Gió và tác dụng của yếu tố gió đến vật nuôi:

Một phần của tài liệu đề tài sinh thái vật nuôi và ứng dụng trong chăn nuôi gia súc gia cầm (Trang 86)

II IV VI V IX X Năm

3.2.2.Gió và tác dụng của yếu tố gió đến vật nuôi:

Gió là do sự chênh lệch trọng l−ợng riêng của không khí gây ra, không khí có trọng l−ợng riêng lớn sẽ

tự chảy về nơi có nhiệt độ cao (áp suất cao) và trọng l−ợng riêng thấp hơn (áp suất thấp). Sự vận đồng chung của khối khí gây ra các dòng khí: các dòng đối l−u (khí thăng, khí giáng) theo chiều thẳng đứng và gió trên mặt đất và mặt đại d−ơng.

Các dòng khí đối l−u theo chiều ngang là gió. Đó là dòng chảy bề ngang của không khí quanh mặt đất và mặt đại d−ơng. Tốc độ gió đ−ợc đo bằng phong tốc kế, biểu thị đơn vị đo là m/giây (m/s) hay km/giờ (km/h).

Gió bình th−ờng giúp cho cây thụ phấn (thụ phấn nhờ gió) hoặc đ−a h−ớng cuốn hút côn trùng đến thụ phấn cho hoa (thụ phấn nhờ côn trùng). Gió là một trong những ph−ơng tiện phát tán nòi giống của động thực vật. ở những nơi gió nhiều với c−ờng độ lớn buộc các loài động thực vật phải có những hình thức thích nghi riêng: cây thấp sớm phân cành, có bạnh rễ hay rễ chống, hoặc thân bò, rễ bám chắc, côn trùng th−ờng gặp những loài cánh ngắn hoặc không có cánh. Gió với c−ờng độ mạnh

(giông tố, bão) th−ờng phá huỷ nơi sống và trực tiếp gây hại cho các loài động thực vật khi gió tràn qua. Gió còn làm tăng sự bốc hơi n−ớc trên mặt đất và bề mặt cơ thể, mang mây m−a từ vùng này đến vùng khác, gây những ảnh h−ởng trực tiếp và gián tiếp khác lên đời sống của sinh vật.

Tác động của gió đến đời sống sinh vật:

- Gió có tác dụng điều hoà không khí (điều hoà ô xy và các khí độc khác), m−a, nhiệt độ và độ ẩm không khí.

- Gió sinh ra năng l−ợng (nh− cối xay gió, thuyền buồm...)

- Gió làm giảm nhiệt độ trên bề mặt da động vật và biểu bì thực vật. Nhiều thí nghiệm đã cho thấy, chỉ cần tăng tốc độ gió lên 0,2 - 0,3m/s đã có thể làm tăng sự bốc hơi n−ớc trên bề mặt da động vật hoặc biểu bì thực vật lên 3 lần.

- Gió giúp cho quá trình sinh sản của động, thực vật đ−ợc dễ dàng hơn: gió giúp cho quá trình phát tán các bào tử, phấn hoa; đ−a mùi, tiếng kêu của động vật đực, cái trong mùa giao phối đi xa...

- Gió là một yếu tố giới hạn, tốc độ gió quá yếu hoặc quá mạnh đều ảnh h−ởng đến quá trình sinh tr−ởng và sinh sản của vật nuôi. Ví dụ: tốc độ gió phù hợp với lợn con theo mẹ là 0,2 - 0,3 m/s, với lợn tr−ởng thành là 0,3 - 0,5 m/s, nếu tốc độ gió mạnh hơn 0,3m/s (đối với lợn con theo mẹ) và mạnh hơn 0,5 m/s (đối với lợn tr−ởng thành), dều dẫn đến sự mất nhiệt đột ngột và lợn dễ bị mắc bệnh hô hấp hoặc bệnh đ−ờng tiêu hoá.

- Gió còn làm thay đổi hệ sinh thái của cả một vùng, sự phát tán các loại cây có hại nh− cây trinh nữ đã làm phát triển nhanh diện tích đất hoang mạc, làm thay đổi tập tính và ngoại hình của một số loài động vật...

Tác động của con ng−ời trong việc điều chỉnh sự tác động của gió theo h−ớng có lợi cho mình:

- Con ng−ời từ lâu đã biết lợi dụng sức gió phục vụ cho cuộc sống nh− làm cói xay gió, máy phát điện bằng sức gió, thuyền buồm...

- Làm chuồng trại theo h−ớng có lợi cho gia súc, gia cầm: lợi dụng gió nam, mát mùa hè, ấm mùa đông nh−ng vẫn đảm bảo thông thoáng khí...

- Sử dụng các loại quạt hút gió, quạt ấm, quạt mát có hơi lạnh...để điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi cho phù hợp với yêu cầu của từng loại gia súc, gia cầm ở từng thời kỳ sinh tr−ởng khác nhau.

Một phần của tài liệu đề tài sinh thái vật nuôi và ứng dụng trong chăn nuôi gia súc gia cầm (Trang 86)