Hiệu quả của việc áp dụng hình thức thẻ thanh toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sử dụng thẻ thanh toán tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 26)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ T ÀI

1.6.2 Hiệu quả của việc áp dụng hình thức thẻ thanh toán

Việc nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO cũng có nghĩa là sự kiểm soát về ngoại thương được nới lỏng, điều này đã làm tăng số lượng những nhà kinh doanh nước ngoài đến Việt Nam. Khi họ đến Việt Nam họ sẽ có nhu cầu sử dụng những thẻ thanh toán quốc tế như VISA, MASTERCARD… để trả các loại chi phí khi đến ở và làm việc tại Việt Nam. Đồng thời khi những người Việt Nam đến các nước khác và nhu cầu thanh toán các chi phí bằng card thanh toán quốc tế ở nước ngoài là tất yếu. Ngoài ra , du lịch đang phát triển ở Việt Nam , do đó khách du lịch cũng có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán

đối với nhu cầu thanh toán của họ. Mở rộng và phát triển khả năng công cụ thanh toán này sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho khách du lịch, những người tới thăm và công tác tại Việt Nam, từ đó làm tăng khối lượng tiêu dùng và thanh toán của họ.

Việc phát hành thẻ thanh toán là điều rất cần thiết trong nền kinh tế vì khi nền kinh tế phát triển mạnh thì nhu cầu đối với một hệ thống thanh toán khác với tiền mặt sẽ trở thành hiển nhiên. Hiện nay ở Việt Nam người dân chỉ quen dùng tiền mặt để thanh toán các khoản chi phí như: chi tiền lương, thuê nhà, trả tiền các loại dịch vụ…, điều này sẽ làm cho lượng tiền mặt lưu thông ngoài thị trường lớn, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế và không hiệu quả. Công chúng sẽ yêu cầu một phương thức thanh toán khác và một hệ thống chuyển tiền điện tử sẽ làm tăng rất nhanh chóng lượng tiền giữ ở các ngân hàng. Do đó, việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán thay tiền mặt là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Nếu việc thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng làm tốt sẽ thu hút các thành phần kinh tế và dân cư mở tài khoản, gửi tiền và thanh toán qua ngân hàng, từ đó làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm lạm phát, tiết kiệm được chi phí in ấn, phát hành, lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho ngân hàng nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ. Hiệu quả của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang tính vĩ mô có ý nghĩa kinh tế xã hội cao, nó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng khai thác tốt chức năng trung tâm thanh toán của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hiện nay ở nước ta tuy thanh toán không dùng tiền mặt đã được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp, công chức, sinh viên nhưng do ở nước ta thu nhập người dân còn thấp, công nghệ ngân hàng chưa phát triển, giao dịch ngân hàng chưa thuận tiện, ý thức của người dân trong hoạt động thanh toán này còn khá nhiều mới mẻ. Vì vậy người dân vẫn chưa thực sự từ bỏ thói quen dùng tiền mặt trong mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Do đó tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua hình thức này chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 90%) trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển thì tỷ lệ này rất nhỏ.

Chương 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sử dụng thẻ thanh toán tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)