Thành tựu

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang (Trang 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Thành tựu

- Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng và phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng tích cực; năng suất, sản lượng lương thực liên tục tăng do việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất. Công tác trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, độ che phủ của rừng tăng nhanh. Công nghiệp - TTCN và thương mại - dịch vụ bước đầu có những khởi sắc; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đối với các xã ĐBKK phát triển khá.

- Cũng nhờ những thành tựu đạt được trong quá trình TTKT cùng với việc thực hiện tốt các chính sách xã hội, các chương trình, dự án XĐGN cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ĐBKK mà công cuộc XĐGN đã thu được một số kết quả khá: Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm; các điều kiện phục vụ sinh hoạt, học tập, giao lưu đi lại và lao động sản xuất của người dân không ngừng được cải thiện, đời sống của đại bộ phận nhân dân ngày một tăng; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá có nhiều chuyển biến tiến bộ. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được nâng lên. Những kết quả nêu trên chính là nền tảng cơ sở vững chắc, tạo thêm sức mạnh mới cho bước phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới.

Trên cơ sở những nghiên cứu về mặt lý luận và các kết quả được thể hiện trên bảng và hình có thể khẳng định, TTKT và XĐGN có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau, đi liền với sự tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ nghèo đói giảm và ngược lại.

18.34 16.29 12.5 9.19 6.77 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ hộ nghèo

Biểu đồ 2.8: Biểu diễn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 – 2005

Bảng 2.8. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001 – 2005 (đơn vị %)

TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 BQ 1 Tốc độ TTKT 7.1 7.5 8.6 9.2 9.4 8.36 2 Tỉ lệ hộ nghèo 18.34 16.29 12.5 9.19 6.77 - 3 Tỉ lệ giảm nghèo 3.02 2.05 3.79 3.31 2.42 2.91 4 Tỉ lệ giảm nghèo/ 1% TTKT 0.43 0.27 0.44 0.36 0.26 0.35 5 Tốc độ TTKT/ 1% giảm nghèo 2.35 3.65 2.26 2.77 3.88 2.98 - Số liệu bảng thể hiện, bình quân kinh tế tăng lên 1% sẽ làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 0,35%, cao hơn 0,01% so với mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTKT với XĐGN trong cả nước của Nguyễn Hữu Hải. Ngược lại, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1% sẽ làm kinh tế tăng trưởng 2,98%. Như vậy, thực hiện tốt công tác XĐGN tại địa phương sẽ có tác động tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng một cách có hiệu quả.

- Đồ thị hình cũng thể hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng từ năm 2000 đến năm 2005 là tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm từ 18.34% xuống còn 6,77%. Đến năm 2005 do tỉnh tập trung quá lớn nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế mà chưa chú trọng nhiều đến công tác XĐGN, mức tăng trưởng đạt khá 9.4% nhưng tỉ lệ hộ nghèo chỉ giảm xuống được 2,42%, mức thấp nhất trong giai đoạn 2001 – 2005. Ngược lại, năm 2003 tỉnh rất quan tâm đến công tác XĐGN gắn với tăng trưởng kinh tế 8,6% mức giảm nghèo đạt 3,79%, mức cao nhất trong 5 năm.

Có thể thấy cùng với thành tích tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao vấn đề nghèo đói đã được giải quyết theo chiều hướng giảm dần. Tuy nhiên, trong giai đoạn này do mới thành lập, tỉnh vẫn còn những khó khăn, chưa đầu tư tương xứng với tiềm năng cho công tác XĐGN nên hiệu quả chưa cao. Việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề cho việc giải quyết đói nghèo ở giai đoạn sau.

30.67 25.04 21.28 17.78 13.07 9.78 0 5 10 15 20 25 30 35 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ %

Biểu đồ 2.9: Biểu diễn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 – 2011

Bảng 2.9. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 – 2011 (đơn vị %)

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 BQ 1 Tốc độ TTKT 9.6 10.2 9.1 7.0 9.4 9.06 2 Tỉ lệ hộ nghèo 25.04 21.28 17.78 13.70 9.78 - 3 Tỉ lệ giảm nghèo 5.36 3.76 3.50 4.08 3.29 4.00 4 Tỉ lệ giảm nghèo/ 1% TTKT 0.55 0.37 0.38 0.58 0.35 0.45 5 Tốc độ TTKT/ 1% giảm nghèo 1.80 2.70 2.60 1.70 2.85 2.33

Trong giai đoạn này, tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, bình quân 9,6%/năm. Tuy nhiên so với giai đoạn trước tỉnh đã giải quyết tốt hơn vấn đề xóa đói giảm nghèo.

- Số liệu bảng thể hiện, bình quân kinh tế tăng lên 1% sẽ làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 0,45%, con số này cao hơn 0,10% so với giai đoạn trước chứng tỏ tỉnh đã có tiềm lực nhất định và quan tâm hơn tới công tác xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%, kinh tế tăng trưởng 2,33%. Như

vậy, công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn này đã được giải quyết theo hướng gắn chặt với tăng trưởng kinh tế và bắt đầu đi vào chiều sâu. Mỗi thành tựu của TTKT đều có tác động trực tiếp đến công tác XĐGN và ngược lại mỗi thành tựu của XĐGN lại tác động một cách hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế. So với giai đoạn 2000 – 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này cao hơn, tốc độ bình quân đạt trên 9% (giai đoạn trước là 8,36%) và công tác giải quyết đói nghèo cũng đạt những thành tích đáng khích lệ. Như vậy, có thể kết luận rằng TTKT và XĐGN là hai vấn đề có mối tác dộng qua lại với nhau rất chặt trẽ. Chỉ khi nào giải quyết tốt hai vấn đề này chúng ta mới có phát triển bền vững.

- Đồ thị hình cũng thể hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng từ năm 2005 đến năm 2010 là tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm từ 36,67% xuống còn 9,78%. Đến năm 2007 do tỉnh tập trung quá lớn nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế mà chưa chú trọng nhiều đến công tác XĐGN, mức tăng trưởng đạt khá 10,2% nhưng tỉ lệ hộ nghèo chỉ giảm xuống được 3,76%, mức gần như thấp nhất trong giai đoạn 2005 – 2012. Ngược lại, năm 2006 tỉnh rất quan tâm đến công tác XĐGN gắn với tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 9,6% mức giảm nghèo đạt 5,36%, mức cao nhất trong 5 năm.

Như vậy với những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế qua việc triển khai thực hiện các giải pháp TTKT và XĐGN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua, có thể nhận thấy các giải pháp trên vừa có những tác động tích cực, đồng thời, vừa có những tác động riêng lẻ tới TTKT và XĐGN. Đánh giá trên từng lĩnh vực cho thấy

- Kinh tế Bắc Giang với sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn ở mức cao, năm 2011 là, cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm trên 31,4%, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và nông thôn chiếm đa số, trong đó phương thức sản xuất của các hộ nghèo trên địa bàn còn mang tính thuần nông là chủ yếu. Do đó, đẩy mạnh phát triển nông - lâm nghiệp, nông thôn

theo hướng CNH - HĐH là giải pháp có tác động trực tiếp, tích cực và mạnh mẽ tới cả TTKT và XĐGN. Trong đó các giải pháp thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm và phong trào hội là điển hình, đã có tác động thiết thực và ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh tế hộ nông dân, đặc biệt đối với các hộ nông dân nghèo của địa phương.

- Các giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho công nghiệp - TTCN phát triển cùng với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xem ra mới tập trung nhiều cho việc phát triển công nghiệp và xây dựng trên địa bàn nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, ổn định sản xuất và đời sống cho người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, hỗ trợ kinh tế gia đình, giải quyết công ăn việc làm trên địa bàn tuy nhiên đã có những tác động rõ rệt tới các đối tượng là hộ nghèo và lực lượng lao động nghèo của địa phương.

- Thương mại - dịch vụ trên địa bàn những năm qua phát triển chậm so với nhịp độ chung toàn tỉnh, quy mô kinh doanh nhỏ bé mới chú ý tập trung phát triển khu trung tâm ở các huyện, việc quy hoạch và xây dựng chợ còn chậm, chưa có khu công nghiệp tập trung; chưa mở mang, khai thác được tiềm năng du lịch địa phương. Mặc dù đã tích cực triển khai giải pháp thúc đẩy kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, tuy nhiên những tác động thúc đẩy đó là chưa mạnh mẽ tới tình hình kinh tế chung của tỉnh và chưa có những đóng góp đáng kể cho công tác XĐGN.

- Cuối cùng, qua nhiều năm thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với XĐGN các xã ĐBKK, bộ mắt kinh tế - xã hội nông thôn, vùng cao đã có nhiều đổi mới, chương trình đã thực sự có những tác động trực tiếp, tích cực và cụ thể tới đời sống sản xuất, sinh hoạt của các hộ nghèo, xã nghèo trong tỉnh.

Tuy nhiên, chương trình mới chỉ tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí ổn định lại dân cư và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm…

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)