Xóa đói giảm nghèo hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Xóa đói giảm nghèo hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đói nghèo, vấn đề mang tính toàn cầu đang ẩn chứa những vấn đề hết sức nghiêm trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng trưởng kinh tế cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề: Sự phân hóa giàu nghèo, mất cân bằng sinh thái, đạo đức lối sống bị suy thoái nghiêm trọng, nạn thất nghiệp…Theo quan điểm hiện đại, mục tiêu phát triển bền vững không chỉ dựa trên thành quả của tăng trưởng kinh tế mà còn bao hàm các chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, các chỉ tiêu về phát triển con người, phát triển khoa học công nghệ và chỉ tiêu bảo vệ môi trường…Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo đóng vai trò như một bộ phận của cán cân điều tiết, tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo cuộc sống hài hòa trong xã hội.

- Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:

+ Đối với các nước đang phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì nghèo đói luôn luôn gắn liền với tình trạng lạc hậu về kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ và đây là một trở ngại lớn đối với các nước trong quá trình hội nhập và phát triển. Nhìn chung, nghèo đói có tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, thể hiện ở sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, tỉ lệ thất nghiệp cao, không có mức tích lũy đủ lớn để quốc gia chuyển sang trạng thái tăng trưởng bền vững, khó có khả năng cấp vốn cho các nhu cầu đầu tư nằm ngoài các khoản tích lũy quốc gia. Nghèo đói dẫn đến tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Nguồn lực trong các nước nghèo thường được phân bổ không hiệu quả, dàn trải dẫn đến năng lực cạnh tranh của quốc gia thấp. Việc huy động, sử dụng, quản lí các nguồn lực của nền kinh tế còn kém hiệu quả, sức sản xuất còn chưa được giải phóng và phát huy hết hiệu quả làm cho nền kinh tế ngày càng chậm phát triển.

+ Nghèo đói cũng dẫn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, thể hiện ở việc chuyển dịch kinh tế chậm (tỉ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế), hiệu quả sử dụng vốn thấp, công nghệ chậm đổi mới, tốc độ tăng GDP chậm. Bên cạnh đó, xảy ra hiện tượng thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khu vực nông thôn, đến lượt nó lại tác động trở lại làm cho tốc độ tăng trưởng chậm và làm cho nghèo đói gia tăng.

- Ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững.

+ Nghèo đói không chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia mà còn có ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Thực tế phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia cho thấy, khi tỉ lệ nghèo đói tăng cao sẽ dẫn đến nạn thất nghiệp, kéo theo sự bất ổn về an ninh xã hội, tệ nạn xã hội gia tăng theo xu hướng tỉ lệ thuận với nghèo đói. Trong khi ở những đô thị lớn việc giải quyết trợ cấp được thực hiên dễ dàng hơn, đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người dân thì ở những vùng sâu, vùng xa, nông thôn thì việc thực hiện trợ cấp còn hạn chế và chưa đầy đủ. Tệ nạn xã hội như trộm cắp ma túy, gây ra những rối loạn ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và đạo đức xã hội. Bằng chứng cho sự lạc hậu, kém phát triển chính là sự nghèo đói và tệ nạn xã hội. Đói nghèo làm cho tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trở nên phổ biến, đi kèm với nó là giáo dục và y tế ở mức độ thấp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

+ Nghèo đói còn dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới gia tăng, tạo thành những bất công xã hội mà trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Tình trạng trẻ em ở những quốc gia nghèo đói phải lao động là thuê trước độ tuổi lao động là hết sức phổ biến. Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng đào tạo, thường gặp những khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong gia đình, và thường bị phân biệt trong quá trình

trả công lao động so với nam giới trong cùng một nghề.

* Tóm lại: TTKT cần phải được thực hiện đồng thời hoặc lồng ghép với XĐGN. Nếu XĐGN đi sau TTKT thì sẽ bị mục tiêu kinh tế lấn át, tính bền vững trong phát triển bị phá vỡ; nhưng nếu XĐGN đi trước TTKT sẽ dễ rơi vào chủ quan, duy ý chí. Cách lựa chọn đúng đắn là kết hợp ngay từ đầu giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều đó khẳng định rằng, khi xác định mục tiêu, định hướng chiến lược cho một thời kỳ dài hay xây dựng thể chế luật pháp đều cần kết hợp đúng đắn giữa TTKT với XĐGN. Có thể khái quát hoá vòng luẩn quẩn của đói nghèo và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội qua sơ đồ sau:

Bệnh tật

Nghèo đói

Gia tăng dân số

Suy dinh dưỡng Môi trường sống

Thất học Tệ nạn xã hội

Nghèo đói dẫn đến

- Cản trở tăng trưởng kinh tế - Kìm hãm sự phát triển con người - Cản trở phát triển bền vững

- Bất bình đẳng xã hội - Phá hủy môi trường

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang (Trang 25)