tiếp tục sự nghiệp của Henry 4, quyết tâm xây dựng một nhà nước dân tộc thống nhất, phát triển nhiều mặt chiếm vị trí cao trên trường quốc tế. Richelieu kiên quyết bảo vệ thống nhất quốc gia, trấn áp Tin Lành và các lãnh chúa địa phương ngoan cố, mở mang thêm lãnh thổ, đặt Pháp viện tối cao dưới quyền

vua, ban bố chính sách đặc quyền cho giai cấp tư sản phát triển kinh tế, đẩy mạnh công thương, qui định thuế khóa thống nhất, chiếm thêm thuộc địa (quần đảo Angti, đảo Madagasca).Thống nhất hoạt động văn hóa tư tưởng dưới sự lãnh đạo tập trung của nhà nước chuyên chế. Thành lập Viện Hàn lâm năm 1634, trợ cấp văn nghệ sĩ, mở ra những cuộc phê bình văn học... Những hoạt động đó còn nhằm thống nhất ngôn ngữ Pháp, tách nhà văn ra khỏi ảnh hưởng quí tộc phong kiến, đàn áp nhà văn chống chếđộ quân chủ chuyên chế. Sự cứng rắn của tể tướng - giáo chủ Richelieu bị nhiều người thù ghét phản ứng. Tuy nhiên ông ta vẫn là một nhà chính trọ nhà hoạt động xã hội xuất sắc, người sáng lập thực sự, trực tiếp của nhà nước mang tính dân tộc Pháp.

Louis 14 (1643 - 1715) lên ngôi lúc 15 tuổi. Nhà nước do giáo chủ Madarin lãnh đạo thực sự. Giáo chủ cho tăng thuế, bán quan chứclấy tiền nuôi quân đội tham gia chiến tranh Trung Âu 1618 -1648.Chính sách đó khiến nhân dân bất bình, nhất là nông dânvà nghị viện (phần lớn là đại biểu tư sản và quí tộc) đều căm giận. Kết quả là một cuộc nội chiến nổ ra ở Paris và một số tỉnh miền Bắc, miền Đông nước pháp. Giai cấp tư sản và quí tộc, do quyền lợi ích kỉ, cuối cùng đã phản bội, bỏ mặc quần chúng khiến khởi nghĩa thất bại. Sự thất bại này chấm dứt tình trạng rối ren nhưng vẫn chưa bảo đảm cho đất nước thống nhất. Cuộc khởi nghĩa chia thế kỉ ra hai phần - nửa sau sẽ là thời kì phát triển huy hoàng của chếđộ quân chủ chuyên chế. Năm 1661, Madarin chết, Louis mới thực sự nắm chính quyền. Vua tuyên bố " nhà nước chính là ta ! " và khẳng định sự tập trung quyền lực cao độ trong tay nhà vua. Mười hai năm đầu của triều đại Louis thanh bình êm ả thuận lợi cho những cuộc cải cách và những dự án lớn:

Về kinh tế - chính trị: Colbert trợ thủđắc lực của nhà vua đã tích cực bảo hộ các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, khuyến thương nhằm thu lợi nhuận cho công quĩ. Tăng cường quân đội làm áp lực cho kinh tế.Kiến thiết nhiều lâu đài nguy nga đồ sộ

Về văn hóa nghệ thuật: Chaplin cánh tay phải của " vua mặt trời " đã cho lập thêm hàng loạt viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học, bảo trợ các nhà nghệ sĩ, tổ chức sinh hoạt văn nghệở cung đình, biến cung điện Verseille thành trung tâm văn hóa quốc gia... Tất cả nhằm đề cao cá nhân vua Louis 14, thúc đẩy văn hóa, củng cố quốc phòng nâng cao địa vị uy tín nước Pháp. Người ta gọi thế kỉ 17 là " thế kỉ của Louis 14 " hoặc " thế kỉ vĩđại " (đại thế kỉ). Năm 1803, Coibert chết, sinh ra sự chuyển biến mới của đời sống vật chất tinh thần nước Pháp cuối thế kỉ này: chính sách kinh tế của Colbert bị vứt bỏ, nền kinh tế suy sụp vì gánh nặng chiến tranh chống Hà Lan và Anh. Hủy bỏ pháp lệnh Nante, khủng bố tàn bạo những người dị giáo, đi xâm lược láng giềng. Nhà nước độc tài không chịu được khuynh hướng tự do dân chủ và cản trở giai cấp tư sản. Làn sóng khổng lồ hàng chục vạn nhà công thương nghiệp bỏ chạy ra nước ngoài gây chảy máu nghiêm trọng về dân số, tiền của, tài năng trí tuệ của dân tộc. Nhận xét chung về Nhà nước quân chủ thế kỉ 17:

Một mặt nhà nước là nhân tố lịch sử tiến bộ tích cực góp phần thống nhất đất nước, khôi phục và mở mang văn hóa dân tộc.Mặt khác, nền quân chủ chuyên chế vẫn là hình thức thống trịựa trên sự liên minh giai cấp tạm thời giữa hai g/c

bóc lột. Nó vừa hòa giải vừa đối kháng với nhau, lại vừa đàn áp và bóc lột nhân dân. Càng về cuối thế kỉ, nhà nước thoái hóa, phản động và trở thành đối tượng bị phê phán của lịch sử

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 26)