Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với giải quyết hợp lý

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững (Trang 102)

đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững.

Trong quá trình chuyển dịch CCKT ở Phúc Thọ, bên cạnh những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế còn nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có những vấn đề xã hội đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền phải nhận thức đầy đủ và có những giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân. Chuyển dịch CCKT, phát triển kinh tế nhanh phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình 04 – CTr/TU của Thành ủy Hà Nội và Chương trình 07 – CTr/HU của Huyện ủy Phúc Thọ về Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011-2015. Trong đó vấn đề đầu tiên là phải quan tâm đẩu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và trình độ tay nghề cho người lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH; thực hiện được mục tiêu chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục chỉ đạo các ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, trong đó nhấn mạnh các tiêu chí "nói lời hay, làm việc tốt", tạo phong cách đẹp trong giao tiếp, ứng xử, thực hiện văn hóa giao thông.. để các tầng lớp nhân dân tham chủ động tham gia xây dựng, để mỗi người dân thực sự là công dân tiêu biểu của trung tâm văn hóa, chính trị cả nước.

Cùng với phát triển giáo dục và đào tạo, thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa, coi trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, xây

95

dựng nếp sống văn hóa và phòng chống các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh ở nông thôn; xã hội hóa chủ trương xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc giải quyết các vấn đề xã hội, Đảng bộ và chính quyền từ huyện đến cơ sở phải quan tâm chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, bộ máy và chế tài để thực hiến tốt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở các khu công nghiệp, các làng nghề, từng bước hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống của nhân dân.

3.2.5.Xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước, tạo tiền đề cần thiết cho quá trình CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện rất quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khi có kết cấu hạ tầng tốt sẽ xuất hiện hàng loạt các ngành nghề phát triển, trong đó có công nghiệp, dịch vụ, du lịch thương mại… làm phong phú nguồn thu trên địa bàn, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mặc dù kết cấu hạ tầng nông thôn của Phúc Thọ đã có bước phát triển khá trong thời gian vừa qua, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Vì vậy trong thời gian tới Huyện ủy, UBND huyện tiếp túc cần đẩy mạnh đầu tư, xã hội hóa công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh các hình thức kết hợp “Nhà nước – địa phương – nhân dân” cùng làm về xây dựng nông thôn mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, điện, thủy lợi và các công trình phúc lợi khác ở nông thôn. Từ nay đến năm 2015, phấn đấu 100% đường huyện, đường liên xã, đường làng, ngõ xóm được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Tiếp tục đề nghị thành phố và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công trục Tây Thăng Long song song với Quốc lộ 32, nối trung tâm thủ đô, huyện Đan Phượng – Phúc Thọ và Ba Vì; Tiếp tục triển khai và hoàn thành tuyến đường Trục Bắc Nam; tiếp tục nâng cấp các tuyến đường Tỉnh 81, 420, 421 đây là

96

điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển các khu trung tâm thương mại, du lịch và cụm điểm công nghiệp của huyện.

Về nguồn vốn cần tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, thành phố và các nguồn vốn hỗ trợ khác. Đẩy mạnh công tác quy hoạch các khu đất xen kẹt, nhỏ lẻ trong khu dân cư để đấu giá tạo nguồn thu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, từ đó từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn (giao thông, điện thủy lợi…) phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với lợi thế của huyện.

3.2.6. Chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Quán triệt quan điểm “phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, Đảng bộ Phúc Thọ thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Công tác chính trị, tư tưởng được coi trọng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của huyện phải được thực hiện nghiêm túc, kịp thời gắn với chương trình hành động của từng cấp, từng ngành. Công tác giáo dục chính trị cho cán bộ đảng viên được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, chống những biểu hiện thoái hóa biến chất trong Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, với công cuộc đổi mới nhằm thúc đẩy nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X), Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI) về nâng cao sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí được quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc từ huyện đến cơ sở đã thu được kết quả, tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, mối quan hệ giữa

97

Đảng với nhân dân được gắn bó hơn. Vai trò và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên một bước.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và toàn diện, Đảng bộ huyện cần tiếp tục thực hiện cụ thể hóa hơn các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố, của huyện, triển khai quán triệt và chỉ đạo thực hiện trên tất cả các lĩnh vực. Huyện ủy nghiên cứu kỹ và sớm thông qua các kế hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung và quy hoạch phát triển của từng ngành đến năm 2015 và một số định hướng lớn tới năm 2020. Với chủ trương nhất quán là khai thác tối đa lợi thế của địa phương để phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, có cơ chế ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nhằm phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng du lịch... Đây thực sự là những định hướng có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đảm bảo đi đúng hướng, phát huy các lợi thể của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

Trong quá trình đổi mới và hội nhập, bên cạnh đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng còn cần có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo và quản lý giỏi. Công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, làm tốt công tác cán bộ thì tổ chức Đảng, hệ thống chính quyền vững mạnh, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Đặc biệt, trong lãnh đạo, quản lý kinh tế trên các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ, cán bộ lãnh đạo ngoài phẩm chất chính trị, kiến thức kinh tế còn phải giỏi về quản lý, khoa học kỹ thuật, công nghệ, phải dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn từng ngành, lĩnh vực. Huyện ủy cần ban hành quy chế về phân cấp và quản lý cán bộ, về bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ theo hướng tăng

98

cường tính chủ động và đề cao trách nhiệm ở các cấp; xây dựng quy chế về đánh giá cán bộ; cụ thể hóa tiêu chuẩn của một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý… Công tác cán bộ cần được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo dân chủ, công khai. Đội ngũ cán bộ cần được chú ý đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch.

Như vậy, với những chủ trương, chính sách đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ huyện, sự triển khai tích cực của các cấp chính quyền, của các phòng, ban chuyên môn, trong giai đoạn 2000 - 2010, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá mạnh. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh và tương đối vững chắc, CCKT có sự chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được từng bước nâng cao.

99

KẾT LUẬN

Phúc Thọ là huyện ngoại thành nằm phía Tây thành phố Hà Nội, về cơ bản Phúc Thọ vẫn là một huyện thuần nông, kinh tế và cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều khó khăn, khoảng cách về phát triển kinh tế của huyện so với các quận nội thành và các huyện bạn còn khá lớn. Mặc dù trong những năm qua, với sự cố gắng và lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Phúc Thọ đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực song Phúc Thọ cũng còn nhiều lợi thế và tiềm năng chưa được khai thác, bên cạnh đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chưa thực sự bền vững và có nhiều vấn đề cần phải giải quyết mà nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan. Để cho Phúc Thọ có những bước phát nhanh, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ và bền vững, nhanh chóng hòa nhập cùng sự phát triển chung của toàn thành phố đòi hỏi huyện phải có những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng mà đặc biệt là đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện theo hướng phát triển bền vững nhằm phát huy có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng của huyện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

Với đặc trưng là huyện ngoại thành, cơ cấu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên 58% lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ quy hoạch Thủ đô Hà Nội trong đó Phúc Thọ với quy hoạch là vành đai xanh của thành phố. Do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển bền vững thì nông nghiệp vẫn là ngành đặc trưng theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, bền vững. Bên cạnh đó huyện cần tiếp tục đẩy nhanh đầu từ phát triển các cụm điểm công nghiêp theo quy hoạch đã được thành phố phê duyệt, tạo điều kiện để các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các ngành công nghiệp sử dụng

100

công nghệ cao từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng bền vững.

Trong quá trình phát triển để trở thành một huyện tiên tiến của thành phố, có một cơ cấu kinh tế tiến bộ, môi trường xanh, sạch đẹp, các vấn đề về xã hội được đảm bảo thì các vấn đề về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chất lượng nguồn lao động … thì rất cần sự cố gắng, nỗ lực và sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và ủng hộ của nhân dân trong huyện. Với truyền thống là đơn vị anh hùng đã được Nhà nước phong tặng, với sự quan tâm của thành phố, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước chắc chắn trong thời gian tới cơ quá trình chuyển dịch cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ sẽ diễn ra mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững, bắt kịp với sự phát triển của các quận, huyện và là lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã cố gắng thu thập số liệu, phân tích, đánh giá, trao đổi với các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu... nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp sát thực, có tính khả thi cao. Tuy nhiên, do khả năng của tác giả có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng chấm luận văn, các thầy (cô) giáo

101 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1/ Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991 – 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,

2/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong gần 20 năm đổi mới, báo cáo tổng kết, Hà Nội.

3/ Chương trình khoa học cấp nhà nước (2004), Con đường bước đi và các giải pháp chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, Báo cáo đề tài KX 02 – 07, Hà Nội.

4/ Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5/ Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6/ Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn ở các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7/ Lê Cao Đoàn (2001), Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp – nông nghiệp, thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8/ Phan Huy Đường (2008), Hội nhập Quốc tế với phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

9/ Chu Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc, Nxb Khoa học xã Hội, Hà Nội.

102

10/ Lương Đình Hải (chủ biên), Lê Xuân Đình và Nguyễn Đình Hòa (2008), Hiện đại hóa xã hội vì mục tiêu công bằng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2008.

11/ Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12/ Niên giám thông kê huyện Phúc Thọ (2000 - 2010).

13/ Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2005), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XVIII.

14/ Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2010), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XIX.

15/ Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.

16/ Ngân hàng thế giới (1999) Báo cáo nghiên cứu chính sách “ Xanh hoá công nghiệp - vai trò mới của cộng đồng thị trường và Chính phủ”

17/ Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, Nxb Thống Kê, Hà

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững (Trang 102)