Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng Công trình 505 (Trang 45)

L ời mở đầu

2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty

Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty là một hệ thống tổ chức gồm nhiều bộ

phận quản lý khác nhau, được liên kết bởi mối quan hệ giữa các phòng ban với

nhau.

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Chú thích sơ đồ:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty

PGĐ Kỹ thuật PGĐ kinh doanh Phòng Tài chính Kế toán Phòng vật tư thiết bị Phòng kỹ thuật thi công Phòng kế hoạch thi công Phòng tổ chức hành chính

Các đội thi công

Đội thi công cơ giới Đội thi công công trình 1 Đội thi công công trình 2 Đội thi công công trình 3 Đội thi công công trình 4 Đội khai thác vật liệu XD Giám đốc điều hành Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị

: Kiểm tra, kiểm soát

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là

cơ quan quyết định cao nhất của công ty, đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau:

+ Thông qua các định hướng và phát triển công ty.

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng quản trị, xem xét

và xử lý vi phạm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát.

+ Quyết định loại cổ phiếu, tổng số cổ phần và sửa đổi, bổ sung điều lệ

công ty.

- Ban kiểm soát:

+ Các thành viên của ban kiểm soát phải là cổ đông của công ty trong đó

có một thành viên có chuyên môn kế toán.

+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản

xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính.

+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Kiểm tra từng vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi thấy cần thiết hoặc theo qui định của Đại Hội Đông cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông theo qui định của luật doanh nghiệp.

+ Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của

ban, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo lên hội đồng

cổ đông.

- Hội đồng quản trị:

+ Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với

pháp luật Việt Nam trừ những việc thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng cổ đông qui định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chịu trách nhiệm về việc triệu tập Đại Hội Đồng cổ đông và báo cáo công tác với Đại Hội Đồng cổ đông

+ Trình Đại Hội Đồng cổ đông tình hình hoạt động sản suất kinh doanh,

dự kiến phân phối lợi nhuận và những phương án xử lý lỗ, báo cáo kết quả tài chính.

Phương hướng, nhiệm vụ và kế hoặch hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty.

+ Xem xét phương án kinh doanh, huy động vốn, tăng vốn điều lệ, phương thức phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu do giám đốc đề nghị trình Đại

+ Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, sắp xếp cán bộ,

nhân viên và quyết định quỹ lương của công ty.

+ Bổ nhiệm các chức danh giám đốc điều hành, các phó giám đốc, kế toán trưởng.

+ Trình Đại Hội Đồng cổ đông xem xét, phê chuẩn những nội dung cần

sửa đổi và bổ xung điều lệ công ty.

+ Ban hành giám sát việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ

thuật, mức thu chi tài chính, nội quy của công ty.

- Giám đốc:

+ Do HĐQT công ty tuyển chọn có thể là thành viên HĐQT.

+ Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được

giao.

+ Lựa chọn và đề nghị HĐQT và tổng công ty theo phân cấp số 1018/TCLĐ bổ nhiệm và bãi nhiệm phó giám đốc và kế toán trưởng.

+ Ký các báo cáo, văn bản hợp đồng, các chứng từ và các văn bản cần

thiết khác của công ty theo sự phân cấp của HĐQT.

+ Được tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc và nâng bậc lương cho các nhân viên dưới quyền theo sự phân cấp của HĐQT.

+ Trình HĐQT các báo cáo về tình hình hoạt động tài chính, kết quả sản

xuất kinh doanh của công ty trước HĐQT và các cổ đông.

- Phó giám đốc kinh doanh:

+ Là người giúp giám đốc phụ trách từng khối công việc theo sự uỷ

quyền của giám đốc, đồng thời đặt trách nhiệm chỉ đạo phòng tổ chức lao động lao động hành chính.

- Phó giám đốc kỹ thuật:

+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc, điều hành trực tiếp việc thi công,

giám sát công trình, khối lượng sản phẩm hoàn thành, đồng thời đặc trách chỉ đạo

phòng kế toán kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng tài chính kế toán:

+ Phản ánh giám sát toàn bộ sản xuất kinh doanh tham mưu cho giám đốc

về công tác tài chính, hoạch toán kinh doanh.

+ Tính toán phản ánh tình hình sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty. Tình hình biến động về lao động, tài sản, vật tư, hàng hóa,

+ Thực hiện tính toán trên chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp và các kế

toán chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty một cách đầy đủ và chính xác. Cuối tháng tổng hợp quyết toán, cung cấp thông tin kinh tế

chính xác và kịp thời phục vụ cho lãnh đạo quản lý sản xuất kinh doanh.

- Phòng vật tư thiết bị:

+ Lập kế hoạch đầu tư thiết bị, mua sắm vật tư. Tiếp nhận, phân phối,

quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị cho phù hợp.

+ Lập kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị định kì, cung ứng vật tư, thiết

bị cho các đơn vị sản xuất.

- Phòng kỹ thuật thi công: + Thiết kế bản vẽ.

+ Tổ chức thi công và nghiệm thu công trình. + Chỉ đạo cho sản xuất và thi công.

- Phòng kế hoạch thi công:

+ Tham gia thầu các công trình

+ Lập kế hoạch dự toán, hồ sơ cho các công trình - Phòng tổ chức lao động hành chính:

+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có chức năng tham mưu cho giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức, xây dựng các quy định, nội quy thuộc phương

diện quản lý hành chính, toàn bộ cơ sở vật chất, tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa

trong phạm vi toàn công ty.

+ Bên cạnh đó còn bố trí đào tạo, tuyển dụng cán bộ, công nhân viên trong công ty.

+ Xây dựng định mức kinh tế, định mức lao động, tuyên truyền các chế độ

chính sách.

- Các đội thi công.

+ Từ đội 5.1 – 5.10: thi công công trình + Từ đội 5.11: sản xuất bê tông nhựa Asphalt. + Đội 5.12 và 5.13: khai thác và sản xuất đá.

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty.

Tổ chức sản xuất là khâu quan trọng nhằm giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện cân đối, nhịp nhàng và có hiệu quả. Hiện tại hoạt động của công ty bao gồm 2 bộ phận:

Bộ phận khai thác và sản xuất đá.

Sơ đồ 2.2: Quy trình khai thác và sản xuất đá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuyết minh sơ đồ:

- Công đoạn một: Bóc tầng phủ và tầng phong hoá, dùng máy xúc một

gầu vạn năng đưa đất lên xe tải tập kết vào các bãi chứa hoặc dùng để thi công

các công trình.

- Công đoạn hai: Dùng khoan đá đến độ sâu 1m để bắn mìn, sau khi bắn

mìn số lượng đá thu được khoảng 280m3. Số đá có kích thước lớn hơn kích thước

cho phép của máy nghiền sẽ tiếp tục cho khoan nổ mìn phá đến kích thước yêu cầu. Số đá có kích thước nhỏ hơn sẽ được vận chuyển đến nơi sản xuất.

- Công đoạn ba: Đá được vận chuyển đến máy nghiền qua hàm đập, sau đó được chuyển theo băng tải đến bộ phận nghiền nhỏ và qua vùng phân loại.

Bóc tầng phủ và phong hoá

Khoan lỗ, nổ mìn

Ủi gom đống

Xúc vận chuyển

Chuyển đá khai thác

Hàm nhai 1(sơ khởi)

Bàn sàng 1

Hàm nhai 2 (cối nghiền)

Đá cấp phôi

Bàn sàng 2

- Kết quả: Sản phẩm tạo thành gồm các loại đá 1x2 cm, 2x4 cm, 4x6 cm, 1/4x3/8 cm và đá mạt.

Bộ phận sản xuất bê tông nhựa Asphalt và thi công công trình.

Sơ đồ 2.3: Qui trình sản xuất bê tông nhựa

Thuyết minh sơ đồ:

Sau khi trùng tu công trình, chủ thầu và công ty sản xuất tiến hành ký hợp đồng thi công.

Để công trình được thi công, khâu đầu tiên có vai trò và tầm quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ thi công là giải phóng mặt bằng. Tuỳ công trình nhà đầu tư có thể lên thầu tự giải phóng mặt bằng và thi công.

Mua sắm vật tư, sản xuất cấp phối Điều động nhân lực, xe, máy, thiết bị

Giải phóng và giao nhận mặt bằng

Tổ chức thi công

Giai đoạn làm móng

Nạo vét bùn

Đào hệ thống thoát nước theo thiết kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sắp xếp cống, xây hố ga Đắp móng lu lèn móng

Kiểm tra cao độ, độ chặt của móng

Nghiệm thu giai đoạn

Giai đoạn làm nền

Làm lề, xây thành đường

Rải cấp phối, làm nền,lu lèn nền

Kiểm tra cao độ, độ chặt của nền

Giai đoạn rải nhựa

Rải nhựa lỏng

Rải bê tông nhựa Asphalt và lu lèn Kiểm tra cao độ và độ chặt của đường

Lập hồ sơ hoàn công

Trước khi thi công công trình phải tiến hành huy động nguồn nhân lực và vật lực gồm: công nhân, xe, máy móc thiết bị, mua sắm vật tư…

Quá trình thi công công trình nói chung được thực hiện qua ba giai đoạn:

Giai đoạn làm móng: Nạo vét đất mùn

Đào hệ thống thoát nước theo thiết kế

Sắp xếp cống, xây hố ga Đắp móng, lu lèn móng

Kiểm tra cao độ và độ chặt của móng

Nghiệm thu giai đoạn

Giai đoạn làm nền: Làm nề, xây thành đường

Trải cấp phôi, làm nề, lu đèn nền

Kiểm tra cao độ và độ chặt của nền

Nghiệm thu giai đoạn

Giai đoạn giải nhựa: Rải nhựa lỏng

Rải bê tông nhựa Asphals và lu lèn Kiểm tra cao độ và độ chặt của đường

Nghiệm thu giai đoạn

Sau khi hoàn thành công trình công ty tiến hành lập hồ sơ hoàn công và

quyết toán công trình.

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng Công trình 505 (Trang 45)