Chương II: Truyện thơ ngụ ngôn La Fontaine (1621-1695)

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 32)

La Fontaine làm thơ viết văn, nổi bật nhất là viết truyện kể ngụ ngôn, Tác phẩm Những truyện kể (1665) nội dung bắt nguồn từ kho tàng truyện dân gian, kể cả những truyện thơ ngụ ngôn trung cổ của Rabelais thời Phục Hưng và những truyện trong văn học Phục Hưng Italia. Những mối tình vụng trộm lén lút của các thầy tu, ca ngợi những thú vui trần tục, tự nhiên, bác bỏ luân lí khổ hạnh của nhà thơ. Ông đã chịu ảnh hưởng thật rõ nét triết lí Gassendy. Thơ ngụ ngôn La Fontaine vươn lên ngang tầm mọi loại thơ khác trên văn đàn, gồm ba tập viết trong 26 năm.

Nhân vật trong truyện thơ ông thường là con sư tử. Là chúa sơn lâm, sư tử quen ăn bám phè phỡn trên sựđói khổ cực nhọc của muôn loài. Nó ưa phỉnh nịnh, luôn luôn hống hách. Nó kết thân với một lũ tay chân luồn cúi bợđỡ, lập ra một chếđộ cai trị hà khắc bịp bợm xảo trá. Các loài vật bé nhỏ hiền lành chỉ biết cắn răng chịu đựng. tiêu biểu là truyện Các loài vật bị dịch hạch.

Tôn giáo - chỗ dựa của nền chuyên chế quân chủ cũng xuất hiện trong thơ ông, như: Chó sói và Cáo, Đám ma sư tử, Cụ cốđạo và Thần chết, Thầy bói rơi xuống giếng, Lá số, Động vật trên cung trăng...

La Fontaine cũng đả kích giai cấp tư sản - những thói hợm hĩnh và thói xấu khác, như Cây sồi và cây sậy và tính háo danh, bạc bẽo của chúng.

Quay về với nhân dân, La Fontaine có cái nhìn đúng đắn sâu sắc về người lao động. Lão nông và các con. Nhà thơ ca ngợi niềm vui thanh thản của họ: Cô hàng sũa và bình sữa,Thần chết và bác tiều phu. Ca ngợi tình yêu tự do và chung thủy, dũng cảm chống áp bức của dân chúng: Người nông dân sông Danube.

Nhà văn có lòng yêu thiên nhiên nổi hơn hẳn các nhà văn cùng thời. Hình ảnh đó được mô tảđầy cảm hứng, tạo vật hùng vĩ, tươi sáng đầy sức sống trong thơ văn ông.

Bên cạnh chủđề lên án chếđộ chuyên chế như một thế lực đe dọa cuộc sống và tự do của nhân dân, ông không quên giáo dục sửa chũa cả những thói xấu của quần chúng. Nhà thơ nói " tôi dùng loài vật để dạy người đời một cách có tình có lý, đồng thời phải làm cho người ta vui vẻ ".

Ở Việt Nam, thơ ngụ ngôn La Fontaine được dịch từ trước Cách mạng Tháng Tám, sau 1954 tiếp tục được phổ biến. Gần bốn thế kỉ qua, đối với loài

người,thơ La Fontaine vẫn còn giá trị và rất hiện đại. MỘT SỐ BÀI NGỤ NGÔN TIÊU BIỂU CỦA LA FONTAINE

THỎ VÀ RÙA

Chạy tốt nhỉ, cốt đi đúng lúc. Chuyện Thỏ, Rùa ngẫm thực rõ thay

Rùa rằng: Ta đánh cuộc này Đích kia chạy đến, anh tày tôi chăng?

Chịđiên chắc! Nghĩ xằng mơ hão Chạy hơn ta? Tẩy não đi thôi

Khăng khăng mà cứ giũ lời “Điên hay không, tôi vẫn chơi cuộc này”

Họ vào cuộc theo như Rùa thách, Giải hai bên cạnh đích cùng bày.

Hỏi chi vật nọ món này! Lại cần chi biết ai đây trọng tài!

Thỏ chỉ việc nhảy vài bốn cái. (Cái nhảy khi xuýt phải xa cơ, từng làm bày chó ngẩn ngơ, Rượt theo mà chẳng bao giờ bén chân)

Giờ vểnh tai nghe ngóng đông tây, Mặc cho cái ả Rùa này

Như ông quan cụ khoan thai lê mình Rùa rời gót tận tình tận lực, Ỳạch lê từng bước cố mau Hợm mình thỏđịnh chạy sau

Khởi hành cùng lúc hơn nhau quá thường Thỏ nghĩ bụng, “không bươn bả vội

Càng phất phơ càng nổi tài ba! " Thỏ gặm cỏ, thỏ lê la,

Thỏ nằm Thỏ nghỉ nhởn nhơđủ trò Nhơn nhơn chẳng buồn lo tranh cuộc Cuối cùng … khi Thỏ ngước nhìn lên,

Đích kia Rùa đã kế bên Thỏ ta vội phóng như tên bay vù.

Nhưng bay vội quá ư vô ích Chị Rùa ta tới đích nhanh thay!

Rùa cười: Tôi nói chẳng sai, Có ai ăn được cái tài chạy nhanh?

(Huỳnh Lý – Nguyễn Đình dịch) ÔNG GIÀ VÀ CÁC CON Phú nông gần đất xa trời, Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha

Rằng: ruộng đất ông cha để lại Các con đừng khờ dại bán đi

Kho vàng chôn dưới đất kia Cha không biết chỗ, kiên trì gắng công

Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng Xốc ruộng lên, tháng tám sau mùa,

Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không. Bố chết. Các con cùng gắng gổ

Lật tung đồng đây đó khắp nơi Kỹ càng công việc xong xuôi Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu. Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy

Rõ ràng ông bốấy khôn ngoan. Trước khi từ giã trần gian, Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

(Tú Mỡ dịch) CÁC LOÀI VẬT BỊ DỊCH HẠCH Một hoạ lớn gây tai dữ dội. Hoạ trời gieo lúc nổi lôi đình Để trừng trị tội chúng sinh. Chính là dịch hạch - âu đành gọi tên

Cái hoạ một ngày đêm cũng đủ, Làm ngổn ngang đầy ứ tuyền đài.

Hoạ nhè loài vật gieo tai.

Dù không chết hết muôn loài đều vương, Chán cuộc sống đau thương hấp hối.

Kế bảo sinh chẳng đoái chẳng hoài, Cao lương cũng chẳng buồn xơi. Thờơ, chồn sói mặc mồi thơ ngây.

Chim gáy cũng lìa bầy lánh bạn. Hết ái ân, thôi cạn nguồn vui!

Thiết triều, Sư tử phán lời: “Chư khanh thân ái nếu tôi không lầm,

Trời cố phạt lỗi lầm ta đấy, Nên bắt ta gánh lấy hoạ này

Phải hy sinh để chịu ngay lòng Trời, May ra bệnh muôn loài được khỏi.

Sử sách xưa đã nói rành rành Gặp tai biến ấy âu đành

Vì nhau ta phải quên mình cứu nguy. Đừng tự dối làm chi các bạn, Nghiêm xét mình cho tận lương tâm …

Trẫm thì tham thực quên thân, Miệng rỗng trót nhá hàng trăm cừu rồi!

Cừu đâu đụng đến người của trẫm? Không dối vua chẳng dám khinh nhờn

Đôi khi tội trẫm còn hơn,

Ngon mồm có lúc xơi luôn mục đồng. Nếu cần trẫm vui lòng hiến mạng Nhưng xét ra muốn đặng phân minh,

Mỗi khanh nên thú tội mình.

Theo gương của trẫm chí tình mới hay… Phải hy sinh mới thật công bình”.

Cáo ta đứng dậy tấu trình:

“Muôn tâu thánh thượng anh minh tuyệt trần, Lệnh ngài quả băn khoăn quá mức,

Nhá cừu ư? giống ngốc, giống tồi, Có gì đáng tội ngài ơi?

Chúng còn hân hạnh được ngài nhá cho! Thằng chăn nữa! cái đồ vô lại! Chính hắn nên chịu mọi nhục hình,

Cái đồ ngợm quá hợm mình, Toan trên muôn vật ngông nghênh trị vì!”

Cáo vừa tấu lời ty tiện đó, Lũ nịnh thần rầm rộ vỗ tay,

Chẳng ai động đến tội dày Của Hùm, của Gấu, của bầy đầu to

Loài vật gây sựđồ chó má, Theo lời cung đều hoá thành oan!

Lừa ta đến lượt mở mồm: “Thưa, tôi còn nhớ một hôm thế này:

Qua bãi cỏ nhà thày tu nọ, Đói, thời cơ, ngọn cỏ mịn màng,

Ma đưa lối, quỷ dẫn đàng, Cỏ kia tôi gặm khoảng bằng lưỡi tôi

Tôi nào có quyền xơi thế chứ, Vì lẽ công xin thú rạch ròi.”

Lừa ta chưa kịp dứt lời, Nhao nhao kết tội, tiếng sôi cả triều

Sói am hiểu ít nhiều pháp luật, Liền hô hào, diễn thuyết ba hoa,

Rằng cần hiến mạng lừa ta, Cái con ghẻ lở gây ra vạ trời!

Lỗi tí tẹo tức thời thành án, xử giảo ngay mới đáng tội đày!

Gặm cỏ người! Tội ghê thay! Tội kia chỉ có cách này: Giết thôi!

Để Lừa biết tội trời đầy đủ, Chúng lôi ngay cổ nó hành hình

Lạ chi công lý triều đình, Sang hèn thay đổi tội tình trắng đen

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học phương Tây 1 Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)