Chính sách giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Chính sách giải quyết việc làm

Đói nghèo còn có nguyên nhân chủ quan của bản thân những người nghèo. Đó là thiếu kiến thức làm ăn, không có việc làm, thiếu vốn và tư liệu sản xuất, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động… Để khắc phục nguyên nhân đói nghèo do thiếu kiến thức làm ăn, không có việc làm, phương pháp tiếp cận giảm nghèo được đưa ra là thông qua việc nâng cao năng lực và giải

quyết việc làm. Các chương trình, dự án đầu tư được thiết kế nhằm tham gia giải quyết việc làm cho những hộ nghèo không có việc làm, đào tạo miễn phí cho con em hộ nghèo tại các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc các khu vực nhà nước quản lý, cho vay vốn để giải quyết việc làm… Chương trình nhằm mục tiêu tạo việc làm thông qua việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới, đặc biệt với thanh niên chưa có việc làm; giúp người lao động chưa có việc làm sớm có việc làm; người thiếu việc làm hoặc có việc làm không ổn định, hiệu quả thấp có thêm việc làm hoặc việc làm ổn định mang lại hiệu quả cao hơn; đồng thời, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thông qua việc tăng cường công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông; tác động thay đổi nhận thức của toàn xã hội để thu hút lao động học nghề. Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề của các trường và cơ sở đào tạo nghề nhằm tăng tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)