6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ T ÀI
2.3.2.1 Về công tác phát hành thẻ
BIDV chính thức triển khai dịch vụ thẻ trên toàn hệ thống vào năm 2004. Những năm đầu đi vào hoạt động, kết quả mà BIDV Khánh Hòa đạt được cũng đã phản ánh phần nào nỗ lực của Chi nhánh.
Bảng 2.9: Số lượng thẻ thanh toán phát hành qua 3 năm
ĐVT: Thẻ
2009/2008 2010/2009 Nội dung Năm
2008 Năm 2009 Năm 2010 +/- % +/- % Tổng số lượng về thẻ 10.726 13.196 15.568 2.470 23,0% 2.372 18,0% Thẻ ghi nợ 10.726 11.598 13.422 872 8,1% 1.824 15,7% Thẻ tín dụng - 1.598 2.146 - - 548 48,5%
(Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008, 2009, 2010)
Về tổng số lượng thẻ phát hành: Năm 2008 số lượng thẻ phát hành chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa với 10.726 thẻ. Năm 2009 tăng trưởng 23% so với 2008 và đạt 13.196 thẻ. Sang năm 2010 số lượng thẻ phát hành tăng hơn 18% so với 2009 và đạt 15.568 thẻ.
Trong tổng số lượng thẻ thanh toán phát hành, thẻ ghi nợ nội địa (ATM) chiếm đa số. Với định hướng phát triển và đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ trong các năm tới của hệ thống BIDV, đặc biệt là chú trọng và xem dịch vụ thẻ ATM là hoạt động mũi nhọn trong kế hoạch phát triển dịch vụ. Với việc hướng tới mục tiêu
đó con số mà Chi nhánh thu về được từ dịch vụ thẻ ATM là khá thuyết phục. Trong khi thẻ tín dụng thực sự vẫn chưa tạo được bước đột phá.
Đồ thị 2.3 : Số lượng thẻ phát hành qua 3 năm
Đvt: thẻ
Về tổng số lượng thẻ phát hành: Năm 2008 số lượng thẻ phát hành chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa với 10.726 thẻ. Năm 2009 tăng trưởng 23% so với 2008 và đạt 13.196 thẻ. Sang năm 2010 số lượng thẻ phát hành tăng hơn 18% so với 2009 và đạt 15.568 thẻ.
Trong tổng số lượng thẻ thanh toán phát hành, thẻ ghi nợ nội địa (ATM) chiếm đa số. Với định hướng phát triển và đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ trong các năm tới của hệ thống BIDV, đặc biệt là chú trọng và xem dịch vụ thẻ ATM là hoạt động mũi nhọn trong kế hoạch phát triển dịch vụ. Với việc hướng tới mục tiêu đó con số mà Chi nhánh thu về được từ dịch vụ thẻ ATM là khá thuyết phục. Trong khi thẻ tín dụng thực sự vẫn chưa tạo được bước đột phá.
Tuy nhiên so với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Nha Trang. Số lượng thẻ ATM của Chi nhánh vẫn còn khiêm tốn. trong khi Đông Á là ngân hàng gia nhập sau trên thị trường thẻ tại Nha Trang nhưng số lượng thẻ phát hành vượt xa BIDV.
Đồ thị 2.4: Số lượng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ATM trong 2 năm 2009 và 2010
Đvt: Thẻ
Trong 3 năm gần đây số lượng thẻ phát hành đều tăng. Số lượng thẻ phát hành tăng chủ yếu do:
Giai đoạn 2 năm 2009-2010 là giai đoạn củng cố nền tảng dịch vụ thẻ. Do đó toàn hệ thống ngân hàng phấn đấu đạt các mục tiêu đặt ra. Các chỉ tiêu đạt được tuy chưa đưa BIDV lên thứ hạng cao nhưng cũng đã từng bước cải thiện, khẳng định hình ảnh BIDV trên thị trường thẻ.
Thực hiện chủ trương của toàn hệ thống, Chi nhánh cũng mở rộng nguồn khách hàng cá nhân lẫn khách hàng công ty thông qua việc kết hợp với các đối tác tên tuổi. Ngoài ra Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm như dịch vụ vấn tin số dư tài khoản trên mobile (BSMS), qua mạng Internet, dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản, thanh toán hóa đơn điện nước, đăng kí phát hành thẻ ghi nợ trên Internet, dịch vụ bảo hiểm y tế toàn cầu…Đặc biệt BIDV còn có chương trình tổ chức cho nhân viên giao thẻ trực tiếp cho những khách hàng VIP.
Năm 2010 một số dự án hệ thống Thẻ đang được triển khai nhằm củng cố và nâng cao năng lực cốt lõi nền tảng kinh doanh thẻ của BIDV như dự án kết nối phát hành và thanh toán MasterCard, dự án cá thể hóa thẻ chíp, mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ…
Với mong muốn luôn thay đổi hình ảnh và không ngừng phát triển các dịch vụ gia tăng, BIDV đã cho ra mắt các sản phẩm thẻ ghi nợ mới như: BIDV Moving, BIDV Harmony. Trong đó, BIDV Moving là sản phẩm giành cho giới trẻ với phong cách năng động. Với ý nghĩa không ngừng chuyển động cùng với nhịp sống hiện đại BIDV Moving đã thu hút được khá nhiều khách hàng. Nhân sự kiện ra mắt các sản phẩm thẻ ghi nợ. Chi nhánh cũng đã nhanh chóng triển khai dịch vụ phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng.
Theo báo cáo tổng kết của hiệp hội thẻ Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010, thẻ ghi nợ nội địa của BIDV chỉ chiếm 10% thị phần trong toàn thị trường thẻ Việt Nam. Cũng theo báo cáo này dẫn đầu thị trường thẻ Việt Nam là AgriBank với 21% thị phần, DongA Bank chiếm 19%, VCB là 18%, Viettin Bank là 16% và TCB chiếm 4%, còn lại là các NH khác.
Đồ thị 2.5: Thị phần thẻ ghi nợ nội địa của các NHTM Việt Nam tính đến 6/2010
Tại địa bàn Khánh Hòa năm 2009 và 2010, số lượng thẻ ghi nợ (ATM) tăng đột biến. Các NH đua nhau phát hành thẻ. Có thể thấy rằng thị phần thẻ ATM mà BIDV đang nắm giữ trên thị trường thẻ là khá khiêm tốn. Chỉ đứng thứ 6 trên thị trường. Thực sự thẻ BIDV ra đời từ sớm nhưng thứ hạng trên thị trường không cao. Đó một phần là do BIDV chưa đầu tư mạnh cho mảng kinh doanh này. Và do đó năm 2011 được xác định là năm hoạt động kinh doanh thẻ tiếp tục hoàn thiện nền tảng về công nghệ và xây dựng triển khai mô hình tổ chức kinh doanh thẻ từ Trung Ương cho tới các chi nhánh
Bảng 2.10: Báo cáo số liệu về dịch vụ thẻ ATM tại BIDV Khánh Hòa trong năm 2009 và 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Mức % 1. Tổng số thẻ ATM phát hành Thẻ 11.598 13.422 1.824 15,7 2. Tổng số khách hàng sử dụng thẻ ATM Người 11.598 13.422 1.824 15,7
a. Chia theo loại tài khoản Tài khoản
Số khách hàng mới mở thẻ ATM 1.897 2.698 801 42,2 Số khách hàng cũ đã có tài khoản cá
nhân 9.701 10.724 1.023 10,5
b. Phân theo đối tượng khách hàng
Khách hàng là cá nhân 7.982 8.954 972 12,2
Khách hàng là học sinh, sinh viên 3.654 4354 700 19,2 Khách hàng là cán bộ hưu trí 287 475 188 65,5 Khách hàng khác 4.041 4.125 84 2,1 Khách hàng là cán bộ viên chức làm theo đơn vị 3.616 4.468 852 23,6 Tổng số DN kí hợp đồng trả lương với Chi nhánh DN 16 21 5 31,3
Qua bảng số liệu ta có thể thấy:
Hoạt động thẻ tại BIDV Khánh Hòa năm 2010 có những bước phát triển vượt bậc so với năm 2009. Tổng số thẻ ATM phát hành năm 2010 là 13.422 thẻ, tăng 1.824 thẻ so với năm 2009, tăng trưởng tương ứng 15,7%.
Nếu phân chia số khách hàng sử dụng thẻ ATM theo loại tài khoản thì số khách hàng mới mở thẻ ATM đạt 2.698 người, tăng 42,2% so với năm 2009; số khách hàng cũ đã có tài khoản cá nhân tại NH đạt 10.724 người, tăng 1.023 người so với 2009.
Nếu phân theo đối tượng khách hàng thì số khách hàng là cá nhân sử dụng thẻ ATM đạt 8.954 người trong năm 2010, tăng 972 người so với năm 2009. Số lượng khách hàng là công nhân viên chức làm theo đơn vị đạt 4.468 người năm 2010, tăng 852 người so với 2009, tương ứng tăng trưởng 23,6%.
Đạt được kết quả trên là nhờ vào nổ lực đáng kể của cán bộ công nhân viên ngân hàng trong việc tiếp thị thẻ ATM. Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức,
chiến lược Marketing khác nhau để đưa hình ảnh thẻ ATM tiếp cận với người dân, quảng bá tiện ích của việc dùng thẻ ATM, tạo thói quen giao dịch với NH nhiều hơn trong nhân dân.
Phân tích trên cho ta nhận thấy được những lợi ích mà NH thu được từ việc phát hành thẻ ATM. Với mức duy trì tài khoản tối thiểu là 100.000 VND đối với thẻ Entran365+ và 50.000 VND với thẻ Harmony, giả sử: Năm 2010, 5.236 khách hàng là học sinh sinh viên đều sử dụng thẻ Harmony, còn các khách hàng (8.186 người) khác sử dụng thẻ Entran365+, thì tổng số dư gửi tối thiểu trong tài khoản ATM sẽ là:
(100.000 x 8.186) + (50.000 x 5.236) = 1.080.400.000 VND
Đây thực sự là một con số khá thuyết phục để cho thấy những lợi ích mà việc phát hành thẻ ATM mang lại cho ngân hàng.
Theo báo cáo của ngân hàng thì tổng số dư tiền gửi trên tài khoản mở thẻ ATM là 24.754.082 nghìn đồng, trong đó có 13.581 thẻ. Như vậy số dư tiền gửi bình quân trên mỗi thẻ ATM sẽ là:
24.754.082.000 : 13.581 = 1.822.699 VND
Trong đó, bình quân mỗi giao dịch trên máy ATM, lượng tiền được giao dịch khoảng 720.000VND. Với số dư tiền gửi bình quân trên mỗi tài khoản ATM như trên, lượng tiền mà ngân hàng có thể sử dụng để cho vay là:
(1.822.699 - 720.000) x 13.581 = 14.975.762.000 VND
Sau khi trừ đi chi phí trả lãi cho số tiền gửi đó, phần chênh lệch vào khoảng 0,6% ngân hàng sẽ có ít nhất một khoản thu nhập là:
14.975.762.000 x 0.6% = 89.854.572 VND
Đặc thù của dịch vụ thẻ là loại hình dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, vốn đầy tư ban đầu rất lớn mà lại chưa thể thu được hiệu quả ngay. Hiệu quả thu được từ dịch vụ thẻ thanh toán - không chỉ thẻ ATM mà cả thẻ tín dụng là có tính chất lâu dài và không thẻ định lượng chính xác được. Các kết quả đạt được ở trên chỉ phản ánh phần nào lợi ích mà đơn vị phát hành thẻ thu được. Đời sống của dân cư đang ngày càng phát triển, thu nhập của người dân có xu hướng tăng lên, đặc biệt là số lượng cán bộ viên chức làm việc trong khối hành chính sự nghiệp, trong
các doanh nghiệp…ngày càng đông. Họ là những người có nhu cầu rất lớn về việc sử dụng các dịch vụ thẻ thanh toán.
Tuy nhiên, tại thị trường thẻ Việt Nam nói chung, tỷ lệ thẻ để rút tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong các năm. Đây cũng là điều dễ hiểu vì tại thị trường thẻ Việt Nam, số lượng thẻ ghi nợ chiếm hơn 90% trong tổng số thẻ được phát hành. Trong khi thẻ tín dụng chiếm tỷ lệ khá nhỏ.
Với thẻ tín dụng: Xét về doanh số sử dụng thẻ, thẻ do BIDV phát hành chủ yếu được dùng cho nhu cầu thanh toán và rút tiền mặt tại nước ngoài của chủ thẻ. Việc sử dụng thẻ tín dụng nội địa còn hạn chế, do số lượng các điểm chấp nhận thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ chưa nhiều. Khách hàng sử dụng thẻ tại nước ngoài vẫn chiếm tỉ lệ cao khoảng 75%. Trong đó có một phần lớn học sinh, sinh viên du học nước ngoài dùng thẻ BIDV để chi tiêu. Điều này cho thấy, công tác phát hành thẻ tín dụng còn phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, cụ thể là người Việt Nam ra nước ngoài và lượng khách du lịch đến Việt Nam. Điều này sẽ là bất lợi đối với NH nếu có sự bất lợi về tình hình kinh tế hoặc quan hệ quốc tế của Việt Nam với đối tác nước ngoài.
Một điểm nổi bật trong công tác phát hành của chi nhánh BIDV Khánh Hòa là công tác phòng chống rủi ro. Rủi ro về thu nợ phát hành hầu như không có, chỉ chiếm khoảng 0,05%. Ngoài ra không có rủi ro nào khác. Thành công này xuất phát từ việc chi nhánh đã đề ra được một hệ thống biện pháp xử lý khi rủi ro xảy ra. Chi nhánh cũng đã tuân thủ chặt chẽ các quy định về việc phát hành thẻ do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đề ra, nhất là trong khâu thẩm định hồ sơ khách hàng. Bên cạnh đó, khi mua thẻ, khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định. Do đó không xảy ra rủi ro tín dụng mà chỉ có một vài trường hợp nợ quá hạn.
Rủi ro trong phát hành thẻ
Đơn xin phát hành với các thông tin giả ( Fraudulent Application):
Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho những khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo do không thẩm định kĩ. Trường hợp này có thể dẫn
đến những rủi ro về tín dụng cho NHPHT khi chủ thẻ sử dụng mà không có khả năng thanh toán.
Thẻ giả ( Frauded Card )
Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ vào thông tin có được từ các chứng từ giao dich thẻ hoặc từ thẻ mất cắp, thất lạc. Theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế, NHPHT phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử dụng thẻ giả có mã số (số PIN ) của mình.
Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPHT gửi ( Never Received issue). Thẻ đang được sử dụng trong khi chu thẻ chính thức không hay biết rằng thẻ đã gửi cho mình, và NHPHT sẽ phải chịu rủi ro đối với các giao dịch được thực hiện.
Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPHT gửi ( Never Received issue)
Thẻ đang được sử dụng trong khi chu thẻ chính thức không hay biết rằng thẻ đã gửi cho mình, và NHPHT sẽ phải chịu rủi ro đối với các giao dịch được thực hiện.
Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng ( Account take over)
Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác lợi dụng, được phát hiện khi chủ thẻ đích thực không nhận được thẻ và liên lạc với NHPHT, hoặc khi chủ thẻ nhận được bảng thông báo giao dịch của NHPHT gửi, yêu cầu chủ thẻ thanh toán những khoản tiền chủ thẻ không chi tiêu.
Tạo băng từ giả mạo ( skimming )
Trên cơ sở thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thật đã dùng để thanh toán tại các ĐVCNT, các tổ chức tội phạm làm thẻ giả đã sử dụng các phần mềm riêng để mã hoá và in tạo các băng từ trên thẻ giả. Sau đó chúng thực hiện các giao dich giả mạo, trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho NHPHT, NHTTT hoặc cho chủ thẻ.