Khái quát quá trình ra đời và phát triển của thẻ thanh toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sử dụng thẻ thanh toán tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 50)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ T ÀI

2.3.1Khái quát quá trình ra đời và phát triển của thẻ thanh toán tại Việt Nam

- Năm 1990 hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã mở đầu cho sự du nhập của thẻ thanh toán vào VN. Sự liên kết này chủ yếu là nhằm phục vụ cho lượng khách du lịch quốc tế đang đến VN ngày càng nhiều. Sau Ngân hàng Ngoại thương, Sài gòn Thương tín cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán. Có lẽ chính sách mở cửa thông thoáng đã đem lại cho Việt Nam một bộ mặt kinh tế - xã hội nhiều triển vọng. Các dự án đầu tư nước ngoài tăng từ số lượng đến qui mô, các định chế tài chính lớn đã chú ý đến VN, và đi theo các tập đoàn này là các dịch vụ song hành trong đó không thể thiếu thẻ thanh toán.

- Năm 1995 cùng với ngân hàng Ngoại thương TP. HCM, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng Liên doanh Fist-Vina-Bank và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Eximbank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.

- Năm 1996 Ngân hàng Ngoại thương chính thức là thành viên của tổ chức Visa International. Tiếp sau đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Công thương VN cũng lần lượt là thành viên chính thức của tổ chức Visa Card, trong đó Ngân hàng Ngoại thương và Á Châu thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức này. Cũng trong năm này Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank) phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên, đồng thời Hội các ngân hàng thanh toán thẻ VN cũng được thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank. Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày 10/04/1993, qui định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”. Việc ứng dụng thẻ ở VN vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật…Trên cơ sở thỏa thuận của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại thí

điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.

- Thị trường thẻ năm 2006, 2007 trở nên sôi động vì VN đã bước vào sân chơi quốc tế, thị trường tài chính VN càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây. Và thị trường thẻ thanh toán không nằm trong ngoại lệ. Thẻ ATM là một loại “vũ khí” đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra một cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các ngân hàng trong nước. Đầu tiên là Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN- techcombank, ngân hàng này đã tung ra hàng loạt thẻ thanh toán, nổi trội là thẻ Fastaccess. Tiếp theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Sacombank đã kết hợp cùng tổ chức Visa ra mắt thẻ thanh toán Quốc tế Sacom Visa Debit. Đây là phương tiện thanh toán năng động nhắm vào giới doanh nhân: chủ tài khoản có thể dùng thẻ để thanh toán trong và ngoài nước.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ghóp phần thúc đẩy việc phát triển không dùng tiền mặt. Các ngân hàng do đó cũng nhanh chóng ứng dụng và lần lượt cho ra đời nhiều loại thẻ với tính năng khác nhau. Đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh, việc hoàn thành dự án hiện đại hóa ngân hàng đã và đang tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mở rộng các dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại trong đó có các dịch vụ thẻ. Xu hướng tất yếu của các ngân hàng hiện đại là phải có đơn vị chuyên trách đảm nhiệm hoạt động kinh doanh thẻ. Đây là yêu cầu đầu tiên để có thể tập trung đầu tư về nhân lực, vật lực… cho sự phát triển của một loại hình dịch vụ rất có tiềm năng ở Việt Nam.

Theo ngân hàng nhà nước, những năm gần đây dịch vụ thẻ tăng trưởng khá cao 150-300%/ năm. Mặc dù là thị trường khá nhỏ, nhưng thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển năng động nhất thế giới (theo VietFinanceNews.com).

Theo thống kê, đến cuối tháng 8-2009 thị trường thẻ tăng gấp 3 lần so với 2 năm trước. Và thẻ ghi nợ vẫn chiếm lĩnh thị trường trong khi thẻ tín dụng là tương đối mới và tài khoản chỉ cho khoảng 2% trong tổng thị trường thẻ thanh toán. Theo

báo cáo tại “dự báo thị trường thẻ nhựa Việt Nam đến năm 2013” nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng. Và sự phát triển của khoa học công nghệ và thương mại điện tử đã và đang tạo điều kiện hết sức thuận cho thị trường thẻ phát triển. Nếu số lượng thẻ phát hành năm 2009 là 23,4 triệu thẻ thì năm 2010 tăng lên 32 triệu thẻ. Theo dự kiến thị trường sẽ tăng trưởng ở tốc độ CAGR (Compounded Annual Growth Rate - tỷ lệ tăng trưởng hàng năm) là khoảng 20% trong thời gian 2010- 2013.

Đồ thị 2.2: Số lượng thẻ thanh toán phát hành qua các năm tại VN

Đvt: triệu thẻ

(Nguồn: http://www.smartlink.com.vn)

Ngày 1 tháng 1 năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp danh sách 10 ngân hàng thương mại có số lượng máy ATM nhiều nhất nước.

Bảng 2.8: Các NH có số lượng máy ATM nhiều nhất cả nước Tên ngân hàng Số lượng máy ATM (Đvt:Máy) Tỷ trọng (%)

NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 890 20.7

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 682 15.86

NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

621 14.44

NH Đông Á (Đông Á Bank) 595 13.84

NH Sài Gòn thương tín (Sacombank) 178 4.1

NH Kỹ thương (Techcombank) 156 3.6

NH các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) 118 2.7

NH Á Châu (ACB) 102 2.37

NH Quân đội (MB) 90 2.09

(Nguồn: www.vnba.org.vn)

Nếu năm 2006, toàn thị trường mới có gần 5 triệu thẻ các loại, thì đến cuối năm 2010, con số này đã lên gần 32 triệu thẻ (trong đó 28,5 triệu thẻ ghi nợ nội địa; hơn 1,3 triệu thẻ ghi nợ quốc tế và gần 800 ngàn thẻ tín dụng quốc tế) thuộc 2000 thương hiệu thẻ khác nhau, do 49 tổ chức phát hành thẻ phát hành. Song song với việc phát hành thẻ, các tổ chức kinh doanh thẻ đã tích cực đầu tư mở rộng mạng lưới ATM và POS. Nếu năm 2006 có gần 3.000 máy ATM và 11.000 POS thì đến năm 2010 là toàn thị trường đã có gần 12.000 máy ATM và 52.000 máy POS. Nhờ vậy, doanh số thanh toán thẻ nội địa tại các đơn vị chấp nhận thẻ riêng năm 2010 đã đạt gần 2000 tỷ đồng; thanh toán thẻ quốc tế đạt gần 1.500 triệu USD. (theo http://www.rfa.org/).

Tốc độ phát triển và tiềm năng của thị trường thẻ được đánh giá rất cao. Chỉ với số dư tối thiểu của thẻ 50.000 đồng, các ngân hàng này đã huy động được nguồn vốn rất lớn và rất rẻ qua dịch vụ thẻ. Những ngân hàng nhập cuộc sau cũng có tốc độ tăng trưởng tốt.

Tuy vậy, lượng thẻ mà các ngân hàng phát hành ra thị trường ngày một nhiều, nhưng kết quả thu về chưa được như mong muốn. Theo kết quả khảo sát của Công ty Nielsen Việt Nam, có đến 23% khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ và 1% sử dụng thẻ tín dụng, trong khi 100% là biết về thẻ ATM. Khảo sát này cho thấy, tỷ lệ sử dụng thẻ là chưa cao.

Trên thực tế, ngay từ giữa năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã gửi công văn yêu cầu các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch đẩy mạnh thanh toán thẻ qua POS, tạo cơ sở thuận lợi cho các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ.

Hiện, dịch vụ ATM chủ yếu phục vụ các giao dịch rút tiền mặt. Do đó, để giảm lượng thanh toán bằng tiền mặt trong lưu thông, cần thiết phải phát triển rộng rãi POS.

Đồng thời, bổ sung các tính năng mới cho sản phẩm hiện tại nhằm gia tăng dịch vụ cho chủ thẻ và mở rộng phạm vi thanh toán thẻ tới các lĩnh vực: thanh toán tại trung tâm thương mại, siêu thị, trường học, bệnh viện; thanh toán tiền taxi, xe bus; các dịch vụ công cộng khác...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sử dụng thẻ thanh toán tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 50)