Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang (Trang 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Giai đoạn 1997 – 2000

Đầu năm 1997, tỉnh Bắc Giang được tái lập. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xoá đói, giảm nghèo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiếp tục quán triệt chủ trương về công tác xoá đói, giảm nghèo đã được Ban thường vụ tỉnh uỷ Hà Bắc (cũ) thông qua, UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định số 125/QĐ - UB về viẹc thành lập ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo tỉnh Bắc Giang bao gồm lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo một số ban ngành Sở làm thành viên để giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai,

tổ chức thực hiện công tác này.

Tháng 6/1998, UBND tỉnh Bắc Giang có quyết định số 86/QĐ - UB phê duyệt chính thức chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 1998 - 2000, làm cơ sở cho các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện.

Tháng 9/1998, HĐND tỉnh đã có quyết định số 21/NQ - HĐND , quyết định mục tiêu, biện pháp chính để chỉ đạo thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 1998 - 2000.

Thực hiện nghị quyết của Ban thường vụ tỉnh uỷ, nghị quyết của HĐND tỉnh và kế hoạch của UBND tỉnh, các cấp, các ngành đoàn thể từ tỉnh đến huyện, thị xã, phường, xã đều có kế hoạch tổ chức thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo, triển khai sâu rộng cuộc vận động trong toàn Đảng , toàn dân giúp nhau xoá đói, giảm nghèo .

Trong thời kỳ từ 1997 đến 1999, tỉnh đã tiến hành được 3 cuộc tổng điều tra rà soát thống kê hộ nghèo đói trong phạm vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra đã phản ánh được thực trạng tình hình đói nghèo trên địa bàn toàn tỉnh và những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của tỉnh. Trên cơ sở các cuộc điều tra đói nghèo đã giúp cho việc đánh giá, phân tích những biến động về đói nghèo trên địa bàn toàn tỉnh từ đó giúp cho chính quyền địa phương đề ra những giải pháp thích hợp để đẩy nhanh công tác xoá đói, giảm nghèo .

Trong thời kỳ từ 1997 - 1999, công tác xoá đói, giảm nghèo ở Bắc Giang đã đạt được những kết quả khá, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm liên tục từ 23,9% năm 1997 xuống 18,52% năm 1998 và xuống 13,81% năm 1999. Bình quân một năm giảm gần 5%. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sau:

Bảng 2.5. Tình hình đói nghèo ở Bắc Giang giai đoạn từ 1997-1999.

Huyện Tỷ lệ hộ đói nghèo (%)

Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999

TX. Bắc Giang 3,85 2,26 1,73 Lục Ngạn 27,1 17,03 13,52 Lục Nam 35,55 29,53 20,86 Sơn Động 54,97 47,17 38,90 Yên Thế 21,79 19,08 14,00 Hiệp Hoà 19,28 15,01 12,14 Lạng Giang 14,86 11,17 9,20 Tân Yên 26,46 18,85 12,69 Việt Yên 14,66 13,36 10,42 Yên Dũng 33,23 24,51 16,84 Toàn tỉnh 23,90 18,52 13,81

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang).

Nhìn chung tình hình nghèo đói ở Bắc Giang trong thời gian vừa qua có xu hướng giảm mạnh từ 27,2% năm 1996 xuống 13,81% năm 1999. Cũng trong thời gian này xét theo tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói của Bộ Lao động - Thương binh xã hội năm 1996 thì tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam giai đoạn này là:

Năm 1997 Tỷ lệ nghèo đói 17-18% Năm 1998 Tỷ lệ nghèo đói 15,7% Năm 1999 Tỷ lệ nghèo đói 13,8%. Năm 2000 Tỷ lệ nghèo đói 11%.

Trong thời kỳ này thì tình hình đói nghèo của Bắc Giang giảm nhanh hơn so với tình hình chung của cả nước và đến năm 1999 thì tỷ lệ hộ nghèo đói của tỉnh là 13,81% nhỏ hơn so với tỷ lệ hộ nghèo đói của cả nước là 13,8%.

Như vậy, sự khác nhau về tỷ lệ nghèo ở các vùng, các tỉnh, các thành phố cho thấy khả năng bứt phá vươn lên của các vùng, các tỉnh, thành phố là khác nhau. Nơi nào có điều kiện phát triển nhanh, nơi đó sẽ có tỷ lệ giảm nghèo nhanh, và Bắc Giang cũng nằm trong trường hợp này.

Như vậy, với Bắc Giang nói riêng để đạt được những thành tựu xoá đói, giảm nghèo như trên thì cũng cho ta thấy khả năng bứt phá vươn lên của tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cùng với Chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh đã tập trung vào các nội dung sau:

- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng các xã nghèo, đây được đánh giá là giải pháp bền vững, giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói của tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho hầu hết các xã nghèo, bao gồm các công trình như đường xe cơ giới 4 bánh đến trung tâm xã, hệ thống đường điện, trạm biến áp cho các xã chưa có điện, xây dựng trường tiểu học, trạm y tế, chợ xã và liên xã, hệ thống nước sạch nông thôn.

- Cho vay vốn phát triển sản xuất: Đa số các hộ đói nghèo do thiếu vốn sản xuất, chính vì vậy tỉnh đã có chơng trình huy động vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với nguồn vốn có lãi xuất thấp. Để có vốn cho ngời nghèo vay, ngoài phần hỗ trợ từ trung ương, tỉnh đã huy động từ cộng đồng và thông qua hợp tác quốc tế.

- Hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến kiến thức công nghệ, kỹ thuật cho người nghèo. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo ở Bắc Giang là do các hộ đói nghèo không biết cách làm ăn. Để giúp cho nhóm hộ này có được kiến thức, biết cách làm ăn thì không chỉ hỗ trợ về vốn mà cần phải hướng dẫn cách làm ăn, giúp họ tiếp cận thị trường, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

- Hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế: tỉnh đã miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho con em các hộ nghèo để tạo điều

kiện cho họ được đến trường. Ngoài ra con em các hộ nghèo học ở bậc tiểu học còn được hỗ trợ sách giáo khoa và tiền mua vở viết. Người nghèo đi khám chữa bệnh ở tại các cơ sở y tế của Nhà nước được miễn giảm viện phí, đây là giải pháp nhằm nâng cao dân trí và sức khoẻ cho người nghèo.

Phưong pháp tổ hiện thực hiện xoá đói giảm nghèo của tỉnh bao gồm: - Tổ chức tuyên truyền, vận động để mọi người thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo, xác định quyết tâm, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong quá trình thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, quản lý điều hành làm cơ sở đề ra phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp xoá đói giảm nghèo trong thời gian tiếp theo.

- Phát hiện và biểu dương những điển hình tốt đẹp về xoá đói giảm nghèo để nhân rộng ra toàn tỉnh.

Ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và của chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, còn phải kể đến vai trò của các tổ chức xã hội đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh. Trong những năm qua các tổ chức này đã vận động các hội viên quyên góp tiền để giúp cho hội viên nghèo phát triển sản xuất. Ngoài ra các tổ chức còn mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, tạo điều kiện cho các hội viên có vốn, có kiến thức làm ăn vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo, cụ thể như sau:

- Hội phụ nữ đã vận động các chị em có kinh tế khá đóng góp tiền vào quỹ hội để giúp chị em có hoàn cảnh khó khăn vay vốn. Năm 1999 các cấp hội đã vận động hơn 2 vạn chị em có kinh tế khá giúp hơn 25.000 chị em kinh tế khó khăn với số tiền, vàng, thóc, cây, con giống trị giá gần 10 tỷ đồng. Đã giúp đỡ không hoàn lại cho hơn 1vạn chị em có hoàn cảnh khó khăn số tiền trị

giá gần 500 triệu đồng và hàng vạn ngày công lao động.

Ngoài ra Hội còn vận động được 267 tổ phụ nữ tiết kiệm, duy trì quỹ “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, đến nay đã có vốn hàng tỷ đồng và giúp cho khoảng 4000 chị em nghèo vay vốn. Bên cạnh đó còn giúp tín chấp cho hội viên vay vốn ngân hàng.

- Hội Nông dân đã vận hơn 3200 hội viên giúp nhau khắc phục khó khăn về đời sống được gần 100 tấn lương thực, đứng ra tín chấp cho hội viên vay vốn đạt gần 40 tỷ đồng. Vận động đã tổng số quỹ hỗ trợ nông dân nghèo hiện nay của toàn tỉnh lên hơn 1 tỷ đồng. Các nguồn quỹ này đang giải cho hơn 2000 hội viên vay để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

- Đoàn Thanh niên các cấp đã vận động phong trào thanh niên giúp đỡ nhau về giống, vốn để phát triển sản xuất được 3 vạn cây, con giống, hơn 700 triệu đồng và khoảng 2 vạn ngày công lao động. Đoàn đã đứng ra tín chấp vay hơn 4 tỷ đồng cho thanh niên lập nghiệp. Đoàn đã vận động thanh niên tham gia, đóng góp được trên 10 vạn ngày công lao động để cải tạo kênh, mương, làm đường giao thông nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương và xoá đói giảm nghèo.

Tuy vậy quá trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong những năm qua diễn ra không đều nhau. Những huyện có tỷ lệ đói nghèo cao lại là những huyện đạt được tốc độ giảm đói nghèo tương đối nhanh như Lục Ngạn, Lục Nam. Tốc độ giảm đói nghèo ở các huyện này bình quân 1 năm đạt đợc từ 7 - 8% cao gấp 2 lần tốc độ giảm đói nghèo bình quân toàn tỉnh. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do các huyện này đã biết phát huy thế mạnh về đất đồi rừng để phát triển kinh tế trang trại từ đó thúc đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên đến nay tỷ lệ hộ đói nghèo ở các huyện này vẫn còn tương đối cao.

Bên cạnh những huyện đạt được tốc độ giảm tỷ lệ hộ đói nghèo nhanh như trên thì cũng có những huyện tốc độ giảm tỷ lệ hộ đói nghèo thấp như Hiệp Hoà, Việt Yên. Đây là những huyện có tỷ lệ hộ nghèo đói thấp, phần lớn các hộ đói nghèo là những hộ thuộc diện đặc biệt như già cả, cô đơn, không nơi nương tựa, những hộ có người ốm đau, bệnh tật cho nên việc xoá đói giảm nghèo rất khó khăn.

Mặc dù, Trong giai đoạn này Bắc Giang đạt được tốc độ xoá đói giảm nghèo nhanh nhưng điều này không có tính vững chắc và còn nhiều tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để hướng đến một chiến lược xoá đói giảm nghèo toàn diện như vấn đề tái đói nghèo. Theo kết quả điều tra thống kê hộ đói nghèo hàng năm ở Bắc Giang thì ở Bắc Giang vẫn tồn tại tình trạng tái đói nghèo. Qua phân tích cho thấy tuy các hộ thoát khỏi đói nghèo nhưng ranh giới giữa trung bình và đói nghèo không lớn, cuộc sống của những hộ này rất bấp bênh, chỉ cần gặp phải một sự biến động nhỏ như gia đình có người ốm đau hay mất mùa cũng đã đẩy các hộ này trở lại trình trạng nghèo đói.

2.2.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

2.2.2.1. Hộ nghèo theo chuẩn cũ giai đoạn 2000 – 2005

Theo số liệu thống kê tình hình hộ nghèo của tỉnh Bắc Giang qua các năm cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện có xu hướng giảm dần từ 18,34% năm 2001, 12,50% năm 2003 xuống còn 6,77% năm 2005, giảm 37.454 hộ nghèo so với năm 2001, trong đó hộ nghèo thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mặc dù giảm qua các năm nhưng đến năm 2005 vẫn còn khoảng ngoài 700 hộ thuộc đối tượng chính sách xã hội chiếm 2,22%, thuộc đối tượng bảo trợ xã hội 1100 hộ chiếm 4,48% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. [21; tr. 191].

Tuy vậy, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn này vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cả nước.

Bảng 2.6 Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000 – 2005 (theo chuẩn cũ) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 Toàn tỉnh

Chia theo huyện

TP Bắc Giang Lục Ngạn Lục Nam Sơn Động Yên Thế Hiệp Hòa Lạng Giang Tân Yên Việt Yên Yên Dũng 18,34 2,42 17,03 29,0 49,14 26,86 14,77 11,72 17,73 12,87 19,87 16,29 1,61 16,74 28,62 42,01 20,24 13,23 13,04 12,92 11,01 15,41 12,50 0,99 13,13 22,11 36.02 16,42 10,22 9,56 7,81 8,30 12,45 9,19 0,50 10,11 15,75 29,64 12,90 7,13 6,55 5,24 6,30 8,96 6,77 6,77 0,32 7,98 9,85 25,1 10,11 4,92 4,50 4,48 4,18 (Nguồn Tổng cục thống kê tỉnh Bắc Giang 2005)

2.2.2.2. Hộ nghèo theo chuẩn mới

Thực hiện quyết định số 170/2005/QĐ -TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010. Qua điều tra hộ nghèo theo thu nhập giai đoạn 2005 - 2011, số hộ nghèo giảm dần theo từng năm, năm 2005 toàn tỉnh có 111.300 hộ nghèo chiếm 36,67% số hộ trong toàn tỉnh. Năm 2009 số hộ nghèo giảm xuống rất rõ rệt còn 54.071 hộ, chiếm 13,70%, năm 2010 giảm xuống còn 39.093 hộ chiếm 9,78%. Như vậy trong khoảng 5 năm tăng trưởng kinh tế liên tục số hộ nghèo năm 2010 giảm so với năm 2005 là 72.207 hộ, tương đương giảm

20,87% [23; tr. 302]. Phân loại hộ nghèo năm 2011 một cách cụ thể như sau: * Tính theo mức thu nhập quy định cho từng vùng:

- Thành phố Bắc Giang có 971 hộ chiếm 2,65%, huyện Lục Ngạn có 17.755 hộ, chiếm 36,57%, huyện Sơn Động có 7.779 hộ chiếm 45,80%, huyện Lục Nam có 11.981% chiếm 22,17%, huyện Yên thế có 5.249 hộ chiếm 18,96%, 5 huyện còn lại chiếm 43.08%.

- Các xã ngoài chương trình 135 còn lại: 2.465 hộ chiếm 24,77% * Phân theo hộ có thành viên hưởng trợ cấp

- Hộ có thành viên thuộc đối tượng chính sách xã hội hưởng trợ cấp người có công: 2108 hộ chiếm 2,19% tổng số hộ nghèo.

- Hộ có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội: 1104 hộ chiếm 1,15%.

- Hộ nghèo thuộc các đối tượng khác: 9.619 hộ chiếm tỷ lệ 96,66% * Phân loại theo tình trạng nhà ở của hộ nghèo

- Nhà ở tạm: 10.920 hộ chiếm 10,97% tổng số hộ nghèo. - Nhà bán kiên cố: 87.970 hộ chiếm 88,40%.

- Nhà kiên cố: 620 hộ chiếm 0,63%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo:

Từ tìm hiểu thực trạng đói nghèo của tỉnh thời gian qua và trên cơ sở tổng hợp kết quả số liệu điều tra hộ nghèo qua các giai đoạn cho thấy, nguyên nhân đói nghèo chủ yếu của các hộ là do:

- Đại đa số các hộ sản xuất còn mang tính thuần nông, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên khả năng đầu tư bị hạn chế (chiếm từ 93,75% trở lên). Một bộ phận tuy sản xuất nông nghiệp gắn với ngành nghề, dịch vụ nhưng làm ăn không hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp (chiếm 1,25%).

- Do tập quán canh tác của một bộ phận nhân dân còn lạc hậu, tiếp thu ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật và chuyển đổi tập quán sản xuất

chậm, chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất; tuy được vay vốn nhưng sử dụng đồng vốn không hiệu quả. Mặt khác, trình độ dân trí thấp và chưa đồng đều, mức độ tiếp thu các dịch vụ xã hội hạn chế nên chưa thoát nghèo.

- Ngoài ra, tình trạng đông người ăn theo ở các hộ nghèo còn lớn (chiếm 56,25%), đặc biệt là những hộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, như các huyện Sơn Động, Lục Ngạn…; tai nạn, rủi ro trong sản xuất thường xảy ra (chiếm 75%) do hoạt động trồng trọt phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thiên nhiên, hiệu quả canh tác trên đất nông - lâm nghiệp và đất vườn kém;

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)