Phát triển bền vững là một khái niệm mới, khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến
18
lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Từ đó tới nay, đã có nhiều định nghĩa và khái niệm về PTBV được nêu ra qua các hội nghị và hội thảo quốc tế. Tuy thế, định nghĩa do Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển đưa ra trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" (1987) dường như nhận được sự tán đồng của đa số quốc gia và nhiều nhà nghiên cứu về PTBV. Nội dung của định nghĩa này là: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của hiện tại song không xâm hại tới khả năng thỏa mãn của các thế hệ tương lai" [35].
Nội hàm của định nghĩa trên rất rộng vì gắn với nhu cầu ngày càng cao của con người, của sự kế tiếp các thế hệ. Song, có thể thấy một lôgic là: cứ những vấn đề nào quyết định hoặc liên quan đến sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người hẳn sẽ trực tiếp, hoặc gián tiếp gắn với PTBV. Vào thời điểm đó, người ta mới chỉ nhận thấy ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường; còn một thành tố vô cùng quan trọng được tiếp tục nhận thức trong cả quá trình tiếp theo, đó là văn hóa.
Các cách tiếp cận trên thể hiện trong các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, cách tiếp cận kinh tế: Dựa vào luận điểm về tối đa hóa thu nhập với chi phí tối thiểu (nhỏ nhất) của Hick - Lindahl. Bao gồm chi phí nguồn tài sản, tư bản, lao động [21]. Ngoài ra, người ta còn dùng cách tiếp
cận sử dụng tối ưu và có hiệu quả những nguồn lực khan hiếm. Tuy nhiên, có một số vấn đề nảy sinh khi sử dụng cách tiếp cận này. Chẳng hạn, dùng phương pháp gì để xác định những loại tài sản không được đánh giá trên thị
19
trường như tài nguyên, hệ sinh thái... Mặc dù vậy, luận điểm này được áp dụng rộng rãi nhất là ở các nước đang phát triển và các nước trong hệ thống XHCN trong những năm 1950-1960 và đầu những năm 1970. Mục tiêu hàng đầu của các nước thời kỳ đó là làm sao để giải được bài toán cho tăng trưởng và ổn định kinh tế với hiệu quả kinh tế cao.
Thứ hai, cách tiếp cận xã hội: Với cách tiếp cận này, con người được coi là trung tâm trong những quyết định về chính sách phát triển. Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế còn có quan điểm phát triển mang tính xã hội, nhằm bảo đảm duy trì sự ổn định xã hội; giảm bớt những tác động tiêu cực về xã hội của sự phát triển kinh tế; bảo đảm tính công bằng xã hội với mục tiêu giảm tỷ lệ dân số phải sống trong nghèo đói. Đây là một mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước.
Thứ ba, cách tiếp cận môi trường: Được phổ biến rộng rãi từ đầu những năm 1980, tập trung vào các vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên nóng bỏng trên thế giới. Quan điểm này lưu ý tới sự ổn định của hệ sinh thái và của môi trường sinh thái. Đó cũng chính là những đối tượng đang chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế tại cả các nước đã phát triển và các nước đang phát triển .
Thứ tư, cách tiếp cận về văn hóa: Càng ngày người ta lại càng ý thức được rằng, nếu một đất nước tăng trưởng nhanh, giàu có, nhưng tệ nạn xã hội vẫn tràn lan, môi trường vẫn bị hủy hoại một cách chủ ý hoặc vô ý thì không thể bảo đảm sự PTBV. Căn nguyên lại, do không chỉ trình độ văn hóa thấp, mà gần đây còn được cho là "sự xung đột của các nền văn hóa". Mới đây, ngày 12-10-2006, Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển công bố trao giải Nô- Ben Văn học cho nhà văn Thổ Nhĩ kỳ Ô-ran Pa-múc vì các tác phẩm có giá trị cao về lĩnh vực này. Như vậy, quốc gia đó không thể gọi là một nước phát triển, chứ chưa nói là PTBV. Cuối cùng, vấn đề văn hóa từ lâu nay thường
20
không được đề cập nhiều, nay đã dần dần được nhìn nhận một cách khách quan hơn, được đánh giá đúng với vị trí vốn có của nó. Hàng trăm khái niệm về văn hóa ra đời, các chỉ tiêu nhân bản - HDI (Human Development Index - Chỉ số phát triển con người) đã được phân tích và bổ sung dần. Tiêu chuẩn về kinh tế đã được kết hợp cùng với tiêu chuẩn về văn hóa - xã hội và môi trường. Đó là một nhận thức hết sức quan trọng. Bởi vì, suy cho cùng, con người sinh ra không mong gì hơn là được ấm no, tự do, hạnh phúc; cộng đồng người hợp thành xã hội, cũng không gì hơn là có một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong một môi trường sinh thái trong lành, tốt đẹp. Không những thế, gắn phát triển kinh tế với xã hội và nhất là văn hóa đã giúp các quốc gia định vị lại mục tiêu chiến lược của mình, đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi sự tăng trưởng và phát triển. Điều đó là hoàn toàn đúng với phát hiện của Các Mác về tính giới hạn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa như đã đề cập ở trên.
Trong bốn vấn đề trên thì kinh tế là nội dung quan trọng nhất, nó có tác động lan tỏa đến cả ba nội dung còn lại. Chất lượng tăng trưởng kinh tế có yếu tố quyết định đến phát triển bền vững của một quốc gia. Trong đó tăng trưởng bền vững hay phát triển kinh tế bền vững ngày nay đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, thậm chí còn trở thành một quan điểm chủ đạo trong hoạch định chiến lược và chính sách phát triển của nhiều quốc gia.
Vậy phát triển kinh tế bền vững được hiểu như thế nào, theo tác giả: - Hiểu theo nghĩa hẹp là sự tăng trưởng về kinh tế một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững. Là sự tăng trưởng cao phù hợp được duy trì trong thời gian dài, thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.
- Tăng trưởng hợp lý, hiệu quả: điều này không có nghĩa phải duy trì tốc độ tăng trưởng thật cao, mà chỉ cần cao ở mức vừa phải đồng thời duy trì
21
một cơ cấu kinh tế ngành một cách phù hợp và từng bước có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo đúng xu thế phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo các cân đối vĩ mô một cách hợp lý.
- Hiểu theo nghĩa rộng: chính là phát triển kinh tế thể hiện sự lan tỏa tích cực của nền kinh tế đến bền vững về văn hóa, xã hội và bền vững môi trường.
Phát triển kinh tế bền vững - con đường tất yếu, hợp quy luật của phát triển
Đến nay, nhiều quốc gia đã nhận thức được điều này. Bởi vậy, ngày nay tiêu chí để đánh giá một nền kinh tế được coi là tăng trưởng có chất lượng hay không chỉ khi đảm bảo được 2 yếu tố sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn.
Thứ hai, tăng trưởng đó phải đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ đó có nhiều quan niệm khác nhau nhưng có một điểm chung đó là sự tiến bộ của một đất nước phải được đánh giá trên ba mặt, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và đảm bảo môi trường môi sinh. Các nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định trong dài hạn là nhờ giải quyết tốt các mặt này, trong khi các nước châu Mỹ La tinh sau giai đoạn tăng trưởng tốc độ cao đầu thập kỷ 80 đã đột ngột dừng lại bởi sự tăng trưởng đó chỉ phiến diện về mặt kinh tế, theo chiều rộng.
Qua quá trình nhận thức về mặt thực tiễn và lý luận, đến nay nhiều quốc gia lựa chọn Mô hình tăng trưởng dựa vào các tiêu chí về chất lượng tăng trưởng như đã đề cập ở trên. Đó là mô hình chú trọng tới cả lượng và chất của quá trình tăng trưởng. Hai khía cạnh này có mối quan hệ chặt chẽ. Tốc độ tăng trưởng cao là tiền đề tối cần thiết để giúp các chính phủ đề ra và thực hiện các
22
chính sách xã hội và môi trường, đã góp phần làm thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng được thực hiện không vì bản thân sự tăng trưởng mà với mục tiêu lớn nhất và cuối cùng là lợi nhuận tối đa. Trái lại, tăng trưởng nhanh góp phần quan trọng nhằm tăng cường các lợi ích xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển giáo dục, cải thiện chất lượng cuộc sống, đến lượt mình, những yếu tố đó đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn nữa. Rõ ràng, đi đôi với tăng trưởng kinh tế nhanh thì chất lượng tăng trưởng có vai trò cực kỳ quan trọng, làm nền tảng cho quá trình PTBV của mỗi dân tộc. “Chúng ta đã nhấn mạnh rằng bền vững, theo nghĩa rất rộng là vấn đề về bình đẳng trong phân phối, tức là sự chia sẻ khả năng có được phúc lợi giữa các thế hệ hiện tại và tương lai theo cách có thể chấp nhận được…”[26, tr 30 - 32].
Phải nói rằng nếu không có tăng trưởng kinh tế thì không thể nâng cao được mức sống cho mọi người dân, tức là không có tiến bộ và công bằng xã hội. “Cái bánh chung” của toàn xã hội có lớn lên thì mới có thể tăng khẩu phần cho mọi người. Nhưng tăng trưởng không thôi thì chưa đủ vì nó mới chỉ phản ánh được sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, hay cụ thể hơn, tăng trưởng kinh tế là do tăng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Muốn có tăng trưởng trong một quá trình dài thì phải cần có phát triển kinh tế, bên cạnh tăng thu nhập quốc dân đầu người còn bao hàm sự thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ hiện đại. Sự biến đổi đó theo xu hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dân cư thành thị. Nếu như tăng trưởng kinh tế thể hiện sự tăng lên của sản lượng giữa hai thời điểm khác nhau thì phát triển là quá trình biến đổi trong thời gian dài và do những nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Tăng trưởng kinh tế chính là phương tiện cơ bản để có
23
thể đạt được phát triển, nhưng bản thân nó chính là một đại lượng không hoàn hảo của sự tiến bộ. Nó mới chỉ phản ánh sự vận động của nền kinh tế về mặt lượng, còn phát triển kinh tế mới thực sự phản ánh sự vận động của nền kinh tế về mặt chất. Phát triển còn bao hàm cả sự phát triển của con người về văn hóa xã hội, nâng cao dân trí, sự bình đẳng về chính trị. Như vậy, tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển. Muốn có sự phát triển thì quá trình đó phải đảm bảo tính cân đối, tính hiệu quả, phải kết hợp được tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Phát triển bền vững chính là quá trình đảm bảo cho sự phát triển được diễn ra liên tục.
1.2.3 Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững
Một là, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn lạc hậu sang cơ cấu kinh tế nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với năng xuất cao hơn, chất lượng, hiệu quả hơn.
Đây là nội dung cơ bản nhất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, có ý nghĩa chiến lược trước mắt cũng như lâu dài đối với quá trình cách mạng. Trước mắt nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả về lực lượng sản xuất, tiềm năng lớn trong nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân làm giàu và thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực, đồng thời còn là chìa khóa mở ra con đường phát triển nông thôn trong thời kỳ mới.
Kinh nghiệm về công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn của nhiều nước trên thế giới cho thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa là bước đi hết sức quan trọng, trong đó gắn phương thức truyền thống với phương pháp hiện đại, ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin để phát triển sản xuất, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghệ chế biến nông sản với công nghệ thích hợp, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Coi trọng công nghệ
24
chế biến là mắt xích quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để người lao động gắn với thị trường trong nước và ngoài nước. Nhờ phát triển của công nghệ chế biến, đưa sản phẩm tươi sống hoặc ở dạng thô, thành những sản phẩm hàng hóa dưới dạng sơ chế, tinh chế đem lại giá trị kinh tế ngày càng cao cho người lao động.
Nước ta đi lên CNXH từ một nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, muốn có nền kinh tế phát triển cao, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, ở nông thôn yêu cầu cấp bách cũng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới: nông nghiệp – công nghiệp và dịch vụ, bao gồm cả nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nói riêng và công nghiệp nông thôn nói chung, du lịch và các hoạt động dịch vụ khác.
Mục tiêu của sự chuyển dịch đó là nhằm khai thác nguồn tài nguyên to lớn về đất đai, rừng, biển, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn lao động rồi dào, ưu thế về địa lý sinh thái để tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh, từng bước đa dạng hóa kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống nông dân, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạo nguồn tích lũy và thị trường rộng lớn để đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Để thoát khỏi thế độc canh của nền nông nghiệp truyền thống, từng bước tiến tới một nền nông nghiệp hiện đại, cơ cấu nông nghiệp phải hướng vào tăng tỷ suất hàng hóa phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng cao năng suất và hiệu quả trên mỗi đơn vị diện tích và mỗi lao động. Đặc biệt chú trọng phát triển các vùng sản xuất có khối lượng hàng nông sản lớn, thực hiện chuyên canh kết hợp với đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa các ngành nghề ở nông thôn, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, hệ sinh thái và lợi thế so sánh của từng vùng, đi đối với mở rộng giao lưu trong nước và ngoài nước để tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân và các thành
25
phần kinh tế ở nông thôn. Ở nước ta, lực lượng lao động nông nghiệp chiếm