Mô hình định giá quyền chọn

Một phần của tài liệu Một số mô hình ngẫu nhiên trong tài chính (Trang 30)

2 Một số mô hình ngẫu nhiên trong tài chính

2.3 Mô hình định giá quyền chọn

Quyền chọn nói chung gồm có hai loại là quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Quyền chọn mua cho ta quyền nhưng không phải nghĩa vụ để mua một tài sản tại một mức giá định trước và tại một ngày định trước trong tương lai. Quyền chọn bán cho ta quyền nhưng không phải nghĩa vụ để bán một tài sản tại một mức giá định trước và tại một ngày định trước trong tương lai.

Ta có quyền mua hoặc bán quyền chọn. Nếu nghĩ rằng một tài sản sẽ tăng giá trong tương lai, ta có thể hoặc là mua một hợp đồng quyền chọn mua hoặc là bán một hợp đồng quyền chọn bán để kiếm được lợi nhuận. Nếu nghĩ rằng một tài sản sẽ giảm giá trong tương lai, ta có thể hoặc là bán một hợp đồng quyền chọn mua hoặc là mua một hợp đồng quyền chọn bán..

Quyền chọn là một công cụ giao dịch độc đáo và đa chiều. Quyền chọn cho phép ta có được sự linh hoạt lớn trong quá trình đầu tư. Nếu muốn thành công trong việc áp dụng quyền chọn trong danh mục đầu tư của mình, ta cần phải biết những đặc điểm riêng có của quyền chọn.

Mỗi một hợp đồng quyền chọn chuẩn đều có 3 điểm cần có sau:

• Giá thực hiện (Strike price): Là giá mà tại đó ta có thể mua một tài sản (nếu đã mua một hợp đồng quyền chọn mua hay bán một hợp đồng quyền chọn bán) hay giá mà tại đó ta có thể bán một tài sản (nếu đã mua một hợp đồng quyền chọn bán hay bán một hợp đồng mua).

• Ngày đáo hạn: Là ngày mà hợp đồng quyền chọn hết hạn hay hết giá trị nếu bên mua không thực hiện quyền.

• Phí quyền chọn (Premium): Là mức phí phải trả khi mua một hợp đồng quyền chọn hay mức phí được nhận khi bán một hợp đồng quyền chọn.

Một phần của tài liệu Một số mô hình ngẫu nhiên trong tài chính (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)